Lee & Man: Ngành Sản Xuất Giấy Có Thêm Nguồn Nguyên Liệu Mới

Ngành Công nghiệp không phải là ngành trọng yếu nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhưng thực tế ngoài những đại diện tiêu biểu của Ngành như bột giấy, giấy in, viết, tissue… trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giấy giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất như Lee & Man.

Sáng kiến mới cho ngành giấy Việt Nam

Ngành Giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục, sản xuất, nghiên cứu… Tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200 – 250kg/người/năm.

Khảo sát gần đây cho thấy giấy bao bì, tissue đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, giấy báo suy giảm sâu, giấy in viết giảm nhẹ; bột giấy chiếm tỷ trọng hơn 40%, giấy tái chế chiếm gần 60%. Vì thế doanh nghiệp giấy không ngừng tìm kiếm ra nguồn nguyên liệu mới cho ngành sản xuất giấy, phải kể đến là nguyên hiệu rơm. Nhà máy giấy Lee & Man trực thuộc công ty giấy Lee & Man cũng tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung cho mình.

Hiện nay Việt Nam có 4 triệu ha đất trồng lúa, sản phẩm chính thu được là gạo. Bên canh đó, rơm rạ bị xem là phế phẩm không được sử dụng, đốt đi lại gây ô nhiễm môi trường. Số rơm rạ thải ra môi trường hàng năm ước tính lên tới 76 triệu tấn. Xuất phát từ thực tế đó, ông Nguyễn Phúc Thanh, 79 tuổi, ở Hà Nội đã nảy sinh ý tưởng sản xuất giấy từ bèo tây. Vốn là người có lòng say mê nghiên cứu nên khi nhận thấy sản xuất giấy từ bèo tây năng suất thấp nên ông đã nghĩ ra phương án sản xuất bột giấy từ rơm rạ.

Ông Thanh cho biết, bản chất kỹ thuật của phương pháp này căn cứ vào cấu tử chính của tế bào thực vật tồn tại dưới dạng tổ hợp chất phức tạp, trong đó các chất hóa học xâm nhập vào nhau bằng liên kết hóa học và liên kết hydro.

Các hóa chất và Natri Hydro, Axit Clohydric được dùng trong giai đoạn nghiền thô để làm phân rã tổ hợp vào các tế bào rơm rạ và phân chia đại phân tử ligin thành phần nhỏ có thể hòa tan được vào dung môi. Còn trong công đoạn làm trắng bột giấy, các hóa chất khác như canxi hydroxit và hydroperoxit sử dụng kết hợp với các chất màu và ligin trong rơm rạ, ngăn không cho các phân tử ligin kết hợp lại với nhau đồng thời làm trắng bột giấy. Vậy thì các công ty sản xuất bao bì giấy sẽ có thêm nhiều nguồn nguyên liệu mới.

Lee & Man: Ngành Sản Xuất Giấy Có Thêm Nguồn Nguyên Liệu Mới - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Điểm Sáng Ngành Giấy Bao Bì

Là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất bao bì, nhà máy giấy Lee & Man hội tụ đủ điều kiện về công nghệ, nguồn vốn đầu tư để trở thành thương hiệu lớn trong ngành giấy.

Nhu cầu của giấy bao bì

Doanh nghiệp trong nước đa phần sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ. Nếu xét về tiềm lực, các doanh nghiệp FDI có lợi thế hơn với nguồn vốn lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản lượng trung bình trên 400.000 tấn/năm như Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm). Đây là một trong những doanh nghiệp giấy có thể sản xuất loại giấy Whitetopliner với sản lượng trung bình hơn 100.000 tấn/năm, chiếm gần 25% tổng sản lượng giấy bao bì của toàn nhà máy.

Theo VPPA, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng giấy bao bì dự báo tăng trưởng 14 -18% năm. Tuy nhiên, phân khúc giấy bao bì cao cấp (tráng phủ) là “khoảng trống” mà ngành giấy cần lắp đầy, thay vì chỉ tập trung vào sản xuất các loại giấy bao bì thông thường. Ngoài ra, với bất cứ sản phẩm nào, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư chất lượng nếu muốn cạnh tranh với giấy ngoại nhập. Trong đó, Lee & Man với năng lực và thế mạnh trong việc sản xuất giấy tráng phủ cao cấp Whitetopliner, sẽ có nhiều tiềm năng giúp ngành giấy trong nước giải đáp bài toán về nhu cầu.

Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại của nhà máy Lee & Man cho phép sản xuất sản phẩm có bề mặt láng mịn, độ đồng đều 3 lớp cao, giúp bao bì có thể in ấn những hình ảnh sắc nét, nhiều màu sắc, chi tiết, góp phần giảm chi phí mực in xuống tới 50%. Mặt khác, so với các sản phẩm giấy trong nước, giấy bao bì của Lee & Man có độ chống thấm rất cao.

Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng là sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp. Với tổng số đầu tư 650 triệu đô-la của công ty giấy Lee & Man để hiện đại hoá quy trình sản xuất cho nhà máy đặt tại Hậu Giang.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Điểm Sáng Ngành Giấy Bao Bì - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Nỗi Lo Khủng Hoảng Nguyên Liệu

Ngành sản xuất giấy bị khủng hoảng nguyên liệu chậm hơn các ngành công nghiệp khác, do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến dịch kéo dài và bất trắc tại những thị trường nguyên liệu chính đã khiến nhiều nhà máy giấy lao đao, có nguy cơ đóng. Nhà máy giấy Lee & Man tuy là có tiềm lực vững vàng nhưng cũng gặp không ít khó khăn trước tình hình này.

Khủng hoảng giấy phế liệu

Tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp sản xuất bao bì (công ty Lee & Man) đang rất khan hiếm nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ, do đó phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài với giá cao (do các phế liệu nhập này đã được phân loại trước khi đóng kiện nhập về Việt Nam). Từ đó, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, giảm tính cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Hiện nay, nhiều công ty giấy và ngành nhựa đang rất mong nhà nước sớm triển khai quy hoạch ngành công nghiệp tái chế nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cho đến nay vẫn chưa có công ty chuyên kinh doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra kiểu tự phát. Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan do chưa có chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Một yêu cầu khó đáp ứng khác, đó là những người thu mua ve chai, đồng nát phải có hóa đơn thì doanh nghiệp mua gom giấy phế thải mới được khấu trừ thuế đầu vào. Công ty sản xuất bao bì giấy kiến nghị đã nhiều năm vẫn chưa được tháo gỡ.

Nếu dùng giấy loại, doanh nghiệp sản xuất giấy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất rất lớn để hạ giá thành sản phẩm. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy nguyên chất vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Hiện nhà máy Lee & Man đang chuyển hướng sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế nhiều hơn.

Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại lại có tác động bảo vệ môi trường. Sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên thủy (Theo Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). Bởi vậy, hiệu quả từ việc sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy là vô cùng lớn so với việc chế biến giấy từ cây nguyên liệu. Chính vì vậy đối với giai đoạn hiện nay việc sử dụng giấy thu hồi được coi là vấn đề sống còn của các công ty ngành sản xuất giấy.

Các doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài như công ty Lee & Man, phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng.

Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ, đào tạo, nghiên cứu thị trường, thuế…và tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Nỗi Lo Khủng Hoảng Nguyên Liệu - 2

Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy Đối Mặt Với Khó Khăn Ngành Giấy

Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2020 nhìn chung rơi vào trạng thái ảm đạm, lao dốc. Doanh nghiệp sản xuất giấy hứng chịu không ít tác động từ dịch bệnh, hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Sự biến chuyển của ngành giấy

Việc các quốc gia đóng cửa đường biên, thực hiện lệnh giới nghiêm, lệch cách ly xã hội trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất, thương mại, du lịch, năng lực logistics… Đây cũng chính là những yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành sản xuất giấy Việt Nam cũng như các doanh nghiệp giấy. 

