Một trong những đặc điểm dễ nhận biết khi trẻ sốt là ba mẹ sờ vào cơ thể con và thấy nóng hơn bình thường. Lúc này ba mẹ hãy dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ chính xác nhất của con. Bên cạnh đó, con có thể kèm theo những triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, ngủ nhiều và má con đỏ bùng. Ba mẹ có thể mắc sai lầm trong lúc chăm trẻ sốt cao 40 độ không hạ. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những sai lầm đó qua bài viết sau để chăm con tốt hơn.
Những sai lầm trong lúc chăm trẻ sốt cao
Dùng thuốc hạ sốt quá sớm
Khi con sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt điều này đã được bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi đặc biệt lưu ý. Ba mẹ hãy cho bé uống nhiều nước và mặc quần áo thoải mái.
Dùng quá nhiều thuốc động kinh
Trong quá trình sốt, trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng co giật khiến ba mẹ lo lắng và cho dùng thuốc động kinh. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ. Lúc này các bậc phụ huynh hãy bế trẻ theo chiều nghiêng và giữ đầu thẳng để tránh tình trạng sặc, giúp đờm và nước dãi dễ dàng chảy ra ngoài.

Uống thuốc xen kẽ các thuốc hạ sốt
Paracetamol và Ibuprofen là 2 loại thuốc có tác dụng hạ sốt tương đương nhau. Không được dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì rất dễ nhầm lẫn về thời gian uống tiếp theo và xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Lưu ý không đắp chăn cho trẻ và mở cừa sổ phòng để phòng được thông thoáng.
Tự chia liều nhét hậu môn
Khi bé không dùng được thuốc thì ba mẹ có thể nhét hậu môn. Vì đây là liều cố định, nên tuyệt đối ba mẹ không được bẻ hay dùng 2 – 3 viên cùng 1 lúc. Tuy nhiên, khi nhét thì cũng có nhược điểm là việc hấp thụ sẽ bị thất thường và nếu tồn tại phân trong trực tràng sẽ ít tác dụng.
Chườm lạnh và dán miệng hạ sốt
Việc sử dụng những tác nhân vật lý như chườm lạnh, bôi dầu trực tiếp hoặc dán miếng hạ sốt chỉ là biện pháp tạm thời và trẻ sẽ sốt lại sau khi đó. Ngoài ra, khi dùng miếng dán hoặc thoa dầu có thể làm hại cho trẻ. Ba mẹ hãy dùng khăn ấm lâu toàn bộ cơ thể cho trẻ đặc biệt là phần trán, bẹn và hốc nách.