Sau thời gian đình trệ vì xảy ra một cuộc đại dịch bệnh tại Trung Quốc và trên thế giới, ngành công nghiệp cũng bắt đầu có sự tiến triển trở lại, nhất là ngành bao bì giấy mà tiêu biểu là công ty giấy Lee & Man.
Tăng giá thành nguyên liệu và sản phẩm
Theo một số báo cáo của Trung Quốc, dự báo sẽ thiếu hụt nghiêm trọng giấy thu hồi (RCP) làm nguyên liệu sản xuất bao bì giấy khi trong nước không được thu gom, các trạm ép đóng cửa và thiếu phương tiện vận chuyển do thiếu tài xế, cùng với việc khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh lây lan của chính phủ, trong khi hàng nhập khẩu cũng bị ứ đọng tại các cảng biển do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đồng thời, chi phí vận chuyển nội địa tăng cao hơn hai lần so với thời điểm trước nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các nhà máy giấy.
Nhà máy giấy Lee & Man có vốn đầu tư từ nước ngoài (thuộc tập đoàn Lee & Man), chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy sinh hoạt với số lượng lớn nhằm xuất khẩu. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của nhà máy giấy này, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.
Hienj này, giá nguyên liệu ở Trung Quốc đang tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, không có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản phẩm giấy. Tình trạng thiếu hụt giấy thành phẩm, đẩy giá cả lên cao tại thị trường Trung Quốc dự báo sẽ kéo dài, có thể tới tháng 06/2020.
Hơn nữa, nguồn giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu thêm chi phí khoảng 30 USD/tấn, do phải trả thêm phụ phí cao điểm dao động khoảng 250 USD/cont và phí trả container rỗng khoảng 500 USD/cont.
Đây cũng là cơ hội cho công ty giấy Lee & Man khi nhu cầu nhập khẩu giấy, đặc biệt là giấy bao bì của Trung Quốc sẽ tăng nhanh. Chưa kể tại Nhật Bản và Hàn Quốc, tình hình dịch bệnh chưa được khống chế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường giấy quốc tế, nhất là với các nước Asean trong đó có Việt Nam. Trong tuần qua, đã có nhiều đơn đặt hàng mua giấy xuất đi Trung Quốc với giá tăng thêm 20 – 30 USD/tấn so với giá trước tết.
Giá giấy có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 20 – 30 ngày tới, khi thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi sau dịch. Thời điểm mà cuộc khủng hoảng nguyên liệu ở Trung Quốc sẽ bộc lộ rõ nhất trong tháng 3 và dự kiến có thể kéo dài hơn nữa.