Nửa đầu năm nay, tâm dịch nằm ở các quốc gia và khu vực là trọng tâm về kinh tế của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Đức, Canada, Trung Quốc…, đây cũng là các khu vực có nguồn cung, cầu chính về nguyên liệu sản xuất, vật tư, hoá chất, thiết bị, công nghệ, năng lực logistics, sản phẩm của ngành công nghiệp giấy. Các công ty giấy trong nước phụ thuộc khá nhiều về các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Từ cuối tháng 5, làn sóng tâm dịch COVID-19 lại bùng phát mạnh ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và trong top đông dân số của thế giới như Brazil, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Indonesia và một số quốc gia ở Trung Đông, Mỹ Latin.

Công ty giấy Lee & Man có nhiều nhân viên người Trung Quốc, do đó đã phải thực hiện việc kiểm tra, cách ly theo quy định để phòng dịch. Nhà máy Lee & Man cũng đã tạm ngưng sản xuất theo chi thị chống dịch bệnh. Những điểm sáng về công tác phòng chống dịch và dập dịch, dấu hiệu phục hồi của kinh tế nói chung và của ngành giấy nói riêng được thể hiện qua những con số khả quan của ngành giấy trong 5 tháng đầu năm 2020. 

Hiện nay nhà máy giấy Lee & Man bắt đầu hoạt động trở lại. Sản xuất giấy ước tính đạt sản lượng 1,85 triệu tấn, tăng trưởng 7,8%; xuất khẩu giấy đạt 656,9 nghìn tấn, tăng trưởng 97,4%; nhập khẩu giấy đạt 853,1 nghìn tấn, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2019. Trong đó giấy bao bì và giấy tissue tăng trưởng cả về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu; còn giấy in, giấy viết, giấy in báo giảm mạnh.

Nhưng thách thức lớn nhất lại về lượng tiêu thụ, ước tính đạt 2,05 triệu tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, ngoại trừ giấy tissue và giấy đặc biệt tăng trưởng, còn lại các loại giấy quan trọng khác như giấy bao bì, giấy in, giấy viết, giấy in báo giảm mạnh.

Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy Đối Mặt Với Khó Khăn Ngành Giấy - 2

Thử Thách Nhà Máy Giấy Lee & Man Trong Ngành Bao Bì Giấy

Hàng hóa phải trải qua một chặng đường khá dài để đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở thị trường mục tiêu. Vì vậy, ngành bao bì giấy đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nhà máy giấy Lee & Man cũng vậy.

Thử thách công nghệ trong ngành bao bì giấy

Công ty Lee & Man là một trong những doanh nghiệp lớn về sản xuất giấy bao bì. Có thể nói, nhờ nguồn vốn đầu tư mạnh từ tập đoàn mẹ ở Hong Kong, nhà máy Lee & Man được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.  

Các doanh nghiệp ngành giấy vừa và nhỏ đang chịu sức ép cực lớn về cắt giảm chi phí, cải thiện năng suất và khả năng tự chủ trong in ấn bao bì cũng như phục vụ cho nhu cầu số hóa. Chính vì thế họ đang chọn đến các giải pháp in ấn bao bì kỹ thuật số có thể in ngay tại chỗ, trả thành phẩm nhanh chóng để tiết giảm chi phí.

Hiện nay, nhà máy HP Inc. và ePac Flexible đã ghi nhận kỷ lục mới về số lượng máy in kỹ thuật số HP Indigo 20000 được vận hành trên toàn cầu vào đầu năm nay. Thành tích này đạt được nhờ lượng khách hàng tăng gấp đôi vào năm trước cũng như do nhu cầu thị trường liên tục gia tăng. 

Ngoài ra, tương tự các doanh nghiệp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, công ty sản xuất bao bì giấy vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chịu sức ép cực lớn về cắt giảm chi phí, cải thiện năng suất và khả năng tự chủ trong in ấn bao bì cũng như phục vụ cho nhu cầu số hóa.

Hiện tại, các công ty ngành sản xuất giấy trong nước nhìn chung vẫn chưa đủ tiềm lực để chạy đua công nghệ so với các đối thủ FDI trong ngành. Áp lực cạnh tranh là vô cùng lớn đặt ra vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ về vốn cũng như những ưu đãi, chính sách làm giảm bớt các khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Thử Thách Nhà Máy Giấy Lee & Man Trong Ngành Bao Bì Giấy - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Bí Quyết Để Phát Triển Bền Vững

Trước vô vàn khó khăn, nhà máy giấy Lee & Man là một trong số ít doanh nghiệp giấy đủ điều kiện để phát triển bền vững trong thị trường ngành giấy Việt Nam.

