Cần Làm Gì Để Tiết Kiệm Năng Lượng Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy?

Ngành sản xuất giấy đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Khi nhu cầu của người dùng vẫn không hề giảm, các doanh nghiệp phải nâng cao sản xuất để cung ứng đủ sự đòi hỏi thiết yếu của thị trường. Nhưng làm gì để tiết kiệm năng lượng cho Nhà máy sản xuất bao bì giấy?

Sử dụng nguồn nguyên liệu giấy tái chế

Việc sử dụng giấy tái chế là điều rất cần thiết để giảm bớt lượng rác thải và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là giải pháp tốt trong việc tiết kiệm năng lượng cho công ty giấy Lee & Man. Lấy ví dụ điển hình, để tái chế một lượng giấy từ bìa cứng hoặc giấy thải. Chúng ta sẽ bớt đi được một số công đoạn như cắt, chặt, băm…

Công việc tái chế này cũng giúp các Nhà máy sản xuất giấy cắt giảm một nửa năng lượng sử dụng. Ngoài ra, tái chế giấy còn mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Theo tính toán thì một tấn giấy tái chế sẽ giúp tiết kiệm được 32m3 nước, tiết kiệm được 4.200KWh năng lượng điện đủ dùng cho một hộ gia đình bao gồm 4 thành viên trong 1 năm.

Ngoài  giải pháp tiết kiệm nguồn nguyên liệu trong khi sản xuất giấy kể trên, các doanh nghiệp giấy còn tiến hành rất nhiều những giải pháp thay đổi công nghệ như: Thay đổi hệ thống điều khiển cấp hơi và lây nước cho máy xeo giấy tự động (giảm thiểu từ 25 – 30% lượng hơi tiêu thụ); giải pháp thay biến tần cho các bơm cấp bột, bơm nước; thay động cơ công suất lớn bằng những loại động cơ có hiệu suất cao; lắp đồng hồ đo đếm điện thông minh, giám sát hoạt động và tiêu hao năng lượng cho động cơ thủy lực đánh giấy vụn…Với những giải pháp kể trên cho quy trình sản xuất giấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng nhà máy sản xuất giấy có thể nói là còn rất nhiều. Nó đòi hỏi sự chung tay và không ngừng nghiên cứu của các đơn vị sản xuất và nhà nước. Và hy vọng trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam sẽ vươn xa sánh ngang với các công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Cần Làm Gì Để Tiết Kiệm Năng Lượng Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy? - 2

Tăng Nhu Cầu Nguyên Liệu Sản Xuất Bao Bì Giấy

Sản xuất bao bì giấy của Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu nguyên liệu nhiều từ Trung Quốc. Ngược lại, việc kinh doanh của các công ty giấy tại Trung Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giá nguyên liệu tại Việt Nam.

Hướng giải quyết cho doanh nghiệp 

Những biến động từ thị trường Trung Quốc đã đẩy ngành giấy Việt Nam vào tình trạng khan hiếm, giá cả tăng cao. Hiện giá giấy in báo đang giữ mức 17,5-18,5 triệu đồng/tấn (tùy định lượng, tùy nơi bán), tăng 1,5-2,5 triệu đồng/tấn. Giấy viết khoảng 19,5 triệu đồng/tấn từ trước Tết Nguyên đán hiện vọt lên khoảng 23,5-24 triệu đồng/tấn, tùy định lượng.

Nguồn nhập khẩu lớn nhất của nguyên liệu giấy đến từ Trung Quốc. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu giấy và các sản phẩm giấy từ các nước xấp xỉ 2,5 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc là khoảng 600 triệu USD.

Công ty giấy Lee & Man hiện là doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất giấy đặt tại Hậu Giang. Mỗi năm, nhà máy giấy Lee & Man này cần nguồn cung nguyên liệu khá lớn để có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng.

Trung Quốc cũng đã đưa ra quy định cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, trong đó có mặt hàng giấy phế liệu là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy cuộn carton, nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam mua số lượng lớn dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước. Cụ thể, không chỉ giấy in báo, giấy viết tăng giá mà các loại giấy bao bì cũng tăng do nhu cầu tăng mạnh khi xu hướng chuyển từ bao bì nhựa sang bao bì giấy ngày càng phổ biến. Các nhà máy sản xuất giấy bao bì cho biết: có nhiều mặt hàng giá tăng đến 50% nhưng các doanh nghiệp vẫn phải “bấm bụng” để làm, giao hàng đúng cam kết với đối tác để giữ quan hệ.

