Khi trẻ sốt cao nên làm những gì để cho bé nhanh khỏi tại nhà? Dưới đây là các hướng dẫn dành cho bố mẹ khi chăm sóc bé bị cúm A.
Cách chăm sóc trẻ bị cúm A
Cho bé cách ly tại phòng riêng biệt, thoáng gió ít nhất 7 ngày. Nếu ra ngoài phải mang thêm khẩu trang.
Không để trẻ tiếp xúc nhiều người, người chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay, và các vật dụng cá nhân của trẻ thật kỹ.
Dùng dung dịch nước muối sinh lý rửa mũi và súc họng cho bé.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng như cân nặng. Ngoài ra các thuốc giảm ho, kháng sinh, tăng cường vitamin cho trẻ chỉ sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc theo dõi thân nhiệt, bố mẹ nên chú ý các dấu hiệu khác như màu sắc của da, tình trạng nhịp thở, khả năng ăn uống của trẻ… Một khi có biểu hiện bất thường hãy đưa bé đi khám ngay.
Cúm A làm bé bị sốt, viêm họng, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ… làm trẻ mệt mỏi chán ăn, ăn ít lại. Khi bị bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng để phục hồi sức khỏe cho bé.

Mẹ nên cho bé sơ sinh bị cúm bú nhiều cữ nhỏ để trẻ thấy dễ chịu.
Với những trẻ lớn hơn có thể ăn được thì cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
Đảm bảo dinh dưỡng có 4 nhóm chất cơ bản đó là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Cho bé ăn nhiều thực phẩm có nhiều đạm nhằm thêm năng lượng và tăng cường đề kháng, giảm triệu chứng nhanh hơn. Đó là các thực phẩm như thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa ít béo…
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi bằng nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu… tăng cường vitamin và chất xơ, nhất là vitamin C.
Bên cạnh đó cho trẻ uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, nước canh, súp… để bù nước do sốt và cho trẻ bớt mệt mỏi hơn.
Không ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa. Bạn nên chia bữa ăn nhỏ thành 5-6 bữa trong ngày để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn.
Đọc thêm: Phụ huynh nên làm gì khi trẻ sốt cao?