Đi ngoài, sốt cao và nôn ở trẻ em là biểu hiện cho thấy con bạn đang có vấn đề về tiêu hóa. Cùng tìm hiểu xem đó là hiện tượng gì và xử lý ra sao trong bài viết dưới đây.
1/ Triệu chứng tiêu chảy
Để xác định liệu trẻ có đang bị tiêu chảy hay không, chú ý các dấu hiệu sau như:
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có màu vàng hoặc xanh, có thể có nhầy mủ, lẫn máu hoặc một phần thức ăn không tiêu hóa hết.
- Nôn ói.
- Bị sốt nhẹ đến sốt cao.
- Đau bụng, quấy khóc nhiều.
- Khó đi ngoài.
Bị tiêu chảy còn khiến trẻ mất nước với các biểu hiện như: người vật vã, bứt rứt hay trẻ nằm ngủ li bì, da thóp lõm (với trẻ bú mẹ), mắt trũng, môi khô, tiểu ít.
Tiêu chảy cần được điều trị kịp thời nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Cho nên khi thấy trẻ bị nôn ói, sốt và đi ngoài nhiều bố mẹ không nên chủ quan.

2/ Điều trị
Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, trẻ vẫn có sức chơi đùa, ăn uống được, bố mẹ không cần sử dụng thuốc cho trẻ. Lúc này việc bạn cần làm đó là:
Bổ sung nước: Với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường để bù lại năng lượng cũng như tăng sức đề kháng.
Dùng oresol bù điện giải: Cách sử dụng là cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml dung dịch sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ trên 2 tuổi, bạn cho uống từ 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài.
Nếu không có oresol sẵn bạn có thể pha nước muối đường với tỉ lệ muối đường nước là 1:1:8.
Cho trẻ ăn bình thường: Khi thấy trẻ nôn ói, đi ngoài nhiều, chán ăn, bố mẹ thường có tâm lý sợ trẻ nôn lần nữa nên không cho hoặc hạn chế cho trẻ ăn, điều này chỉ làm cho trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nên cho trẻ ăn uống đủ chất, nhất là tăng cường bổ sung trái cây, chất xơ trong mỗi bữa ăn, chia nhỏ thành nhiều bữa giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Khi trẻ sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc. Thế nhưng các thuốc như hạ sốt, kháng sinh hay men tiêu hóa trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng cho trẻ.
Tham khảo thêm: Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Bệnh Sốt Rét