Theo ông Hàn Vinh Quang, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, hiện nay Trung Quốc đang siết chặt hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất giấy với việc đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất giấy công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Việc này đã khiến nguồn cung hụt đi khoảng 26 triệu tấn giấy/năm. Đây là một trong những lý do nhà máy Lee & Man quyết định chọn Việt Nam làm nơi đầu tư, sản xuất kinh doanh.Do đó, giải pháp cần thiết hiện nay là ngoài việc các doanh nghiệp phải tự mình đầu tư, đổi mới dây chuyền trong quy trình sản xuất giấy, công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu để có thể chủ động, ổn định cho sản xuất thì Nhà nước cần phải có chính sách quản lý, kiểm soát các việc các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt sang Việt Nam thu gom cả nguyên liệu lẫn giấy thành phẩm.

Tăng Nhu Cầu Nguyên Liệu Sản Xuất Bao Bì Giấy - 2

Cơ Hội Phát Triển Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy

Theo dự báo của Hiệp hội Bột giấy, trong 5 – 10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng các loại giấy của Việt Nam sẽ tăng 8% – 10%/năm, đặc biệt giấy bao bì đóng gói sẽ tăng khoảng 20%. Đây là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất giấy.

Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Lee & Man

Trong giai đoạn 2016 – 2019, nhu cầu về giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất tăng trưởng bình quân 30,3%/năm; thu gom giấy thu hồi trong nước tăng trưởng 18,5%/năm; nhập khẩu giấy thu hồi tăng trưởng 42,8%/năm. Giấy thu hồi có vai trò rất quan trọng, là nguyên liệu không thể thay thế trong sản xuất giấy của Việt Nam. Sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất giấy các loại đạt tỷ lệ 87%, tính riêng trong sản xuất giấy bao bì đạt đến 98%.

Công ty giấy Lee & Man, chính thức hoạt động tại tỉnh Hậu Giang từ năm 2017 và bước đầu tuy phải đối diện với các thách thức khó tránh khỏi về vận hành và môi trường, nhưng công ty đã ghi nhận những đóng góp và liên tục cải thiện khâu xử lý, chính sách hoạt động. Qua đó, doanh nghiệp giấy này đã chứng minh những nỗ lực của mình và trở thành một trong Top 100 doanh nghiệp bền vững tổ chức bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và VCCI.

Hoạt động thu gom trong nước đã phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên tăng trưởng mạnh về sản xuất trong ba năm gần đây, đặc biệt là giấy bao bì dẫn đến tỷ lệ thu gom trong nước không theo kịp với sản xuất bao bì giấy. Tỷ lệ thu gom nội địa năm 2018 mới đạt 39% tổng lượng giấy tiêu dùng trong nước và chỉ đáp ứng 43% nhu cầu sản xuất, nhập khẩu giấy thu hồi chiếm tỷ trọng 57%.

Thừa hưởng sự đầu tư có trách nhiệm của doanh nghiệp giấy, địa phương sẽ có điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Công ty giấy Lee & Man đã đóng góp vào ngân sách tỉnh Hậu Giang hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng của địa phương, góp vào quỹ an sinh xã hội tỉnh, xây nhà tình thương, trường mẫu giáo, hỗ trợ học bổng cho các em học sinh… Lee & Man cũng giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và có hơn 1.100 nhân viên với hơn 95% là người Việt.

Cơ Hội Phát Triển Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy - 2


Quy Trình Sản Xuất Giấy Cần Theo Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn

Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) từ lâu đã phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển. Doanh nghiệp giấy cần nâng cao quy trình sản xuất giấy nhằm giảm phế thải, quản lý và tái tạo tài nguyên.

Xu hướng phát triển KTTH tại Việt Nam

KTTH là xu thế phát triển tất yếu, xuất hiện cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, lãng phí tài nguyên và khan hiếm nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải, việc hướng tới nền KTTH trong lĩnh vực công nghiệp gồm tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy… đang cần được ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, khả năng thu gom và tái sử dụng rác thải tại Việt Nam còn chưa được triển khai mạnh, nhất là khi chúng ta vẫn chưa thực hiện phân loại rác thải từ nguồn do thiếu công nghệ, nguồn lực cũng như ý thức người dân.

