Rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biến vào mùa hè. Độ ẩm cao cùng thời tiết nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hình thành rôm sảy. Nắng nóng cũng khiến bé đổ nhiều mồ hôi hơn, bã nhờn và các chất bụi bẩn bám vào cơ thể làm bít tuyến mồ hôi khiến bé nổi rôm sảy.
1. Nguyên nhân bé bị rôm sảy
Rôm sảy thường xuất hiện ở những vị trí như ngực, cổ, lưng của bé với các biểu hiện như nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé. Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi, nhưng cũng có một số trường hợp nặng do bé gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của bé.
Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do sự tắc nghẽn của tuyến mồ hôi, bởi tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra ngoài. Hiện tượng này thường gặp trong thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi cũng là do chế độ chăm sóc hay cách tắm cho trẻ sơ sinh không đúng cách. Cụ thể như mặc quần áo quá chật gây bí bách hoặc vệ sinh không sạch sẽ.
2. Những lưu ý khi tắm bé bị rôm sảy
Chọn đúng sản phẩm sữa tắm bị rôm sảy cho bé là ba mẹ đã thành công đến 90% trong chặng đường chinh phục làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi bé bị rôm sảy:
– Nếu con bị rôm sảy quá lâu không khỏi, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có lời khuyên chính xác và cách điều trị phù hợp.
– Tương tự như khi chọn các loại sữa tắm chuyên trị rôm sảy cho con, tất cả các sản phẩm khác từ nước giặt đến nước rửa bình sữa,… đều phải chọn thành phần an toàn, dịu nhẹ và lành tính để tránh gây kích ứng lên làn da mỏng manh của con.
– Giữ phòng của bé luôn khô thoáng, mát mẻ và sạch sẽ để hạn chế đổ mồ hôi, giúp con yêu vui vẻ và thoải mái.
– Sau khi tắm với sữa tắm, ba mẹ nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa sạch lượng sữa tắm có thể còn đọng lại trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn. Rồi dùng khăn mềm lau khô người con.