ốt là hiện tượng thân nhiệt ở cơ thể tăng cao hơn giới hạn bình thường đối. Vậy sốt 40 độ phải làm sao? Sốt bao nhiêu độ là cao? Khi nào cần nhập viện? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Thân nhiệt bao nhiêu thì được xem là sốt?
Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng trên cơ thể con người thường sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là bị sốt (nhiệt độ ở hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao khoảng từ 38 độ C có thể sẽ được xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, ở một số trường hợp khác không phải sốt nhưng cũng có thể khiến thân nhiệt tăng cao như:
- Người lớn hoạt động liên tục ở cường độ cao, trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Trẻ em năng động, đùa nghịch, vui chơi quá nhiều.
- Do tác dụng phụ của một số loại tiêm chủng hoặc các loại thuốc kháng sinh mạnh.
Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết cơn sốt:
- Cảm thấy có thể rét, làn da sởn lạnh mặc dù thời tiết ngoài trời đang nắng nóng, oi bức.
- Có dấu hiệu có thể mất nước và luôn cần phải uống thêm nhiều nước.
- Mệt mỏi hoặc cảm thấy đau nhức cơ.
- Làn da có thể ửng đỏ, cảm thấy nóng ran
- Đôi lúc xuất hiện những cơn co giật bất ngờ, đặc biệt là sốt ở trẻ em.
Nếu bé bị sốt cao từ 39 độ C trở lên
Nếu thấy bé bị sốt 39 độ là bạn nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng (đặc biệt với độ tuổi và cân nặng trẻ em) và khoảng cách 4 – 6 giờ giữa hai lần uống thuốc thường được bác sĩ khuyến cáo hoặc được ghi trong hướng dẫn sử dụng. Trường hợp bệnh nhi bị buồn nôn, ói mửa, hay không uống được thuốc thì bé có thể dùng viên thuốc đạn, nhét vào vùng hậu môn cho trẻ.
Bé nên uống nhiều nước để tránh nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt bú mẹ thì cần bổ sung cho bú nhiều hơn. Có thể bù nước và điện giải bằng nước Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Cho bé ăn uống bình thường, ưu tiên các loại thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… và các loại nước trái cây, nhiều loại vitamin C như cam, chanh,…
Tham khảo thêm bài viết: Khi Trẻ Sốt 40 Độ Phải Làm Sao Cho Nhanh Hết