Phòng Tránh Đi Ngoài, Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em

Đi ngoài nhiều, sốt cao và nôn ở trẻ em là biểu hiện của tiêu chảy cấp. Bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ khi thực hiện những hướng dẫn như dưới đây.

Phòng tránh tiêu chảy cấp như thế nào?

Tiêm phòng 

Trẻ bị tiêu chảy cấp là do virus rota xâm nhập. Bố mẹ có thể cho trẻ tiêm ngừa trước để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

Ăn uống đảm bảo

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thực phẩm gần như duy nhất, vừa đầy đủ dinh dưỡng và giúp cho đường ruột của trẻ có nhiều lợi khuẩn tốt. Trẻ dùng sữa công thức rất dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra chú ý nguồn nước sinh hoạt và vật dụng cho trẻ (bình sữa, ti giả) thường xuyên được sát trùng kỹ lưỡng.

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bạn nên chú ý chọn mua thực phẩm tươi sạch rõ nguồn gốc, tốt nhất nên chế biến hoàn toàn tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cho trẻ ăn đồ chín hoàn toàn, uống nước lọc đã qua khử trùng, không sử dụng đồ ôi thiu, để qua ngày. 

Thức ăn nấu xong nên dùng hết trong ngày, không hâm lại nhiều lần. Không lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh quá lâu.

Hướng dẫn trẻ cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Khi nấu ăn cho trẻ, bố mẹ cũng cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước đó. 

Trẻ rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng tiêu hóa
Trẻ rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng tiêu hóa

Vệ sinh cá nhân lẫn nhà cửa

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, nhất là phòng ngủ, khu vực sinh hoạt của trẻ nhỏ. 

Dùng toilet hợp vệ sinh, chùi rửa hàng tuần. Không dùng phân tươi tưới rau, không cho trẻ đi tiêu bừa bãi…

Dùng nguồn nước sạch

Dịch tiêu chảy cấp hầu như xuất phát từ nguồn nước uống và sinh hoạt kém chất lượng. Sử dụng nước sạch vừa phòng tiêu chảy cấp ở trẻ, đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cho cả nhà lẫn cộng đồng xung quanh. Cách để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn cho sức khỏe đó là:

Nguồn nước dự trữ trong gia đình cần được bảo quản kín bằng cách đậy nắp, che chắn kĩ.

Không dùng nguồn nước đến từ ao, hồ, sông, suối đang bị ô nhiễm.

Không được đổ chất thải hay đồ dùng rồi của người bị tiêu chảy xuống nguồn nước sinh hoạt chung.

Thực hiện sát khuẩn bằng Cloramin B cho nguồn nước sinh hoạt chính nếu khu vực đang ở có dịch tiêu chảy cấp.

Tham khảo thêm: Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em:  Những Điều Cần Lưu Ý

Đi Ngoài, Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì?

Đi ngoài, sốt cao và nôn ở trẻ em là biểu hiện cho thấy con bạn đang có vấn đề về tiêu hóa. Cùng tìm hiểu xem đó là hiện tượng gì và xử lý ra sao trong bài viết dưới đây.

1/ Triệu chứng tiêu chảy

Để xác định liệu trẻ có đang bị tiêu chảy hay không, chú ý các dấu hiệu sau như:

  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có màu vàng hoặc xanh, có thể có nhầy mủ, lẫn máu hoặc một phần thức ăn không tiêu hóa hết.
  • Nôn ói.
  • Bị sốt nhẹ đến sốt cao.
  • Đau bụng, quấy khóc nhiều.
  • Khó đi ngoài.

Bị tiêu chảy còn khiến trẻ mất nước với các biểu hiện như: người vật vã, bứt rứt hay trẻ nằm ngủ li bì, da thóp lõm (với trẻ bú mẹ), mắt trũng, môi khô, tiểu ít. 

Tiêu chảy cần được điều trị kịp thời nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Cho nên khi thấy trẻ bị nôn ói, sốt và đi ngoài nhiều bố mẹ không nên chủ quan.

