Thực tế, ngành giấy tại Việt Nam hiện đang tăng trưởng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác (trồng, khai thác gỗ rừng trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc…đồng hành, phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất…
“Ngành sản xuất giấy là ngành công nghiệp xanh”. Các công ty sản xuất đều phải đối mặt với vấn đề môi trường, bao gồm kiểm soát nước, không khí, tiếng ồn để tránh làm ảnh hưởng đến môi sinh. Vì thế các công ty sản xuất bao bì giấy càng cần chú trọng hơn trong việc sử dụng và gìn giữ môi trường.
Tạo cho sinh viên tham quan, học hỏi
Về phía giáo dục, các sinh viên trong ngành môi trường cần sớm tiếp cận với các công nghệ kiểm soát, xử lý thải hiện đại cũng như công nghệ sản xuất tiết kiệm nguyên, nhiên liệu thực tế tại các nhà máy để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc.
Việc nhà máy giấy Lee & Man tổ chức tham quan thực tế cho sinh viên chính là cơ hội để trau dồi thêm kiến thức thực tiễn. Việc này vừa giúp doanh nghiệp nhận thức và chỉnh sửa những thiếu sót từ góc nhìn trẻ, vừa góp phần đầu tư vào tương lai môi trường sống bằng hành động tiếp đón những kỹ sư môi trường tương lai. Với nhóm ngành môi trường, những chuyến tham quan này giúp sinh viên hiểu thêm về dây chuyền sản xuất, công nghệ xử lý thải.
Từ thực tế trên, gần 200 sinh viên ngành môi trường từ hai trường ĐH Tài nguyên & Môi trường và ĐH Hoa Sen đã đến tham quan nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang.
PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn (Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM) cho biết: “Là người trực tiếp tham gia đào tạo các kỹ sư môi trường tương lai tại một số trường ĐH, tôi nhận thấy việc tham quan các công trình xử lý môi trường tại các công ty là cơ hội rất tốt giúp sinh viên học hỏi thêm theo phương châm “kiến thức phải gắn liền với thực tiễn”. Mang tinh thần chào đón, công ty Lee & Man nhận được phản hồi tích cực từ phía nhà trường lẫn sinh viên sau những đợt tham quan.