Theo TGĐ công ty giấy Lee & Man, không chỉ là một ngành sản xuất nguyên liệu có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân và sự phát triển của xã hội, ngành sản xuất bao bì giấy tái chế còn có sự phù hợp tự nhiên với mô hình KTTH. Các thách thức từ môi trường khiến doanh nghiệp giấy không ngừng cải thiện bộ máy vận hành và triết lý phát triển nếu muốn phát triển bền vững.Kim chỉ nam của chúng tôi là tận dụng tối đa “phế thải” từ đầu vào đến đầu ra. Doanh nghiệp giấy Lee & Man hiện sử dụng đến 95% nguyên liệu là giấy tái chế để sản xuất, giúp giảm thiểu áp lực cho môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác từ phần phế thải trong sản xuất. Chất thải rắn trong quá trình xử lý giấy phế liệu sẽ được tái chế, sản xuất các sản phẩm khác. Phần tro bụi từ chất thải không tái sử dụng sẽ được các công ty thu mua để sản xuất xi măng hoặc gạch không nung. Công ty cũng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải, khí thải tiên tiến để chất lượng nước thải, khí thải luôn được kiểm soát trước để bảo vệ môi trường.

Quy Trình Sản Xuất Giấy Cần Theo Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn - 2

Sản Xuất Bao Bì Giấy Tăng Nhờ Nhu Cầu Thị Trường

Mua sắm online, sự trỗi dậy của dịch vụ giao hàng, chuyển phát… làm phát sinh nhu cầu lớn lượng bao bì giấy đóng gói hàng hóa. Đây chính là cơ hội các nhà máy sản xuất bao bì giấy mở rộng, đáp ứng thị trường tiêu dùng.

Nhu cầu từ chuyển phát nhanh

Nhiều năm gần đây các dịch vụ giao nhận phát triển mạnh, có sự tham gia của nhiều công ty tư nhân trong và ngoài nước. Theo các công ty chuyển phát nhanh, nhu cầu sử dụng bao bì giấy của người dân và doanh nghiệp đã tăng từ 20-30% so với trước đó. Các công ty chuyển phát nhanh tư nhân hướng tới dịch vụ tốt hơn, có nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng hơn (Bảo hiểm khai giá, phát hàng thu tiền, báo phát, đóng gói…) tiếp thị tốt, chăm sóc tốt, chiết khấu cao… Do đó khi gửi hàng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường chuyển phát nhanh đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường giấy, đặc biệt là giấy carton một cách nhanh chóng. Điển hình là các công ty sản xuất giấy. Nhu cầu sử dụng bao bì giấy là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Công ty giấy Lee & Man là doanh nghiệp FDI, có quy mô lớn được đầu tư tại Hậu Giang. Doanh nghiệp giấy Lee & Man cung cấp ra thị trường các mặt hàng giấy chất lượng cao như bao bì, giấy sinh hoạt.

Quy trình sản xuất giấy của Lee & Man được đầu tư với công nghệ tiên tiến nhất, giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp giấy chuyên sản xuất thùng carton, giấy bao bì trong nước hiện đang gặp khó khăn bởi giá cuộn carton tăng chóng mặt và khan hiếm, do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu gom sản phẩm này với giá cao. Nhiều chuyên gia ngành giấy khẳng định nguồn cung cấp hàng tại Trung Quốc giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng là nguyên nhân khiến thị trường này hút giấy bao bì carton, đẩy giá các sản phẩm này tăng đột biến theo thời gian gần đây.

Theo chuyên gia nhận định, trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa một loạt nhà máy sản xuất giấy và bột giấy khiến nguồn cung giảm mạnh, riêng lần đóng cửa mới nhất vừa diễn ra cách đây chưa lâu, khiến nguồn cung cấp sản phẩm giấy bao bì giảm thêm khoảng 16 triệu tấn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu giấy.

Sản Xuất Bao Bì Giấy Tăng Nhờ Nhu Cầu Thị Trường - 2