Sốt ở người lớn không nên chủ quan, vì vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu không được hạ sốt kịp thời. Vậy sốt 40 độ phải làm sao? Cùng tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây.
Sốt cao ở người lớn
Sốt xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhận dạng những tác nhân lạ xâm nhập cơ thể, từ đó giải phóng các tín hiệu hóa học nhằm huy động bạch cầu tiêu diệt những tác nhân này. Đồng thời cơ thể tăng nhiệt độ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus. Sốt được xem là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể.
Sốt cao có thể kiểm soát được bằng việc dùng thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh chính (nếu biết nguyên nhân gây sốt). Sốt cao không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm chuyển biến nặng như viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…
Những dấu hiệu nguy hiểm kèm theo sốt:
Mất tỉnh táo, mơ hồ, hôn mê.
Đau đầu, cứng cổ, xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da.
Bị căng cứng hàm, đổ mồ hôi lạnh, co thắt cơ, đau cổ.

Đau bụng, co giật.
Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C.
Chán ăn rõ rệt, người mệt mỏi, xanh xao trong nhiều ngày
Đi đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm (virus cúm, sốt xuất huyết…) trước khi sốt.
Khi gặp phải cơn sốt kèm theo các dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.
Hầu hết các cơn sốt thường tự hết sau 1 tới 2 ngày, nhưng thay vì chờ đợi người bệnh có thể tự áp dụng một số phương pháp hạ sốt để cơ thể phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn:
Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước bổ sung chất điện giải hoặc nước ép trái cây. Nước giúp làm mát cơ thể từ bên trong và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do cơn sốt.
Đọc thêm: Trẻ sốt 40 độ phải làm sao nhanh hạ sốt?