Sốt cao co giật ở người lớn tuổi hoàn toàn có thể xảy ra nếu sốt không được kiểm soát. Mức độ nguy hiểm khi người lớn tuổi bị sốt cao như thế nào?
Sốt ở người cao tuổi
Người cao tuổi bị viêm họng, viêm mũi, xoang, cảm lạnh rất dễ bị sốt. Ngoài đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng gây sốt cao như viêm ruột, viêm đường mật cấp tính. Một số bệnh khác cũng gây sốt đó là ung thư, bệnh máu, bị gãy xương, bệnh nội tiết hay thậm chí không rõ nguyên nhân.
Sốt cao từ 39 đến 40 độ C nếu kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh hiện đang mắc tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mãn tính càng cẩn trọng hơn khi bị sốt.

Biến chứng dễ gặp nhất khi người cao tuổi bị sốt cao đó là ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, trường hợp nhẹ thì bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Còn nặng hơn dẫn đến lơ mơ, mê sảng, gây co giật. Tác động của sốt cao lên tim mạch thường gây hiện tượng mạch đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp đột ngột.
Người cao tuổi bị sốt cũng dễ buồn nôn, đau bụng, ăn kém, ăn uống khó chịu. Một số trường hợp bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông. Người bị sốt thường tiểu ít hơn bình thường do nước trong cơ thể được bài tiết qua mồ hôi, gây ảnh hưởng chức năng bài tiết của thận, nếu kéo dài có thể gây suy thận hoặc trụy tim rất nguy hiểm.
Ban đầu cần đánh giá xem liệu có bị sốt không. Tiến hành đo thân nhiệt để xác định xem có tăng hơn bình thường không. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân sức khỏe yếu, có phản xạ kém, thiếu vận động hoặc ăn uống khó, người suy kiệt… nếu có mắc bệnh nhiễm trùng nhưng nếu đo thân nhiệt không thấy tăng lên hoặc thậm chí còn thấp hơn 37 độ C. Do đó, nếu nghi ngờ bị sốt, tốt nhất người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám tổng quát, toàn diện mới có thể đánh giá đúng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị bệnh thích hợp.
Tham khảo thêm: Sốt Cao Co Giật Ở Người Lớn Và Những Điều Cần Biết