Quy Trình Giặt Của Máy Giặt Panasonic Sạch Thơm Bền Màu (P2)

Rất nhiều người sử dụng lầm tưởng rằng cách giặt đồ bằng máy giặt Samsung, Panasonic, LG, Toshiba, Sanyo là khác nhau. Tuy nhiên, thực tế các cách giặt đồ và thao tác bằng máy giặt ở tất cả thương hiệu này đều như nhau. Chỉ có khác biệt ở chỗ, mỗi thương hiệu sẽ có thêm vài chương trình và chế độ giặt đặc biệt để làm điểm nhấn cho sản phẩm của họ. Vì vậy, sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn quy trình giặt của máy giặt panasonic đúng cách nhất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước chuẩn bị trước khi giặt, bạn bắt đầu tiến hành các bước giặt quần áo bằng máy giặt cụ thể như sau:

1. Kiểm tra kỹ các bộ phận của máy giặt

Bạn cần kiểm tra hệ thống ống xả nước, dây điện, ngăn đựng bột giặt, nước xả có đảm bảo sử dụng tốt không. Nếu vô tình sử dụng máy giặt khi có bộ phận hư hỏng sẽ khiến quy trình giặt áo quần bị gián đoạn, kết quả giặt giũ không sạch. Và nguy hiểm hơn có thể là gây hư hỏng, chập mạch máy giặt.

2. Cho áo quần vào máy giặt

Người sử dụng tiến hành cho áo quần vào lồng máy giặt. Lưu ý quan trọng, người sử dụng nên xem xét tải trọng máy giặt và cho khối lượng áo quần vào sao cho phù hợp. Nếu cho số lượng áo quần quá tải sẽ khiến áo quần giặt không được sạch. Đồng thời, lồng giặt sẽ bị rung lắc mạnh và gây hư hỏng hoặc gãy trục xoay của máy.

Nếu khối lượng quần áo nhiều quá mức dễ khiến máy giặt hư hỏng và gãy trục xoay

Nên chú ý khối lượng quần áo và tải trọng máy giặt sao cho phù hợp

3. Cho chất tẩy rửa: nước giặt, nước xả vải, bột giặt, thuốc tẩy quần áo vào ngăn đựng

Tùy theo từng thương hiệu của các dòng máy giặt mà thiết kế máy sẽ có 2 hoặc 3 ngăn đựng chất giặt tẩy. Ngoài ra, người sử dụng cần lưu ý đổ liều lượng nước giặt, bột giặt hay nước xả vải hợp lý. Nếu sử dụng quá nhiều có thể để lại cặn bột giặt.

4. Chọn chế độ giặt phù hợp cho từng loại và chất liệu quần áo

Hầu hết các thương hiệu máy giặt đều có nhiều chương trình và chế độ giặt đa dạng. Tùy theo từng chất liệu vải mà người sử dụng nên chọn chế độ và chương trình giặt phù hợp. Trước khi chọn chương trình giặt, người sử dụng sẽ tiến hành chọn các chế độ giặt: Giặt nước nóng, điều chỉnh mức nước, sấy, vắt (Spin), xả và vắt (Rinse & Spin).

Cuối cùng là nhấn nút Start cho máy giặt chạy chương trình

Xem thêm: Quy Trình Giặt Của Máy Giặt Panasonic Sạch Thơm Bền Màu (P1)

Yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giặt của máy giặt panasonic

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quy trình giặt của máy giặt panasonic? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để biết thêm thông tin nào!

I. Chọn mức nước phù hợp khi giặt

Hầu hết các dòng máy giặt sẽ thường có 3 mức nước để cho các bạn lựa chọn sao cho tương ứng với các quy trình giặt khác nhau và phù hợp với lượng quần áo cũng như nhu cầu giặt của bạn. Vậy nên bạn cần chọn mức nước sao cho phù hợp với lượng quần áo nhà bạn mà đang cần giặt. Nếu bạn có ít quần áo thì bạn nên chọn mức thấp và không nên chọn chế độ mặc định. Ngoài ra, bạn có thể gom quần áo nhiều ngày để giặt chung trong 1 lần giặt và chọn mức nước phù hợp. Điều này sẽ giup bạn không chỉ tiết kiệm được lượng nước mà còn không phải giặt nhiều lần nên có thể tiết kiệm cả thời gian cũng như tiết kiệm điện.