Công nghệ là chìa khóa chủ chốt

Tính đến tháng 1/2020, theo ước tính, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong danh sách các doanh nghiệp PTBV do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm, những doanh nghiệp FDI như Coca-cola, Heineken, Unilever, công ty Lee & Man… luôn chiếm những vị trí dẫn đầu. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế PTBV nhờ tiềm lực tài chính mạnh, sở hữu các dự án đầu tư toàn cầu chiến lược đầu tư bài bản, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường rộng, công nghệ hiện đại.

Lấy ví dụ ngành sản xuất giấy, giấy bao bì là sản phẩm chiếm gần 50% tổng tiêu thụ toàn ngành sản xuất giấy nhưng rất ít doanh nghiệp trong nước sản xuất được. Trong đó, công ty giấy Lee & Man là 1 trong số ít công ty sản xuất bao bì giấy FDI quy mô lớn có thể mạnh sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế.

Cái nhìn về thị trường Việt Nam

Yếu tố đầu tiên doanh nghiệp sản xuất giấy nước ngoài xem xét khi chuyển đến Việt Nam đầu tư là liệu có thể sản xuất sản phẩm mong muốn của mình ở đó không. Ở Trung Quốc, dễ dàng để tìm một công ty sản xuất cho bất kỳ loại sản phẩm nào. Và không chỉ một, Trung Quốc có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm nhà sản xuất với năng lực và kinh nghiệm như nhau.

Việt Nam chưa có mức độ đa dạng trong sản xuất như Trung Quốc, nhưng ngành sản xuất Việt Nam thì hơn hẳn Bangladesh và Campuchia. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm máy móc, hàng may mặc và dệt may, giày dép và mũ nón, thực phẩm, đồ uống và kim loại, giấy và bao bì giấy…

Tuy nhiên, một trong nhiều yếu tố để doanh nghiệp nước ngoài cân nhắc là chất lượng lao động của Việt Nam với mặt hàng sản xuất cần sự tinh vi, đòi hỏi mức độ chính xác kỹ thuật cao như các bộ phận hàng không vũ trụ, linh kiện máy bay… Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp giấy.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Bí Quyết Để Phát Triển Bền Vững - 2

Nhìn Lại Hiện Trạng Của Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy Đầu Năm 2020

Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2020 nhìn chung rơi vào trạng thái ảm đạm, lao dốc. Doanh nghiệp sản xuất giấy hứng chịu không ít tác động từ dịch bệnh, hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Nhiều sự biến đổi

Nửa đầu năm nay, tâm dịch nằm ở các quốc gia và khu vực là trọng tâm về kinh tế của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Đức, Canada, Trung Quốc…, đây cũng là các khu vực có nguồn cung, cầu chính về nguyên liệu sản xuất, vật tư, hoá chất, thiết bị, công nghệ, năng lực logistics, sản phẩm của ngành công nghiệp giấy. Các công ty giấy trong nước phụ thuộc khá nhiều về các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Từ cuối tháng 5, làn sóng tâm dịch COVID-19 lại bùng phát mạnh ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và trong top đông dân số của thế giới như Brazil, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Indonesia và một số quốc gia ở Trung Đông, Mỹ Latin.

Việc các quốc gia đóng cửa đường biên, thực hiện lệnh giới nghiêm, lệch cách ly xã hội trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất, thương mại, du lịch, năng lực logistics… Đây cũng chính là những yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành sản xuất giấy Việt Nam cũng như các doanh nghiệp giấy. 

