Hiện nay, Lee & Man có nhu cầu lớn về nhập khẩu giấy phế liệu, thế nhưng quy định hiện tại đang hạn chế điều này. Mặc dù có vai trò trọng yếu trong phát triển công nghiệp giấy, nhưng nguyên liệu giấy tái chế và việc nhập khẩu nguyên liệu này hiện nay còn gặp nhiều thách thức cho công ty Lee & Man.
Nhu cầu lớn giấy phế liệu
Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường.
Công ty giấy Lee & Man cho biết, nhiều nhóm phế liệu giấy như giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế, nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng cho các nhà máy giấy (nhà máy Lee & Man), gây nên những phản ứng dây chuyền tới chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu…
Để có thể tạo điều kiện cho ngành Giấy phát triển trong điều kiện quản lý hiệu quả các hoạt động nhập khẩu phế liệu, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI), Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để có thể xây dựng được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài như doanh nghiệp giấy Lee & Man.
Nhu cầu sử dụng giấy bao bì cho mục đích tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, khoảng 15%/năm, là con số cao nhất trong các loại giấy. Chính vì vậy, nếu loại giấy phế liệu hỗn hợp ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ gây ra tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì, tiêu biểu là thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chí phí sản xuất tăng, hiệu quả kinh doanh giảm thậm chí thua lỗ. Ông Phạm Đình Thưởng – Chuyên gia phân tích chính sách cho biết: “Theo số liệu của 6 tháng đầu năm 2018 thì số lượng giấy hỗn hợp trên tổng số giấy phế liệu nhập khẩu chiếm 37%. Năm 2018 dự kiến các doanh nghiệp nhập khoảng 2 triệu tấn, nếu như thế thì thiệt hại rơi vào khoảng 37 triệu USD.”
