Vì Sao Trẻ Bị Sốt Cao Đột Ngột Về Đêm?

Sốt cao đột ngột ở trẻ vì sao hay xảy ra lúc đang ngủ? Điều này không chỉ khiến bé không ngon giấc mà mẹ cũng lo lắng mất ngủ cùng bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân nhé!

Vì sao trẻ bị sốt khi dang ngủ?

Thay đổi thời tiết 

Khi mùa mưa đến hoặc tiết trời vào đông ở miền Bắc, sẽ có những ngày mà nắng – mưa, nóng – lạnh diễn ra song song. Trẻ nhỏ có sức đề kháng non nớt, thân nhiệt chưa kịp điều chỉnh để thích nghi rất dễ bị cảm lạnh, sốt về chiều và đêm (lúc này nền nhiệt giảm mạnh so với ban ngày).

Sốt do tiêm chủng

Khi tiêm ngừa vắc xin bạn sẽ được nhân viên y tế khuyến cáo về phản ứng sốt ở trẻ. Nhất là khi đưa trẻ đi tiêm buổi sáng thì chiều tối cùng ngày có thể bị sốt. Hơn nữa sốt cao hay không tùy thuộc vào vắc xin cũng như miễn dịch của cơ thể từng trẻ. Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì trẻ sẽ tự khỏi vào ngày hôm sau. 

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sốt về đêm
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sốt về đêm

Tắm nước lạnh

Nhiều phụ huynh hay chọn giờ tắm cho trẻ là vào buổi chiều tối, sau khi trẻ đã vui chơi thấm mệt và ra mồ hôi nhiều. Nhưng nếu không kỹ lưỡng, có thể lúc tắm người bé vẫn còn mồ hôi, thân nhiệt đang nóng nhưng tiếp xúc bất ngờ với nước lạnh rất dễ khiến trẻ bị cảm. Từ đó bé dễ bị sốt khi đang ngủ. 

Nhiễm virus, vi khuẩn

Nguyên nhân phần lớn khiến trẻ bị sốt thường là nhiễm virus hay vi khuẩn. Lúc này trẻ không chỉ sốt cao mà còn quấy khóc, khó ngủ, người lừ đừ, lạnh tay chân, đau bụng… Khi đó bạn cần chú ý các biểu hiện của trẻ cũng như nhanh chóng tìm nhiều cách hạ sốt kết hợp với nhau.

Chăm sóc trẻ cần lưu ý gì?

Không quấn chăn ủ ấm cho trẻ khi bị sốt.

Lau người cho trẻ bằng nước ấm, không dùng nước nóng quá hay quá lạnh. Không dùng nước đá chườm cho trẻ.

Trẻ sốt cao lên cơn co giật thì đưa ngay đến bác sĩ, không bồng bế vỗ lưng, lắc người trẻ.

Trẻ bị sốt kéo dài, nhất là sốt nửa đêm dù nhẹ nhưng diễn ra thường xuyên vào mỗi tối từ 2 – 4 ngày thì nên đưa trẻ đi khám ngay tìm ra nguyên nhân.

Tham khảo thêm:  Trẻ Sốt Cao Đột Ngột, Hay Giật Mình: Có Đáng Lo?

Sốt Cao Đột Ngột, Có Nên Uống Hạ Sốt Ngay?

Nhiều người nghĩ rằng hễ sốt cao đột ngột là phải uống hạ sốt ngay lập tức để “chặn” cơn sốt. Điều này có chính xác? Liệu bạn đã hiểu cách dùng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả?

Không phải cứ bị sốt là uống thuốc

Thuốc hạ sốt là thuốc được nhiều gia đình mua về trữ sẵn phòng trường hợp khi cần, nhất là với nhà có trẻ nhỏ. Vì sốt là một phản ứng cấp tính dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không hạ sốt kịp. Để cho cơn sốt không lên quá cao và kéo dài, uống thuốc hạ sốt chính là giải pháp phổ biến nhất. Thuốc hạ sốt được bán rộng rãi trong các nhà thuốc, ít khi gây ra những phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Uống thuốc hạ sốt đúng cách để không ảnh hướng sức khỏe
Uống thuốc hạ sốt đúng cách để không ảnh hướng sức khỏe

Thuốc hạ sốt thực chất có nhiều loại. Với các loại sốt thông thường (sốt siêu vi) bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen) để hạ sốt. Aspirin cũng là thuốc hạ sốt nhưng loại này có một số đối tượng chống chỉ định, do đó không nên tùy tiện uống. 

Paracetamol phát huy hiệu quả nhanh, an toàn, ít biến chứng, dễ sử dụng cho trẻ em lẫn người lớn.

Uống thuốc hạ sốt sao cho đúng? Nếu trong nhà có người bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì nên dùng thuốc hạ sốt. Nhất là trẻ em rất dễ bị sốt cao do đó không nên để tình trạng này kéo dài vì dễ lên cơn co giật. 

Liều dùng như thế nào? Ở người lớn thì nên uống 2-3 lần/ngày. Mỗi lần là 1 viên. Còn trẻ em thì uống 3-4 lần/ngày. Nên cho trẻ uống loại thuốc hạ sốt dạng bột hay viên nhét hậu môn. Tuyệt đối không liên tiếp uống các liều dưới 4 tiếng đồng hồ.

Làm thế nào để biết thuốc không có tác dụng?  Trước khi uống, nên đo nhiệt độ người bệnh một lần bằng nhiệt kế thủy ngân. Uống xong sau sau 30 phút đo lại lần nữa nếu nhiệt độ không giảm thì bạn có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Sốt vẫn không hạ sau đó thì tức là cơ thể không đáp ứng thuốc. Trường hợp này nên đưa đi bệnh viện ngay.