Công ty giấy Lee & Man có nhiều nhân viên người Trung Quốc, do đó đã phải thực hiện việc kiểm tra, cách ly theo quy định để phòng dịch. Nhà máy Lee & Man cũng đã tạm ngưng sản xuất theo chi thị chống dịch bệnh. Những điểm sáng về công tác phòng chống dịch và dập dịch, dấu hiệu phục hồi của kinh tế nói chung và của ngành giấy nói riêng được thể hiện qua những con số khả quan của ngành giấy trong 5 tháng đầu năm 2020. Hiện nay nhà máy giấy Lee & Man bắt đầu hoạt động trở lại. Sản xuất giấy ước tính đạt sản lượng 1,85 triệu tấn, tăng trưởng 7,8%; xuất khẩu giấy đạt 656,9 nghìn tấn, tăng trưởng 97,4%; nhập khẩu giấy đạt 853,1 nghìn tấn, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2019. Trong đó giấy bao bì và giấy tissue tăng trưởng cả về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu; còn giấy in, giấy viết, giấy in báo giảm mạnh.

Nhưng thách thức lớn nhất lại về lượng tiêu thụ, ước tính đạt 2,05 triệu tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, ngoại trừ giấy tissue và giấy đặc biệt tăng trưởng, còn lại các loại giấy quan trọng khác như giấy bao bì, giấy in, giấy viết, giấy in báo giảm mạnh.

Nhìn Lại Hiện Trạng Của Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy Đầu Năm 2020 - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Nỗi Lo Về Nguyên Liệu

Ngành giấy bị khủng hoảng nguyên liệu chậm hơn các ngành công nghiệp khác, do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến dịch kéo dài và bất trắc tại những thị trường nguyên liệu chính đã khiến nhiều nhà máy giấy lao đao, có nguy cơ đóng. Nhà máy giấy Lee & Man tuy là có tiềm lực vững vàng nhưng cũng gặp không ít khó khăn trước tình hình này.

Khủng hoảng giấy phế liệu

Tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp sản xuất bao bì đang rất khan hiếm nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ, do đó phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài với giá cao (do các phế liệu nhập này đã được phân loại trước khi đóng kiện nhập về Việt Nam). Từ đó, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, giảm tính cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành giấy và ngành nhựa đang rất mong nhà nước sớm triển khai quy hoạch ngành công nghiệp tái chế nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cho đến nay vẫn chưa có công ty chuyên kinh doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra kiểu tự phát. Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan do chưa có chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Một yêu cầu khó đáp ứng khác, đó là những người thu mua ve chai, đồng nát phải có hóa đơn thì doanh nghiệp mua gom giấy phế thải mới được khấu trừ thuế đầu vào. Công ty sản xuất bao bì giấy kiến nghị đã nhiều năm vẫn chưa được tháo gỡ.

Nếu dùng giấy loại, doanh nghiệp sản xuất giấy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất rất lớn để hạ giá thành sản phẩm. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy nguyên chất vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Hiện nhà máy Lee & Man đang chuyển hướng sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế nhiều hơn.

Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại lại có tác động bảo vệ môi trường. Sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên thủy (Theo Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). Bởi vậy, hiệu quả từ việc sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy là vô cùng lớn so với việc chế biến giấy từ cây nguyên liệu. Chính vì vậy đối với giai đoạn hiện nay việc sử dụng giấy thu hồi được coi là vấn đề sống còn của các công ty ngành sản xuất giấy.

Các doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài như công ty Lee & Man, phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng.

Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ, đào tạo, nghiên cứu thị trường, thuế…và tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Nỗi Lo Về Nguyên Liệu - 2

Nhà Máy Lee & Man: Nên Có Quy Định Cho Nhập Khẩu Giấy Phế Liệu

Nhà máy Lee & Man là một trong những đơn vị sử dụng giấy phế liệu nhiều nhất trong sản xuất. Do đó, doanh nghiệp mong muốn nhà nước sẽ tạo điều kiện hơn để có thể nhập khẩu nguyên liệu này.

Nhập khẩu còn nhiều khó khăn

Mặc dù có vai trò trọng yếu trong phát triển công nghiệp giấy, nhưng nguyên liệu giấy tái chế và việc nhập khẩu nguyên liệu này hiện nay còn gặp nhiều thách thức. Hiện nay nhà máy giấy Lee & Man có nhu cầu lớn về nhập khẩu giấy phế liệu, thế nhưng quy định hiện tại đang hạn chế điều này.

Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường.

