Ngành giấy đang đóng góp phần lớn vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Vì thế, công ty giấy Lee & Man cũng đưa ra những quy chuẩn riêng để đảm bảo cho nhà máy.
Quy trình xử lý nước thải của doanh nghiệp sản xuất giấy
Dòng hỗn hợp nước thải thu gom từ các xưởng sản xuất giấy nằm phân tán trong khu vực làng nghề được thu gom bởi hệ thống cống chung dẫn tới trạm xử lý. Từ đây, nước thải được nhà máy Lee & Man dẫn qua các khâu xử lý sau:
Tiền xử lý: Tách loại rác, cát từ hệ thống cống chung bằng hệ thống song chắn rác cố định, cơ khí và hệ thống bể tách rác, tách cặn và chất nổi.
Xử lý cơ học: Gồm có các bước Trung hòa và Keo tụ tách cặn.
Trung hòa: Do trong quy trình sản xuất bao bì giấy có sử dụng xút và các chất tẩy rửa, đồng thời quá trình tẩy mực in, đánh màu cho giấy cũng thải vào nước rất nhiều loại hóa chất khác nhau, do vậy có thể làm pH trong nước thải thay đổi rất lớn. Để đảm bảo cho các khâu xử lý hóa sinh học phía sau, nước thải cần được kiểm soát và cân bằng pH.
Tách cặn: Ổn định nống độ Ph của nước thải về mức từ 6,5 – 8,5. Sau đó, hòa trộn với một loại hóa chất keo tụ nhằm kết dính các cặn lơ lửng có trong nước thành các bông có kích thước lớn dần. Tùy vào công nghệ tách cặn được sử dụng như thế nào để có được loại hóa chất keo tụ phù hợp.
Sau khi được hòa trộn và phản ứng với hóa chất, để tách các bông cặn keo tụ ra khỏi nước, trong xử lý nước thải tái chế giấy, người ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
– Phương pháp lắng trọng lực
– Phương pháp tuyển nổi
Xử lý sinh học: Dòng thải hỗn hợp từ nước thải tái chế giấy có các thành phần đặc trưng như BOD5, COD, SS rất lớn, vượt tiêu chuẩn hàng chục đến hàng trăm lần, trong khi các chỉ tiêu dinh dưỡng như T-N, T-P lại hầu như rất thấp, do vậy cần phải tính đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho nước thải trong quá trình xử lý sinh học. Với các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ tương đối cao, nước thải cần phải xử lý qua hai khâu riêng biệt:
Xử lý yếm khí: Tạo môi trường yếm khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là thời gian lưu nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời cần phải đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải.Hãy theo dõi phần tiếp theo của quy trình xử lý nước thải của công ty giấy Lee & Man trong bài tiếp theo nhé!