Sốt 38,5 độ ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây ra, vậy nếu muốn xác định xem liệu bé có bị sốt xuất huyết hay không cần xét thêm yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới.
Biểu hiện của sốt xuất huyết
Bé thường sốt cao đột ngột và ngay trước đó không có dấu hiệu gì đặc biệt. Sốt có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày với các biểu hiện như sau:
Đỏ mặt, da xung huyết
Đau đầu, đau nhức cơ, toàn thân mệt mỏi
Ngoài ra một số trường hợp có thể bị viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

Bé sơ sinh sốt xuất huyết có thể bị ho sổ mũi hoặc tiêu chảy.
Nhìn chung những dấu hiệu ban đâu rất dễ bị nhầm lẫn với sốt virus.
Giai đoạn tiếp theo là xuất huyết. Da trẻ xuất hiện các chấm xuất huyết (ban đỏ dưới da), tập trung nhiều ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng hoặc chảy máu trong như máu mũi, chảy máu răng, đi ngoài ra máu.
Qua đến ngày 3 – 7 của bệnh, trẻ hạ sốt dần dần, tuy nhiên đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh bố mẹ không nên chủ quan. Lúc này trẻ có các dấu hiệu như lừ đừ, mệt lả, nôn nhiều, gan to. Thậm chí bệnh nặng hơn có thể khiến chân tay lạnh, mạch đập nhanh, không đo được huyết áp.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Muỗi là vật trung gian gây bệnh, do đó mỗi gia đình nên tích cực dọn dẹp nhà ở để ngăn muỗi sinh sản như: Đậy kín nắp lu, khạp chứa nước ngăn cho muỗi không đẻ trứng.
Không để khu vực sinh sống có nhiều nước đọng.
Các vật dụng như chai lọ, mảnh vụn, ống bơ, vỏ dừa, lá khô… cần được thu gom và dọn dẹp thường xuyên để cho môi trường luôn sạch. Úp các dụng cụ chứa nước mỗi khi không dùng đến.
Phòng sốt xuất huyết cho bé và cả gia đình bằng cách:
Mặc quần áo dài tay nhất là thời điểm bùng dịch vào mùa mưa.
Luôn giăng màn mỗi khi ngủ
Sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi như bình xịt, đốt hương muỗi, vợt điện…
Dùng rèm kín che cửa sổ.
Bé bị sốt xuất huyết nên cho nằm màn liên tục, để hạn chế muỗi đốt thêm làm bệnh trầm trọng.
Đọc thêm: Sốt 38,5 độ ở trẻ em: Cách điều trị sốt xuất huyết