Ngày Giấy: Nên Chọn Giấy Tái Chế Là Nguồn Nguyên Liệu Chính?

Ngành giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất. Tuy nhiên, người đọc sẽ không khỏi bất ngờ với những mất mát mà nền kinh tế phải gánh chịu qua những con số thống kê mà nhà máy giấy Lee & Man cung cấp. Theo số liệu đó để sản xuất ra 1 tấn bột giấy chỉ cần 1,4 tấn giấy phế liệu hoặc 2,2-4,4 tấn gỗ.

Như vậy, với cùng 1 tấn bột giấy, nếu ngành sản xuất giấy tái sử dụng giấy phế liệu sẽ giúp tiết kiệm 24 cây rừng tự nhiên (tương đương 2,2-4,4 tấn gỗ). Ngoài ra phương pháp sử dụng giấy phế liệu còn có thể tiết kiệm được lượng oxy đủ cho 12 người thở và lượng điện đủ dùng cho một căn nhà với 3 phòng ngủ trong 1 năm, cộng với 40.000 lít nước, 600 lít dầu thô và giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với sản xuất bột giấy từ gỗ.

Sử dụng càng nhiều giấy phế liệu để tái chế với công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường là điều mà quốc gia nào cũng đang hướng đến. Hiện nay, các công ty sản xuất bao bì giấy tại Việt Nam đang sử dụng nguyên liệu đầu vào chính là giấy phế liệu, chiếm khoảng 60% trong số các nguyên liệu sản xuất giấy thành phẩm.

Công ty Lee & Man chọn giấy tái chế là nguồn nguyên liệu chính

Mỗi năm, nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy nhưng lại bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động. Công ty Lee & Man là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ưu tiên sử dụng nguyên liệu giấy tái chế.

Ông Chung Wai Fu cho biết: “Phương thức sản xuất của nhà máy Lee & Man giúp Việt Nam giảm khai thác trung bình hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỷ Kwh năng lượng điện trong một năm. Bên cạnh việc sử dụng công nghệ giấy tái chế, nỗ lực phát triển doanh nghiệp bền vững của nhà máy giấy Lee & Man còn nằm ở khâu xử lý xả thải. Quản lý nghiêm ngặt nguồn nước thải là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà máy giấy do đặc trưng lan truyền và tác động đến môi trường thủy sinh. Chúng tôi đã cho lắp đặt hai hệ thống giám sát chất lượng nước xả thải hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ. Hệ thống giám sát thứ nhất đặt ở cuối quy trình sản xuất giấy, hệ thống thứ hai đặt ở cuối quy trình xử lý nước thải trước khi xả ra hồ sinh học. Mỗi năm phút, hệ thống sẽ lấy mẫu nước để phân tích và xác nhận chất lượng nước thải.”

Ngày Giấy: Nên Chọn Giấy Tái Chế Là Nguồn Nguyên Liệu Chính? - 2


5 Xu Hướng Ảnh Hưởng Đến Ngành Giấy

Ngành giấy bao bì đang có những biến động mới trong những năm gần đây, đó là sự thay đổi không ngừng về giao diện, mẫu mã, chất liệu. 

Sự biến động và thay đổi này diễn ra dưới sự ảnh hưởng của những xu hướng mới. Dưới đây là 5 xu hướng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuât giấy.

Xu hướng phát triển về thương mại điện tử

Những năm gần đây, bán hàng thông qua các kênh trung gian trên thương mại điện tử là một trong những nguồn đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp. 

Người tiêu dùng sẽ không thể sờ đến chất liệu, cảm nhận chất lượng sản phẩm. Song vì vậy, yếu tố trọng tâm đánh vào tâm lý khách hàng phải là một bao bì đầy đủ thông tin sản phẩm, logo bắt mắt, thông điệp hình ảnh ngắn gọn, dễ nhớ. Thương mại điện tử luôn có mối quan hệ chi phối và tác động đến thiết kế bao bì sản phẩm. Điều này là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp giấy (nhà máy giấy Lee & Man) phát triển.