Khi nào không nên điều trị tại nhà? Thấy người bệnh sốt quá 3 ngày, dùng thuốc không hạ sốt không tác dụng, sốt cao từ 40-41 độ C, bị dị ứng với thành phần của thuốc thì cần đi khám bác sĩ gấp.

Tham khảo thêm: Trẻ Sốt Cao Đột Ngột Về Đêm, Nên Làm Gì?

Phòng Ngừa Sốt Cao Đột Ngột Bằng Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe

Thực phẩm chính là những liều thuốc tự nhiên giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh sốt cao đột ngột, cảm mạo thông thường. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm vàng cho sức khỏe

Nấm

Nấm là thực phẩm lành tính chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ăn nấm thường xuyên giúp thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh và hoạt động của tế bào máu trắng, hỗ trợ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và hạn chế nhiều bệnh khác nhau.

Lòng đỏ trứng gà, vịt

Lòng đỏ trứng là nguồn cung protein, selen và kẽm dồi dào. Đây là lựa chọn hàng đầu trong các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, bạn đừng quên ăn 1 quả trứng mỗi ngày nhé!

Trứng cũng là nguyên liệu rất dễ chế biến, ít tốn thời gian, người không biết nấu nướng cũng có thể làm. 

Trái dưa hấu

Trong 1 quả dưa hấu ngọt mát ngày hè có chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, hàm lượng lycopene cao trong dưa hấu còn có công dụng giúp giảm viêm đường hô hấp và chống nhiễm trùng, virus. 

Một số loại rau củ quả giúp tăng miễn dịch chống virus
Một số loại rau củ quả giúp tăng miễn dịch chống virus

Khoai lang

Nhìn chung, các loại thực phẩm có màu cam ngả vàng như khoai lang, cà rốt, bí đỏ đu đủ là dấu hiệu cho thấy đây là thực phẩm rất giàu vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh các mô liên kết, cho bạn một làn da tươi trẻ, khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Để tốt cho sức khỏe cũng như tiêu hóa, khoai lang tốt nhất nên luộc, hấp hoặc nướng, hạn chế chiên ngập dầu mỡ. 

Sữa chua

Thực phẩm lên men như sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn cho đường ruột. Bạn có thể mua hoặc tự làm sữa chua, có thể ăn kèm các loại hạt ngũ cốc, trái cây để kích thích vị giác cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.

Hành và tỏi

Tuy có mùi vị hăng nồng không mấy dễ chịu, thế nhưng chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe mà hành tỏi mang lại. Tỏi và hành tây ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng, còn giúp hạn chế, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và một số bệnh ung thư khác.

Tham khảo thêm: Sốt Cao Đột Ngột & Phân Biệt Các Loại Sốt

Xử Lý Nhanh Khi Bị Sốt Cao Đột Ngột

Sốt cao đột ngột, phải làm thế nào? Chỉ bằng một số nguyên liệu sẵn có tại nhà, bạn có thể áp dụng để giảm sự khó chịu của cơn sốt mang lại. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạ sốt nhanh chóng mà không phải dùng đến thuốc. 

1/ Chườm khăn ấm

Một sai lầm hay gặp khi hạ sốt đó là dùng khăn lạnh, túi nước đá để đắp lên trán. Tuy nhiên, nước lạnh hay nước đá sẽ làm hạ nhiệt đột ngột ngoài da, dễ khiến cho người bệnh bị sốt nóng lạnh do chênh lệch nhiệt độ, thậm chí còn gây sốt cao hơn. Cách đúng đó là lấy khăn thấm nước ấm, sẽ giúp người bệnh kiểm soát thân nhiệt hiệu quả.

Hướng dẫn: Lấy khăn sạch thấm nước ấm rồi vắt khô, lau tập trung các khu vực như trán, bàn chân, lòng bàn tay, nách, bẹn… Thay khăn sau mỗi 3 – 5 phút. 

2/ Diếp cá

Diếp cá không chỉ phổ biến trong nấu ăn mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá diếp cá có thể dùng trị ho, kháng viêm và hạ sốt hiệu quả, lành tính.

Hạ sốt bằng lá diếp cá
Hạ sốt bằng lá diếp cá

Cách làm: Lấy 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch rồi và giã nhuyễn, sau đó đổ chút nước ấm rồi vắt lấy nước uống. Cách khác là bạn có thể dùng nước vo gạo, giã nhuyễn lá diếp cá rồi cho vào, đun sôi hỗn hợp trong khoảng 5 – 10 phút sau đó để nguội. Bỏ xơ lọc nước, uống một ngày 3 lần. Đây là bài thuốc hạ sốt tại nhà theo dân gian từ lá diếp cá.

3/ Gừng tươi hoặc bột gừng 

Không chỉ là gia vị cho nhiều món ăn, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Trong đó, đáng kể nhất là chữa bệnh. Gừng giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng virus một cách tự nhiên, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Chúng ta có thể sử dụng gừng như một bài thuốc dân gian hạ sốt hiệu quả.

Cách thực hiện: Cho củ gừng đã rửa sạch xay nhuyễn, xong lấy nước cốt gừng pha chung với nước ấm để tắm. Bạn có thể sử dụng bột gừng và pha với nước ấm là được. Sau khi tắm, lấy chăn bông quấn quanh cơ thể nhằm toát mồ hôi giúp hạ nhiệt độ. Đây được xem là cách xông hơi khá hiệu quả. Một cách khác là bạn có thể pha 2,5g gừng băm nhuyễn chung với 200ml nước sôi, ngâm vài phút để tinh chất gừng hòa vào nước, pha thêm 1 muỗng mật ong và uống để hạ sốt.

Tham khảo thêm:  Nguyên Nhân Sốt Cao Đột Ngột Lúc Nửa Đêm