II. Không nên để quá nhiều quần áo trong một lần giặt

Nếu như ở trên chúng ta đã đề cập đến vấn đề gom quần áo giặt trong 1 lần để có thể tiết kiệm điện và nước thì các bạn cũng nên lưu ý 1 vấn đề mà các bạn hay gặp phải đó là việc cho quá nhiều quần áo vào máy giặt cùng 1 lúc mà quên để ý đến khối lượng quy định ghi trên máy. Việc làm này sẽ khiến cho máy bị quá tải và nếu máy phải hoạt động như thế nhiều lần thì máy sẽ dễ bị hỏng hóc hơn và các bạn cũng nên lưu ý nếu như giặt quá nhiều quần áo thì sẽ cần lượng nước nhiều hơn và  thời gian giặt sẽ lâu hơn và đôi khi đồ sẽ giặt không được sạch. Vậy nên bạn cần chú ý khi cho đồ vào máy giặt để duy trì tuổi thọ của máy.

Cần chú ý khối lượng giặt để có thể bỏ đồ vào máy cho phù hợp

Không nên để quá nhiều đồ trong lồng giặt

III. Đặt chu trình giặt phù hợp

Thông thường mỗi dòng máy giặt sẽ có chu trình giặt tự động phụ thuộc vào lượng quần áo mà bạn cho vào trong lồng giặt. Thế nhưng chế độ tự động này sẽ làm tốn nhiều nước và đôi khi thời gian giặt sẽ lâu hơn. Vậy nên, các bạn có thể tự thiết lập chu trình giặt khi sử dụng máy phù hợp với lượng đồ cần giặt và có thể tiết kiệm điện, nước đồng thời rút ngắn thời gian giặt của máy giặt.

Đọc thêm: Chị em có cần biết về quy trình giặt của máy giặt panasonic?

Thắc mắc trong quy trình giặt của máy giặt panasonic (P2)

Tiếp nối bài viết giải đáp những thắc mắc thường gặp trong quy trình giặt của máy giặt panasonic, bài viết ngày hôm nay sẽ tiếp tục cung cấp những câu hỏi và phương pháp xử lý cho những tình huống thường gặp khi sử dụng máy giặt panasonic các bạn nhé!

Một số thắc mắc thường gặp trong quy trình giặt của máy giặt Panasonic

  1. Máy giặt NA-S106 sử dụng công nghệ sấy nào ?

Máy giặt NA-S106 sử dụng công nghệ sấy nhiệt bằng cách dùng điện trở nhiệt và quạt gió để đưa nhiệt nóng vào trong khoang lồng giặt.

  1. Máy giặt khi cấp nước xuất hiện tiếng kêu ù ù ?

Đây là hiện tượng bình thường bởi tiếng kêu này là tiếng kêu của van cấp nước khi máy lấy nước vào lồng giặt. -> Đây là hiện tượng bình thường, không phải sự cố của sản phẩm.

  1. Tại sao khi máy giặt đang hoạt động (vắt) lại rung mạnh và kêu ? 

Nguyên nhân có thể xảy ra là do:

– Do máy giặt chông chênh, kê đặt trên sàn hay nền không bằng phẳng. 

– Lồng giặt mất cân bằng do giặt chung nhiều loại quần áo có khối lượng nặng nhẹ khác nhau.

– Giặt quá nhiều quần áo một một lúc.

– Hệ thống cân bằng trong máy giặt bị lỗi.

  1. Khi vệ sinh máy giặt có thể xịt nước trực tiếp vào bất kỳ bộ phận nào của máy giặt không?

Không được làm ướt các bộ phận điện như mô tơ, bảng mạch, dây điện, công tắc, đầu nối điện, …

  1. Bồn nước thấp có cấp được nước không (tối thiểu bao nhiêu m) ?

Tiêu chuẩn 0.03Mpa – 1Mpa, tương đương khoảng cách từ bồn tới van cấp nước là 3m – 100m.

Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3m, nước cấp vào sẽ yếu đi.

Thực tế khoảng cách tối thiểu để nước có thể chảy vào máy giặt được là khoảng 2m trở lên.

  1. Máy giặt NA-S106 báo lỗi U04 ?
Cách phục lỗi máy giặt kịp thời giúp máy giặt kéo dài tuổi thọ hiệu quả

Nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục khi máy giặt gặp lỗi

Nếu chọn chế độ sấy, máy báo lỗi U04, nguyên nhân là do sơ vải bịt kín tấm lọc xơ vải vì vậy cần thao tác như sau.

Bước 1 – Tắt nguồn máy giặt.

Bước 2 – Lấy tất cả quần áo ra khỏi lồng máy giặt.

Bước 3 – Bật nguồn máy trở lại.

Bước 4 – Chọn chương trình “Vệ sinh lồng giặt” và nhấn nút “Xả tăng cường” trong 5 giây để làm sạch xơ vải. 

Đọc thêm: Thắc mắc trong quy trình giặt của máy giặt panasonic (P1)

Giải đáp câu hỏi quy trình giặt của máy giặt panasonic (P2)

Tiếp nối bài viết đầu tiên, ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những câu hỏi thường gặp và giải đáp trong quy trình giặt của máy giặt panasonic nhé!

I. Máy giặt khi cấp nước có tiếng ù ù?

Đây là hiện tượng bình thường, thông thường tiếng kêu này là tiếng kêu của van cấp nước khi máy giặt lấy nước vào lồng.  Vậy hiện tượng này không phải sự cố của sản phẩm.

II. Tại sao máy giặt khi đang hoạt động (vắt) lại rung mạnh và kêu?

Nguyên nhân có thể xảy ra :

– Do máy giặt kê hoặc chông chênh trên sàn, nền không bằng phẳng. 

– Lồng giặt trở nên mất cân bằng do giặt chung nhiều loại áo quần có khối lượng nặng nhẹ khác nhau.

– Giặt quá nhiều số lượng quần áo cùng một lúc.

– Hệ thống cân bằng trong máy giặt bị lỗi.

Nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi máy giặt rung lắc mạnh

Máy giặt rung lắc mạnh và kêu  khi giặt

III. Bao nhiêu lâu thì cần bảo dưỡng vệ sinh tổng thể máy giặt? 

Tùy theo lượng đồ giặt, mức độ sử dụng thường xuyên và mức độ bẩn của quần áo.

Đề nghị nên bảo dưỡng tổng  vệ  sinh từ 1 năm nếu sử dụng thường xuyên và khoảng 2 năm nếu sử dụng gia đình.

IV. Sờ vào sản phẩm máy giặt bị giật tê tê? 

Đây là hiện tượng bình thường chỉ cần nối đất cho sản phẩm sẽ hết hiện tượng này.

* Giải thích: Điện áp xuất hiện trên vỏ máy giặt so với mặt đất có thể từ 50V đến 120V tùy theo từng loại sản phẩm.

Với các sản phẩm công nghệ Inverter (tần số cao) như : Tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt, ĐHKK thì điện áp đo được thường lớn hơn 100V.

Điện áp này được tạo ra bởi hiệu ứng điện dung thông qua các tụ điện thật và ảo trên bo mạch, động cơ, biến áp… Khung vỏ của động cơ, bo mạch, biến áp được gắn vào khung vỏ máy, đây chính là 1 bản cực của tụ điện ảo, còn các cuộn dây trong biến áp, động cơ là 1 bản cực còn lại.

Do vậy, khi thực hiện tiếp đất sẽ có dòng điện chạy qua các tụ điện này, nhưng bị lệch pha một góc = 90 độ so với điện áp đặt trên chúng sẽ triệt tiêu hiệu ứng điện dung và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đọc thêm: Giải đáp câu hỏi quy trình giặt của máy giặt panasonic (P1)