Trào lưu mạng xã hội

Cũng cùng giống với phương pháp thay đổi thiết kế cho thương mại điện tử, bao bì sản phẩm trên các trang mạng xã hội sẽ được thay đổi thiết kế bắt mắt hơn, tập trung thể hiện một diện mạo thật cuốn hút, màu sắc ấn tượng hơn thay vì việc chú tâm đến chất liệu hay độ bền của bao bì như trước. 

Sở thích đa dạng của khách hàng

Sở thích của khách hàng hoàn toàn không giống nhau, nó thể hiện được tính cá nhân hóa. Đó là lý do mỗi cửa hàng đều trưng bày rất nhiều sản phẩm khác nhau trên kệ của một doanh mục nhất định. Điều này nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng về sự lựa chọn đa dạng. Những doanh nghiệp sẽ tiến hành các phương pháp khảo sát, thống kê và điều tra sở thích của khách hàng về sở thích, thị hiếu và mối quan tâm của họ, từ đó sẽ tiến hành thay đổi các chi tiết và nội dung trong thiết kế bao bì sao cho sản phẩm đó nhận được sự quan tâm và hài lòng của khách hàng. Vì thế các doanh nghiệp (công ty Lee & Man) luôn cung cấp bao bì luôn phải đa dạng, bắt kịp sở thích của khách hàng theo từng giai đoạn

Dịch vụ giao hàng nhanh

Dịch vụ giao hàng nhanh ra đời giúp cho việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Song khi xu hướng này bắt đầu xuất hiện, doanh nghiệp cần phải sản xuất bao bì có chất liệu bền vững – gọn nhẹ để tiện cho việc vận chuyển sản phẩm trong không gian. Thiết kế bao bì nhiều lớp để giữ cho chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tốt nhất khi đưa tới tay người tiêu dùng.

Các yếu tố môi trường

Việc sử dụng quá nhiều bao bì nhựa, bao bì ni-lông khiến cho lượng rác thải không phân hủy hoặc khó phân hủy tăng nhanh chóng mặt, gây ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian qua. Chính vì vậy, công ty sản xuất bao bì giấy cần phải tạo ra “sản phẩm xanh” để đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường. Sự lựa chọn về chất liệu bao bì sẽ từ nhựa, ni-lông chuyển sang bao bì bằng giấy, bao bì bằng vải, hoặc là bao bì có thể tái chế, tái sử dụng. Thiết kế bao bì nhiều lớp để giữ cho chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tốt nhất khi đưa tới tay người tiêu dùng.

5 Xu Hướng Ảnh Hưởng Đến Ngành Giấy - 2


Nhà Máy Giấy Lee & Man Từng Bước Phát Triển

Nhà máy giấy Lee & Man là dự án đầu tư của Tập đoàn Lee & Man (Hồng Kông) tại Cụm Công nghiệp tập trung Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Công ty đã hoàn thành đầu tư hơn 300 triệu USD và lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại công suất 420.000 tấn, kho thành phẩm, bến cảng chuyên dùng, khu hải quan, nhà máy cấp nước, hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 20.000 m3/ngày, hoàn thành lắp đặt tổ máy số 1 công suất 50 MW của nhà máy nhiệt điện.

Nhân viên là một trong những yếu tố khiến cho công ty giấy Lee & Man sau 2 năm thâm nhập thị trường và phát triển như hiện tại.

Xây khu nhà ở chứa 2500 người cho nhân viên

Ngày 16-3, tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), Công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã tổ chức lễ động thổ xây dựng khu nhà ở tập thể cho công nhân viên công ty sản xuất bao bì giấy. Khu nhà ở được đầu tư với nguồn vốn hơn 380 tỉ đồng, gồm 6 khối nhà, bao gồm: Một khối nhà cho chuyên gia và 5 khối nhà cho cán bộ – nhân viên… Trong khuôn viên khu nhà ở này còn có khu vực giải trí thể dục thể thao như sân bóng rổ, cầu lông, bóng đá.

Với tổng cộng 640 căn hộ, khu nhà ở sẽ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.500 người. Dự án của công ty ngành sản xuất giấy triển khai thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến tháng 5-2019 sẽ hoàn thành các khối nhà đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 1.500 nhân viên.

Việc xây dựng và sớm đưa vào sử dụng khu nhà ở nằm trong chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của tập đoàn tại Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo các điều kiện sống và phúc lợi để cán bộ và nhân viên an tâm công tác.Xem xét thế mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính và đáp ứng chuẩn PTBV, định hướng mở rộng sản xuất đối với Lee & Man cũng là một phương án khả thi. Ở thị trường ngành giấy Việt Nam, ý thức phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và gắn bó lâu dài của doanh nghiệp thông qua việc sản xuất hiệu quả, ổn định, đảm bảo an toàn môi trường và đóng góp an sinh xã hội, doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra những giá trị bền vững cho Việt Nam.

Nhà Máy Giấy Lee & Man Từng Bước Phát Triển - 2

Doanh Nghiệp Giấy Gặp Khủng Hoảng Cung Cầu

Dịch bệnh khiến cho nền kinh tế các nước rơi vào trạng thái “đóng cửa”, khiến cho doanh nghiệp giấy trải qua những khủng hoảng mang tên thiếu hụt cung lẫn cầu.

Khan hiếm nguyên liệu nhập khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), từ đầu tháng 3 tới nay đã xuất hiện tình trạng đầu cơ thu mua hàng loạt giấy thu hồi nội địa làm cho giá lề OCC tăng liên tục sau mỗi 2-3 ngày/lần và hiện nay đã có nhiều công ty giấy phía Bắc phải mua tới giá 4.000.000đ/tấn, tăng cao so với cùng kì năm ngoái.

Ngành Giấy Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đang nhập khẩu giấy thu hồi (OCC, SOP, ONP…) chủ yếu từ Mỹ và các nước Châu Âu, nhưng khi các khu vực này đóng cửa, đồng nghĩa sẽ kéo theo tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong nước.

Trong khi đó giá giấy thành phẩm chỉ mới tăng khoảng 200.000 – 300.000đ/tấn. Thực trạng này tạo áp lực rất lớn cho các nhà sản xuất giấy như công ty giấy Lee & Man, làm giá giấy thành phẩm (chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới), khi mà thị trường Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu giấy và giấy lớn.

Chi tiết hơn, hãng tàu CMA cho biết đã giảm 23 tàu, hãng tàu Maersk và các hãng khác cũng áp dụng biện pháp tương tự. Một số hãng từ chối vận chuyển giấy thu hồi và tăng cước vận chuyển từ châu  u về Đông Nam Á lên tới 2.500USD, thậm chí 4.000USD/cont 40’, (giá cước rất khó khăn để xuất khẩu giấy thu hồi). 

Những nhà máy giấy có quy mô lớn như nhà máy giấy Lee & Man, trữ lượng hàng tồn kho nguyên liệu đủ cho một quý trở lên và/hoặc có hệ thống thu gom trong nước tốt sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, trong khi các công ty nhỏ hoặc có mức tồn kho nguyên liệu thấp sẽ bị tác động bất lợi, thậm chí phải tạm dừng hoạt động vì không có nguyên liệu sản xuất.Trước hiện trạng này, VPPA khuyến cáo đến các công ty sản xuất bao bì giấy Việt Nam cần bình tĩnh theo dõi diễn biến thị trường, tránh đua nhau đẩy giá nguyên liệu lên quá cao. Bên cạnh đó cần tích cực phối hợp với Hiệp hội để đàm phán thêm với các nhà cung cấp lớn, uy tín giữ cam kết, nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất giấy trong nước.

Doanh Nghiệp Giấy Gặp Khủng Hoảng Cung Cầu - 2

Có Nên Đầu Tư Xử Lý Nước Thải Hay Không?

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ, trong đó ngành sản xuất giấy là ngành có nhu cầu sử dụng cao trong mọi lĩnh vực. Đi đôi với những lợi ích về kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp giấy (nhà máy giấy Lee & Man) cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. 

Nước thải phát sinh ra trong từng công đoạn sản xuất giấy như rửa giấy, tẩy giấy, nghiền bột, đặc biệt là trong sản xuất bột giấy, đây là loại nước thải rất khó xử lý. Cần có biện pháp xử lý triệt để và đổi mới dây chuyền công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

Ngành sản xuất giấy đang là một trong những mũi nhọn hàng đầu tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Cùng với sự phát triển của khoa học –kỹ thuật, thì nhu cầu sử dụng giấy đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do lượng cầu quá cao nên lượng cung cũng phải đáp ứng theo kịp. Vì vậy, quá trình sản xuất giấy của nhà máy giấy Lee & Man đã vô tình tạo ra một nguồn nước thải rất lớn. Với việc xử lý nước thải sản xuất giấy cần phải được quan tâm hơn, so với số lượng doanh nghiệp sản xuất giấy trên cả nước đang có, thì số lượng các doanh nghiệp ngành giấy sử dụng hệ thống xử lý nước thải có thể nói là đếm trên đầu ngón tay.

Công ty Lee & Man đầu tư lớn vào công nghệ xử lý nước thải

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học… Cụ thể, trong năm 2018, công ty Lee & Man đã dành khoảng 300.000 USD cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 1 triệu USD dành cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy.

Trong năm nay, công ty sản xuất bao bì giấy Lee & Man tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn, nhằm làm giảm lượng bùn thải tạo ra trong quá trình xử lý thải.

Đó là chưa kể chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng nhà máy. Cụ thể, Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ những nhà cung cấp thiết bị sản xuất giấy hàng đầu như Áo, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức…

Cùng hệ thống xử lý thải đạt chuẩn, mức độ tự động hoá cao của nhà máy cũng cho phép Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp trong ngành sản xuất giấy bao bì, góp phần bảo vệ môi trường.

Có Nên Đầu Tư Xử Lý Nước Thải Hay Không? - 2


Doanh nghiệp giấy nội địa chật vật cạnh tranh “người ngoài”

Doanh nghiệp giấy trong nước cần phải tự thay đổi, thích nghi với làn sóng hội nhập, nhất là khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tiềm năng phát triển ngành giấy

Trong số gần 300 nhà sản xuất giấy tại Việt Nam, rất ít nhà máy giấy đạt được những yêu cầu cần thiết để sản xuất giấy bao bì chất lượng cao với công suất lớn. Nhu cầu sử dụng giấy bao bì hiện nay là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp giấy cần có nguồn vốn mạnh, công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo các quy định về môi trường, phải nâng công suất. Nhà máy Lee & Man là một trong số ít các công ty sản xuất bao bì giấy thực hiện được điều này.

Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong năm 2019, tiêu dùng giấy bao bì trong nước ước tính đạt sản lượng 4,175 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn.

Thực trạng khó khăn của ngành giấy trong nước hiện nay là thiếu hụt doanh nghiệp nội địa Việt Nam sản xuất giấy bao bì kể trên phần nào được giải quyết nhờ vào sự xuất hiện và đầu tư quy mô sản xuất của doanh nghiệp FDI. Tiêu biểu như nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang có thế mạnh sản xuất giấy bao bì chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, và là nhà máy giấy có quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực ĐBSCL, đồng thời thuộc một trong ba nhà máy sản xuất giấy có công suất lớn nhất nước, đạt 420.000 tấn/năm. Nếu tính đến phương án nâng thêm công suất cũng là hướng đi phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của doanh nghiệp.Tuy nhiên, an toàn môi trường khi mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Theo ông Patrick Chung – TGĐ Công ty giấy Lee & Man Việt Nam cho biết, công ty đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đầu tư vào các công trình xử lý nước thải. Trong nhà máy Lee & Man có hệ thống xử lý nước thải thuộc dạng hiện đại nhất trong ngành, cho phép hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường. Nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao hơn chuẩn xả thải cho phép đối với ngành công nghiệp giấy.

Doanh nghiệp giấy nội địa chật vật cạnh tranh “người ngoài” - 2

Ngành Sản Xuất Giấy Và Công Nghệ In Ấn

Ngành sản xuất giấy trong những năm gần đây đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, cụ thể hơn là Việt Nam. Vậy quy trình sản xuất thùng giấy diễn ra như thế nào? In ấn ra sao? Cùng nhà máy giấy Lee & Man tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Quy trình sản xuất thùng giấy carton

Bước  1: Chọn giấy nguyên liệu

Để sản xuất thùng giấy carton, việc chọn giấy hết sức quan trọn. Giấy làm thùng có nhiều dạng với tính năng khác. Vì vậy, khi đặt hành, khách hàng cần chọn giấy thật kỹ. Chọn giấy định lượng cao hay thấp? Quý vị chọn giấy bao nhiêu lớp? Các loại sóng giấy và kết hợp của các sóng ra sao? Nguồn gốc và màu sắc của giấy như thế nào? Đó là những tiêu chí chọn giấy tấm cho các đơn vị muốn sản xuất thùng giấy carton.

Bước 2: Chọn quy cách thùng giấy carton

Bước  thứ hai của quy trình làm thùng giấy là chọn định dạng và thông số của thùng để có thể định dạng trước hình dáng thùng.

Bước  3: Cắt giấy

Sau khi có giấy nguyên lệu và thông số thùng giấy carton, lúc này công ty Lee & Man cần cắt giấy. Giấy cắt theo quy cách và theo yêu cầu quy cách của khách hàng để tạo thùng giấy carton carton theo đúng kích thước yêu cầu. Để cắt được đúng chuẩn, nhân viên kỹ thuật sẽ điều chỉnh các thông số trên máy chạp giấy. Sau khi đã điều chỉnh thông số theo đúng yêu cầu, lúc này máy chạp giấy sẽ chạy ra những tấm giấy được cắt theo kích thước thùng giấy carton mà khách hàng cần.

Bước  4: In thùng giấy carton

Sau khi đã tạo ra được những tấm giấy đúng với kích thước thùng giấy carton, lúc này công ty sản xuất bao bì giấy sẽ đưa những thông tin khách hàng muốn lên mặt thùng giấy carton. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hình in cũng như tùy thuộc vào số lượng thùng giấy carton để ta in thủ công hay in máy. 

Bước 5: Đóng ghim , dán keo

Bước này thực hiện khi tất cả các công đoạn được hoàn tất. Lúc này, chỉ làm khâu đóng ghim hay dán keo. Bước này sẽ là bước cuối cùng để hoàn thiện một thùng carton.

Công nghệ in bao bì, in vỏ hộp:

Dưới đây là một số công nghệ in trong ngành giấy:

– Công nghệ in Offset: In bao bì chất lượng cao, bao bì nhựa:In bao bì túi xốp, in bao bì nilon, túi PE, PP, PET, bao bì nhựa. Công nghệ in offset là công nghệ in tiến tiến nhất hiện nay bằng chất liệu giấy Duplex là loại giấy mang đến cho bao bì một hình ảnh đẹp tất nhiên chi phí để in loại này thường là cao, tất nhiên nếu số lượng nhiều thì sẽ có giá rẻ hơn.

– Công nghệ in ống đồng: in bao bì công nghệ kéo lụa trên chỉ đáp ứng cho số sản phẩm số ít, yêu cầu chất lượng không cao

– Công nghệ in flexo,( Thường in với số lượng lớn): là in trược tiếp lên tất cả các loại bao bì giấy in được nhiều màu cách in kiểu vecto

– Công nghệ in lưới là cách in rẻ tiền với năng suất thấp, kiểu in này thường là không đẹp do hay bị mất nét khi in, ưu điểm của nó là cho những đơn hàng nhỏ từ vài trăm chiếc đến 1, hay 2 nghìn chiếc..

Ngành Sản Xuất Giấy Và Công Nghệ In Ấn - 2


Công Ty Lee & Man Nhập Cuộc Công Trình Xanh

Không nằm ngoài xu hướng chung, nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam trước đây kém “mặn mà” với các chứng chỉ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay đã có những nhận thức thay đổi khác biệt – chú trọng và đầu tư chuyên sâu hơn về các hoạt động môi trường nhằm tạo nền tảng cho các định hướng phát triển bền vững cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cơ bản khi hội nhập quốc tế, trong đó có công ty Lee & Man.

Nhận được chứng nhận “Doanh nghiệp vì môi trường xanh và phát triển bền vững”

Ngày 12 tháng 09 năm 2018, nhằm động viên khích lệ các doanh nghiệp trên cả nước nâng cao ý thức về phát triển bền vững, Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Tọa đàm “Doanh nghiệp vì môi trường xanh và phát triển bền vững”.

Đây là chương trình nhằm hướng tới tháng hành động vì môi trường và kỷ niệm ngày môi trường thế giới tháng 6 năm 2018. Trong những năm trước đây, chủ trương phát triển bền vững đã được cộng đồng doanh nghiệp, xã hội hưởng ứng thực hiện với tinh thần tích cực. Đặc biệt, việc doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh là những nỗ lực đáng ghi nhận. Với tiền đề đó, chương trình tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thể hiện quyết tâm và cam kết góp phần trách nhiệm với chính môi trường và nền kinh tế Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình, 60 doanh nghiệp Việt Nam đã được vinh danh và ghi nhận đạt tiêu chuẩn “xanh” và “bền vững”. Trong đó, công ty sản xuất bao bì giấy Lee & Man, là doanh nghiệp sản xuất giấy với vốn đầu tư nước ngoài và cơ chế sử dụng hơn 90% nguồn nguyên liệu giấy tái chế, được xem là một trong những doanh nghiệp ngành giấy tiên phong trong việc sử dụng phương pháp sản xuất tân tiến hàng đầu trên thế giới và đồng thời đảm bảo thân thiện với môi trường.

Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy giấy Lee & Man, công ty đã mong muốn đảm bảo một môi trường xanh với những định hướng trên nên đã nghiên cứu.

Cuối cùng, dù tiêu chuẩn khắt khe hơn và chi phí đầu tư cao hơn  nhưng có thể tương xứng với giá trị như ban đầu như công ty đã đặt ra, cả về tầm nhìn dài hạn lẫn kết quả cụ thể.Người lao động làm việc trong một môi trường xanh, sạch và đảm bảo an toàn về sức khỏe chính là động lực cho sự phát triển bền vững. Và vì thế về giá trị vô hình, có thể nói mang đến cho công ty niềm tin và sự tự hào về tầm và tâm của ban lãnh đạo công ty. Lee & Man cũng tin tưởng rằng thông qua sự quyết liệt đầu tư bài bản của mình sẽ có thể truyền thêm cảm hứng, tạo thêm tự tự tin và niềm tin cho các đối tác trong ngành sản xuất giấy để họ cũng cùng chung tay kiến tạo nên một Việt Nam xanh, sạch và tốt đẹp hơn.

Công Ty Lee & Man Nhập Cuộc Công Trình Xanh - 2