Công ty Lee & Man cho biết, nhiều nhóm phế liệu giấy như giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế, nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng cho các nhà máy giấy, gây nên những phản ứng dây chuyền tới chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu…

Để có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp giấy phát triển trong điều kiện quản lý hiệu quả các hoạt động nhập khẩu phế liệu, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI), Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để có thể xây dựng được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài như Lee & Man.

“Việc tham vấn ý kiến doanh nghiệp để có cơ sở xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện cho ngành Giấy phát triển bền vững là hoàn toàn cần thiết”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng đề xuất: Việt Nam cần tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại để đưa ra được định hướng chính sách phù hợp, đặc biệt là cân nhắc lộ trình áp dụng chính sách. Bên cạnh đó, cần rà soát, chỉnh sửa tiêu chuẩn giấy tái chế đang nhập khẩu vào Việt Nam để giấy tái chế được quản lý và cân nhắc như tiêu chuẩn một nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất giấy

Nhà Máy Lee & Man: Nên Có Quy Định Cho Nhập Khẩu Giấy Phế Liệu - 2

Lee & Man Phát Triển Từng Bước Trong Ngành Sản Xuất Giấy

Các công trình khu nhà tập thể cho nhân viên, đầu tư máy móc trang thiết bị cho nhà máy là những mục tiêu mà công ty Lee & Man đang thực hiện để mở rộng và phát triển tại thị trường ngành sản xuất giấy Việt.

Mức đầu tư “khủng” 

Ngày 16-3, tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam đã tổ chức lễ động thổ xây dựng khu nhà ở tập thể cho công nhân viên. Khu kí túc xá này được đầu tư với nguồn vốn hơn 380 tỉ đồng, bao gồm 6 khối nhà: Một khối nhà cho chuyên gia, 5 khối nhà cho cán bộ –  công nhân viên. Trong khuôn viên khu nhà ở còn có các khu vực giải trí thể dục thể thao như sân bóng rổ, cầu lông, bóng đá nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tập luyện hàng ngày.

Theo ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc công ty sản xuất bao bì giấy Lee & Man Việt Nam, cho biết đây là công trình lớn đầu tiên của công ty ngay sau khi hoàn tất việc xây dựng và chạy thử dây chuyền trong quy trình sản xuất giấy của nhà máy giấy bao bì với công suất 420.000 tấn/năm và các công trình phụ trợ khác. Việc xây dựng và sớm đưa vào sử dụng khu nhà ở nằm trong chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của tập đoàn tại Việt Nam, đảm bảo điều kiện phúc lợi, chế độ đãi ngộ đầy đủ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy.

Hiệu quả từ tái chế giấy

Trong nghiên cứu “Tác động của việc sản xuất giấy tái chế đến môi trường” của Đại học kỹ thuật Zvoken – Slovakia đã chỉ ra rằng, hoạt động tái chế giấy giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ tự nhiên, giảm chi phí hoạt động, vốn đầu tư, giảm lượng nước tiêu thụ và quan trọng là giúp ngành giấy thân thiện với môi trường. 

Tái chế giấy sử dụng năng lượng ít hơn 31% so với việc tạo ra giấy từ sợi nguyên chất. Đồng thời, sản xuất 1 tấn giấy tái chế tiết kiệm hơn 35.000 lít nước. Nếu phải cần đến 2,5 tấn gỗ mới có thể tạo ra 1 tấn giấy thì khi sử dụng giấy tái chế, lượng nguyên liệu giảm còn 1 nửa. 

Có thể thấy dùng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế có hiệu quả hơn sản xuất giấy từ gỗ vì việc tách xơ sợi và tẩy trắng đã được làm trước đó nên sử dụng ít năng lượng, nước và hóa chất hơn, đồng thời thải ra không khí và nước ít chất độc hại hơn. Giấy có thể được tái chế từ 4-6 lần, đồng nghĩa với giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra.

Nhà máy Lee & Man ngay từ đầu đã có định hướng đầu tư vào sản xuất giấy tái chế để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man không ngừng cải tiến máy móc, trang thiết bị nâng cao năng suất, đảm bảo giảm tác động tới môi trường.

Lee & Man Phát Triển Từng Bước Trong Ngành Sản Xuất Giấy - 2