Đứng trước nhu cầu tiêu thụ bao bì giấy trong nước, nhà máy Lee & Man tăng cường các hoạt động sản xuất bên cạnh không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ.
Tiềm năng tăng trưởng cho ngành giấy
Các doanh nghiệp FDI có thế mạnh trong sản xuất bao bì giấy. Điển hình có thể kể đến như công ty giấy Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.
Thế mạnh của nhà máy giấy Lee & Man là sản xuất các loại giấy bao bì chất lượng cao như như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, có thể nói đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có khả năng sản xuất loại sản phẩm này.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì giấy ngày càng tăng, các nhà máy giấy có thế mạnh cần tập trung khai thác hết năng lực sản xuất hoặc có thể tính đến phương án nâng công suất. Mặt khác, trong Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18/11/2014 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, Bộ Công Thương đưa ra chỉ tiêu sản lượng giấy bao bì trong năm 2025 là 6,035 triệu tấn, gấp đôi so với năm 2019.
Công ty giấy Lee & Man từ khi đến thị trường Việt Nam, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Nhờ có sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp này là rất lớn. Nếu nâng công suất, Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy.
Ngoài ra, việc tăng năng lực sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
