Công Ty Giấy Lee & Man: Thế Mạnh Doanh Nghiệp FDI

Công Ty Giấy Lee & Man: Thế Mạnh Doanh Nghiệp FDI - 1

Công ty giấy Lee & Man có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước bởi được cung cấp nguồn vốn đầu tư lớn, dây chuyền thiết bị hiện đại.

Doanh nghiệp nội yếu thế

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng đều, tuy nhiên cơ cấu ngành giấy còn khá nhiều bất cập. Với giấy in và viết, năng lực sản xuất không tăng, sản xuất đã đạt 97% năng lực, nhưng vẫn phải nhập khẩu tới 483.000 tấn (chủ yếu là giấy in và giấy photocopy chất lượng cao), gấp gần 1,5 lần năng lực sản xuất hiện tại và nhu cầu vẫn tăng trưởng với mức 3%/năm. Do đó nếu các doanh nghiệp giấy không nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, nhiều năm tới ngành giấy còn phải nhập khẩu nhiều những mặt hàng có nhu cầu cao như giấy A4 photocopy chất lượng cao, giấy in báo, giấy lót tráng nhôm, giấy sản xuất bát và cốc…

Về những khó khăn của ngành, ông Hoàng Trung Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) – cho biết, ngành giấy không được bảo hộ do hầu hết thuế nhập khẩu các loại giấy là 0%, trong khi Trung Quốc hiện vẫn duy trì thuế suất nhập khẩu 7% với hầu hết các loại giấy. Thị trường nguyên liệu giấy thu hồi (phế liệu) lệ thuộc nhiều vào tình hình và chính sách của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam tăng rất nhanh trong 2 năm (2017, 2018) và hiện chiếm gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam. Công ty Lee & Man là một ví dụ điển hình. Hiện nay, Lee & Man được xem là một trong những nhà máy giấy có quy mô lớn nhất cả nước. Dự kiến đến năm 2022, khi các dự án đã được cấp phép đi vào hoạt động, sản lượng của các doanh nghiệp FDI sẽ chiếm trên 60% sản lượng cả nước. Đây chính là sức ép to lớn đối với doanh nghiệp trong nước.

Để các nhà máy giấy trong nước có sức bật cạnh tranh với các nhà máy “ngoại” như nhà máy Lee & Man, Cục Công nghiệp đề xuất giải pháp, trọng tâm là xây dựng chính sách để khuyến khích thu gom giấy loại trong nước, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu giấy loại. Tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ về vốn đầu tư, thông tin truyền thông về thực tế sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường đối với các dự án sản xuất giấy bao bì nói chung và sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu OCC (giấy thùng carton cũ) nói riêng. Bên cạnh đó, cần xem nền công nghiệp giấy là ngành công nghiệp tuần hoàn, có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu phế liệu, tái chế… cần có chính sách thu gom hợp lý cho các nguồn giấy này.

Công Ty Giấy Lee & Man: Thế Mạnh Doanh Nghiệp FDI - 2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *