Trong lịch sử, con người từng phải đối mặt với cuộc “ khủng hoảng nguyên liệu giấy” khi nhu cầu sử dụng giấy tăng lên nhưng số lượng sợi bông không đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên việc tái chế rác trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất giấy như nhà máy giấy Lee & Man.
Ưu tiên nguồn nguyên liệu giấy tái chế
Theo các chuyên gia, tái chế một tấn giấy tiết kiệm được 24 cây nguyên liệu, 40.000 lít nước, 4.000 kW giờ điện, 900 gam CO2…, giảm nạn phá rừng để lấy nguyên liệu, giảm đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, giấy phế liệu hiện mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy. Trong khi đó, việc phân loại phế liệu ở nước ta chưa được thực hiện chặt chẽ, hoạt động thu gom phế liệu còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến.
Đơn cử, Công ty Giấy Lee & Man (tại tỉnh Hậu Giang) là một doanh nghiệp sản xuất giấy với chủ trương sử dụng 90% nguyên liệu là giấy tái chế, có năng lực tái chế tốt, hệ thống công nghệ hiện đại. Tuy vậy, lượng giấy tái chế trong nước không đủ cung ứng, buộc họ phải nhập khẩu.
Mặt khác, cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực tái chế tốt với kỹ thuật tiên tiến, hoạt động hiệu quả. Được biết, Nhà máy Lee & Man đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm. Mức độ tự động hoá cao của nhà máy cho phép nhà máy Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp đối với một đơn vị sản xuất giấy bao bì.Điều đáng nói là, dù nguyên liệu đầu vào là giấy phế liệu, nhưng thành phẩm của nhà máy giấy Lee & Man đưa ra thị trường lại là giấy bao bì cao cấp, đủ chất lượng xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, khi lâu nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu giấy tissue thành phẩm cho thị trường dễ tính và gia công cho một số thị trường khác.
