Nên Đưa Con Đến Cơ Sở Y Tế Ngay Khi Trẻ Sốt Cao Không Hạ

Trẻ con ốm vặt là điều bình thường mà hầu như ở giai đoạn nào của tuổi trưởng thành các bé đều trải qua. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao không hạ liên tục quá 3 ngày không khỏi thì lại đáng lo ngại và khiến các bậc phụ huynh bối rối trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị sốt kéo dài là gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sốt cao không hạ

Hầu hết các trường hợp trẻ sốt cao không hạ là do cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng (do vi trùng hay ký sinh trùng gây ra). Có những cơn sốt không do nhiễm trùng như sau khi tiêm phòng, mọc răng. Sau đây là những loại sốt mà các bậc cha mẹ cần ưu tiên trên hết:

– Sốt xuất huyết: các bé sẽ sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo các chấm hay mảng xuất huyết dưới da. Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ bị chảy máu mũi, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

Cha mẹ nên theo dõi con để đưa con đi khám kịp thời

Sốt siêu vi: một số dấu hiệu đặc trưng của sốt siêu vi như chảy nước mắt, đỏ mắt, mắt có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, chảy máu mũi, nổi ban hay bóng nước…Ban do siêu vi thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm và ở giai đoạn trẻ bắt đầu hồi phục.

Sốt do viêm tai: chúng ta để ý sẽ thấy những tác động vật lý rất rõ từ bé như kéo tai, ngoáy tay vào tay. Bên cạnh những biểu hiện thông thường như: sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ.

– Sốt do viêm phổi: virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, bao gồm: rhinovirus, virus cúm (cúm A, B), adenovirus, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và virus parainfluenza. Bé thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Môi và chân bé sẽ tím tái lại khi trở nặng. 

– Sốt do covid-19: các bậc phụ huynh cần sử dụng que test ngay khi bé gặp các triệu chứng sau: Thở nhanh và gắng sức. Nếu có máy đo SpO2 thì <95% kèm thở mệt, Lừ đừ, tiếp xúc chậm hoặc lừ đừ, than đau tức ngực (bé lớn). Ngoài ra bé nôn ói liên tục, môi và móng tay tím tái không ăn uống được gì.

Khi nào đưa trẻ đi khám bệnh

Trong trường hợp trẻ sốt cao không hạ, sốt kéo dài, sốt uống thuốc không hạ và có những biểu hiện bất thường thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Xin chúc cho các trẻ nhỏ luôn được tình yêu và sự chăm sóc tốt đẹp nhất từ cha mẹ các bé.

Đọc thêm: Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm Khi Trẻ Sốt Cao Không Hạ

Trẻ Sốt Cao Không Hạ: Cách Chăm Sóc Trẻ Mắc Covid -19 Tại Nhà

Trong giai đoạn mà tất cả học sinh và trẻ em được đến trường để vui chơi, học tập và gặp bạn bè, việc trẻ bị nhiễm Co-vid 19 đặc biệt là chủng Omicron rất cao. Trong quá trình phát bệnh, sẽ xuất hiện hiện tượng trẻ sốt cao không hạ khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy ba mẹ cần làm gì để hạ sốt cho trẻ, cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Sai lầm của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ F0

Các bậc cha mẹ thường hay hỏi người thân hay hàng xóm về toa thuốc của các bé khác đã khỏi Co-vid 19. Tuy nhiên, có một vài trường hợp trẻ uống không đủ liều hoặc quá liều vì cân nặng của con mình khác với cân nặng của trẻ đó.

 Ngoài ra, ba mẹ còn ủ ấm cho con vì lo rằng con sẽ bị lạnh nhưng làm điều này sẽ càng tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ. Lúc này, việc thải nhiệt ra ngoài của bé là việc quan trọng nên các bậc phụ huynh hãy cho con mình mặc đồ thoải mái.

Ba mẹ nhớ đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên nhé!

Cách chăm sóc trẻ F0

Ba mẹ có thể dùng Paracetamol liều từ 10-15 mg/kg/lần để hạ sốt khi nhiệt độ trẻ từ 38.5 độ trở xuống. Nếu trẻ tiếp tục sốt, có thể lặp lại mỗi giờ 4 giờ hoặc 6 giờ và lưu ý tổng  liều thuốc không quá 60 mg/kg/lần.

Cho trẻ uống nước trái cây, Oresol hoặc đơn giản nhất là cung cấp đầy đủ nước tốt cho trẻ. Tuyệt đối không dùng các loại nước có ga, nước ngọt hoặc các loại nước ép đóng chai công nghiệp để bù nước cho trẻ.

Trong quá trình trẻ mắc Covid-19, trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng như ho, ngạt mũi, tiêu chảy. Ba mẹ có thể dùng thuốc điều trị theo từng triệu chứng khi cần thiết nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy những dấu hiệu sau đây

Trẻ ăn uống không được và nôn ói liên tục.

Bé cảm thấy tức ngực. Môi và móng tay tím tái.

Máy đo SpO2 thì <95%, gặp nhiều khó khăn trong việc hô hấp.

Bé lừ đừ, lơ mơ hoặc tiếp xúc chậm.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dự trữ những loại thuốc sau đây ở nhà: Thuốc hạ sốt (Paracetamol), nước muối sinh lý, gói dung dịch điện giải Oresol, mật ong, gừng, xã và chanh 

Đọc thêm: Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sốt Cao Không hạ, Những Điều Ba Mẹ Cần Biết