Trẻ đi ngoài nhiều, sốt và nôn do tiêu chảy
Trẻ đi ngoài nhiều, sốt và nôn do tiêu chảy

2/ Điều trị 

Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, trẻ vẫn có sức chơi đùa, ăn uống được, bố mẹ không cần sử dụng thuốc cho trẻ. Lúc này việc bạn cần làm đó là:

Bổ sung nước: Với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường để bù lại năng lượng cũng như tăng sức đề kháng.

Dùng oresol bù điện giải: Cách sử dụng là cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml dung dịch sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ trên 2 tuổi, bạn cho uống từ 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài. 

Nếu không có oresol sẵn bạn có thể pha nước muối đường với tỉ lệ muối đường nước là 1:1:8.

Cho trẻ ăn bình thường: Khi thấy trẻ nôn ói, đi ngoài nhiều, chán ăn, bố mẹ thường có tâm lý sợ trẻ nôn lần nữa nên không cho hoặc hạn chế cho trẻ ăn, điều này chỉ làm cho trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nên cho trẻ ăn uống đủ chất, nhất là tăng cường bổ sung trái cây, chất xơ trong mỗi bữa ăn, chia nhỏ thành nhiều bữa giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Khi trẻ sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc. Thế nhưng các thuốc như hạ sốt, kháng sinh hay men tiêu hóa trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng cho trẻ. 

Tham khảo thêm: Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Bệnh Sốt Rét

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Một Số Điều Cần Lưu Ý

Sốt cao và nôn ở trẻ em cần được chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh chóng hồi phục, hạn chế tổn hại đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần lưu ý cho bố mẹ khi trẻ bị nôn và sốt.

Chăm sóc trẻ sau khi nôn

Khi trẻ nôn xong, nên để dạ dày nghỉ hoàn toàn bằng cách không cho ăn uống tiếp trong vòng ít nhất 30 – 60 phút. Sau đó có thể bắt đầu cho trẻ thử một thìa nhỏ dung dịch oresol (5ml), nếu bé không nôn ói thì cho uống tiếp một thìa sau 3-5 phút. Chú ý cho trẻ uống nhiều lần với số lượng nhỏ, cụ thể như sau:

Với trẻ dưới 1 tuổi: 5-10ml Oresol mỗi 5 phút. Có thể dùng sữa mẹ thay thế.

Với trẻ trên 1 tuổi: cho uống 5-15ml oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.

Một sai lầm mà bố mẹ hay mắc phải là cho bé uống nhiều dịch cùng một lúc thay vì chia nhỏ. Việc làm này có thể kích thích dạ dày, khiến trẻ nôn trở lại.

Trẻ nôn xong cần được bù nước từ từ
Cho uống ít và từ từ là điều bố mẹ cần nhớ sau khi trẻ nôn

 

4 giờ sau khi ngừng nôn xong, điều bạn nên làm đó là:

  • Tăng lượng dịch oresol gấp đôi.
  • Nếu trẻ bị nôn trở lại sau khi uống thì cần cho dạ dày nghỉ hoàn toàn trong 1 giờ và bắt đầu lại uống lại từ từ. 

Sau 8 tiếng kể từ lần nôn cuối cùng, bố mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại nhưng nên nhớ không để trẻ ăn uống bao nhiêu tùy thích. Chú ý điều chỉnh chế độ ăn từ từ và chỉ trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ khi bắt đầu ăn trở lại. 

Khi cho trẻ ăn, ưu tiên món dễ tiêu như cháo, bánh quy mặn (cung cấp thêm muối), bánh mì. Sau khi trẻ ăn bình thường bạn mới chuyển dần sang cơm, thực phẩm giàu carbohydrate hay giàu đạm, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo và thức ăn nhiều gia vị.

Với trẻ nhỏ đang dùng sữa công thức thì nên giảm lượng sữa khoảng 30-50ml cho mỗi lần bú bình.

Với trẻ lớn hơn, không nên cho uống sữa, ăn các chế phẩm sữa và thực phẩm nhiều chất béo trong vòng vài ngày tiếp theo vì khiến dạ dày trẻ khó hấp thu.

Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị mạnh như nước hoa, khói thuốc lá, mùi thức ăn đang nấu vì rất dễ làm trẻ buồn nôn trở lại.

Tham khảo thêm: Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em – Những Điều Cần Biết