Triệu Chứng Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Là Do Bệnh Gì?

Ngoài các bệnh về đường hô hấp, trẻ nhỏ cũng hay gặp phải một số các bệnh về đường ruột, tiêu hóa. Một trong những bệnh đường ruột thường gặp ở các bé nhỏ chính là bệnh tiêu chảy, gây ra tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi thấy tình trạng sốt và tiêu chảy ở trẻ em, bố mẹ phải cảnh giác, tuyệt đối sẽ không được chủ quan.

Sốt và tiêu chảy ở trẻ là bệnh gì?

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng bị tiêu chảy ở trẻ. Đây là hiện tượng trẻ đi ngoài có phân dạng lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn khoảng 2 lần trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài tiêu chảy nhiều lần, phân nằm ở dạng lỏng, thậm chí có thêm chất nhầy.

Thông thường, trẻ bú mẹ có thể sẽ đi ngoài vào mỗi ngày khoảng từ 5 – 7 lần. Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy cũng sẽ có dạng sệt, lợn cợn, có màu xanh, có mùi chua và đi ngay sau khi bú. Khi tiêu chảy, trẻ nhỏ bú mẹ thường không sốt, bú nhiều hơn bình thường, vẫn chơi đùa vui vẻ.

Trường hợp các con yêu đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ ngày nhưng đặc điểm phân bình thường, không thay đổi về tính chất, màu sắc hay mùi thì mẹ không thể coi là tình trạng tiêu chảy. Có thể hôm đó con yêu ăn nhiều hơn một chút so với bình thường.

Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt

Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt 

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng đi ngoài kèm theo sốt:

Bù điện giải 

Khi các hiện tượng đi ngoài, sốt cao, tiêu chảy kéo dài, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước. Do đó, người bệnh sẽ rất cần được bù điện giải để lấy lại lượng năng lượng và chất dinh dưỡng. Nên bổ sung đồ uống chứa nhiều chất điện giải như là nước dừa, sữa, nước ép trái cây, các loại thuốc uống cấp điện giải như là Oresol,… 

Thay đổi chế độ ăn uống 

Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách điều trị tình trạng sốt tiêu chảy hiệu quả. Người bệnh nên tránh ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Cụ thể như món nếp, hải sản, đồ chiên xào, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo ngọt…

Tham khảo thêm bài viết: Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Là Hiện Tượng Không Hiếm Gặp

Sốt và tiêu chảy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện nên sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, nhất là triệu chứng tiêu chảy. Nếu xuất hiện tình trạng sốt và tiêu chảy ở trẻ em thì tình trạng sức khỏe của bé đang càng nguy hiểm hơn. Vậy phải làm sao để bé có thể khắc phục tình trạng sốt và tiêu chảy hiệu quả?

Sốt và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Hiện tượng tiêu chảy ở trẻ

Bệnh tiêu chảy hay chúng ta vẫn thường gọi là “đi ngoài” là hiện tượng phân của trẻ có dạng lỏng, thậm chí có chất nhầy hoặc có máu, bé yêu sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu con yêu đi ngoài nhiều hơn mọi ngày mà đặc điểm phân của bé không có bất thường, đồng thời trẻ vẫn có thể bú nhiều, thậm chí đùa vui vẻ thì có thể do ngày hôm đó con yêu ăn nhiều hơn mọi ngày. Trường hợp này ba mẹ không cần lo lắng quá.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé yêu:

– Do bé bị nhiễm virus Rota.

– Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm các loại vi khuẩn.

– Một số bà mẹ cho con yêu của mình uống quá nhiều kháng sinh dẫn tới gặp những tác dụng phụ không mong muốn, trong số đó có thể bao gồm tiêu chảy. 

– Một số trẻ gặp phải những rắc rối khi cơ thể của bé dung nạp Lactose, đây có thể là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.

– Trẻ bị dị ứng và gặp ngộ độc thực phẩm.

Hiện tượng thường gặp khi trẻ tiêu chảy

Những trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau đây:

– Cơ thể bé yêu mệt mỏi và chán ăn.

– Phân của trẻ nằm ở dạng lỏng, màu xanh hoặc vàng, và kèm theo một ít chất nhầy, máu hoặc mủ, hoặc lẫn các thức ăn không tiêu.

– Bé yêu thường xuyên nôn trớ.

– Sốt đi ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là một triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Bé có thể kèm theo sốt cao hoặc sốt nhẹ, tùy theo vào từng trường hợp.

– Trẻ có hiện tượng bị đau bụng, mót rặn.

– Trẻ thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc.

– Nguy hiểm hơn khi bé gặp phải triệu chứng mất nước do tiêu chảy, chẳng hạn như môi trẻ khô, mắt trũng, li bì, tiểu ít,… Tình trạng mất nước cần khắc phục kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tham khảo thêm bài viết: Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Thì Nên Cho Ăn Gì?