Cách Phòng Viêm Họng Cho Trẻ Vào Lúc Giao Mùa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tái đi tái lại bệnh viêm họng và 1 trong những thời điểm cũng như tác nhân gây ra điều này là lúc giao mùa. Mặc dù viêm họng có thể coi là bệnh phổ biến, nhưng nếu bệnh tình trở nặng thành viêm họng cấp thì rất đáng lo ngại. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu lý do bệnh viêm họng dễ tái đi tái lại và khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện để có cach phong viem hong cho tre hợp lý qua bài viết dưới đây nhé!

Lý do làm cho bệnh viêm họng tái đi tái lại ở trẻ?

Hiện nay, môi trường sống với nhiều khói bụi, ô nhiễm và đặc biệt là nhà ở gần các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh dễ dàng tái phát lại.

Thống kê hiện nay cho thấy có tới gần 200 chủng virus và vi khuẩn gây ra bệnh viêm mũi họng khác nhau. Vì lý do này mà trẻ vừa mới khỏi bệnh xong đã mắc bệnh tiếp do 1 loại virus khác. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm phòng vắc-xin cho trẻ.

Ngoài ra, trong gia đình có người bị viêm họng và lây cho trẻ do cùng sinh hoạt chung 1 nhà. Nhiều gia đình có thói quen đóng kín cửa khi có người bệnh để tránh gió lùa vào nhưng điều này lại càng làm tăng khả năng lây chéo hơn nên việc cần làm là cho không khí được thoáng mát, dễ dàng lưu thông trong phòng và giữ vệ sinh chung.

Khi trẻ bị bệnh ba mẹ đừng quá chủ quan

Cần đưa trẻ bị viêm họng đến bệnh viện khi nào?

Khi thấy những dấu hiệu sau đây ba mẹ hãy lập tức đưa con đi bệnh viện để được các y bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục nhiều ngày và có hiện tượng co giật nhiều lần.
  • Hơi thở không đều và thường thở gấp.
  • Tai bị chảy mủ.
  • Phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày kèm theo trẻ hay nôn ói
  • Bệnh tình không khả quan sau 2 ngày điều trị.

Đặc biệt bệnh tình của trẻ có thể kéo dài hơn 7 ngày nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn tới viêm Amidan, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm hạch mủ, viêm khớp, viêm xoang và nhiễm khuẩn huyết là nguy hiểm nhất.

Đọc thêm: Cách Phòng Viêm Họng Cho Trẻ Em Như Thế Nào?

Phòng Viêm Họng Cho Trẻ Vào Mùa Hè

Mùa hè là 1 trong những mùa mà trẻ thích nhất vì đây là thời điểm trẻ được vui chơi và không phải lo gì chuyện học hành. Tuy nhiên, vào mùa hè thường thời tiết sẽ oi bức và nóng nực, đây là điều kiện cho các bệnh như tay chân miệng, sởi và ban xuất hiện, đặc biệt viêm họng là tình trạng dễ gặp nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách phong viem hong cho tre trong mùa hè qua bài viết sau nhé!

Định nghĩa về viêm họng

Viêm họng là 1 trong những bệnh phổ biến ở trẻ về đường hô hấp, đối với trẻ sơ sinh do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị mắc bệnh. Virus, Vi khuẩn, nấm là những nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ em. Khi bị viêm họng, phần bên trong cổ họng sẽ bị viêm nhiễm, làm cho cổ họng bị sưng đỏ và đau.

Trẻ có thể bị viêm họng mãn tính nếu tình trạng viêm họng lâu ngày nên ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Ngoài ra, có những biến chứng về đường hô hấp cũng khiến con gặp khó khăn về sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc trong quá trình con trưởng thành.

Trẻ dễ bị viêm họng vào mùa hè

Cách phòng viêm họng cho con vào những ngày hè

Trẻ con vốn rất hiếu động nên dễ dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi và đặc biệt là vào mùa hè trẻ càng ra nhiều mồ hôi hơn nữa. Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ đi tắm liền mà hãy cho trẻ ngồi nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút.

Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong những ngày nắng nóng nhưng ba mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ để không quá chênh lệch với nhiệt độ môi trường vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt khi trẻ từ ngoài vào.

Bên cạnh đó việc vệ sinh máy lạnh 1 hoặc 2 tuần 1 lần để tránh bị vi khuẩn tích tụ trong máy cũng là việc cần làm. Ngoài ra, ba mẹ có thể tập cho con súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ.

Thói quen uống nước đá, ăn kem trong những ngày hè là điều ba mẹ cũng phải hạn chế cho trẻ vì đồ ăn lạnh sẽ dễ gây ra viêm họng cho trẻ. Ngoài ra, ba mẹ hãy tập cho con thói quen vệ sinh bàn tay để tránh mầm bệnh vào khoang miệng.

Dinh dưỡng cũng cần được chú trọng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ hấp thụ nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều đường hóa học. 

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Phòng Viêm Họng Cho Trẻ!

Các Yếu Tố Và Cách Phòng Viêm Họng Cho Trẻ

Viêm họng khiến cho trẻ sốt khó chịu đặc biệt là vào những giai đoạn chuyển mùa. Ngoài ra, viêm họng còn khiến cho con cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như vui chơi của con. Hãy cùng tìm hiểu cách phong viem hong cho tre, yếu tố và cách chăm sóc qua bài viết sau nhé!

Yếu tố dẫn đến viêm họng ở trẻ

Viêm họng là loại bệnh dễ chữa trị nhưng nếu khi thấy con có triệu chứng viêm họng kèm sốt cao thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra trước khi bệnh chuyển biến nặng hơn. 

  • Đầu tiên phải kể đến virus: theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì virus chiếm đến 80% gây ra bệnh viêm họng cho trẻ em.
  •  Liên cầu khuẩn Streptococcus là nguyên nhân chính gây nên viêm họng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra do vi khuẩn tụ cầu, viêm họng do nấm Candida (do nhiễm trùng nấm men) và đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị viêm họng sau cơn cảm cúm.
  • Sự thay đổi cân bằng thời tiết là điều kiện lý tưởng để vi sinh vật tấn công cơ thể trẻ. Đồng thời do các tác nhân dễ thấy xung quanh môi trường sống chúng ta như khói thuốc lá, bụi bẩn từ các nhà máy, xí nghiệp hoặc phấn hoa, lông chó mèo.
  • Đối với các bé thường xuyên thở bằng miệng, ngủ hay mở miệng sẽ gây ra tình trạng khô rát nơi cổ họng vì độ ẩm máy lạnh thấp, từ đó gây ra viêm họng
Bác sĩ kiểm tra bệnh viêm họng cho bé

Biểu hiện rõ ràng khi bé bị viêm họng

Bình thường các trẻ bị viêm họng sẽ sốt nhẹ vì đây là lúc cơ thể các bé chống chọi lại virus. Tùy theo cơ địa sẽ có biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi.

Tình trạng viêm họng ở các bé sơ sinh: amidan sưng to, đỏ nên bé sẽ bị nghẹt mũi, quấy khóc và kèm sốt cao có thể lên đến 40 độ. Ngoài ra bé có biểu hiện khác như chảy nước bọt bất thường, thở gấp, ngủ có tiếng ngáy. 

– Khó nuốt thức ăn, đồ uống và thấy các bé hay nuốt nước bọt thấy đau nơi họng.

– Đối với các trẻ lớn hơn thường biểu hiện ho khan, khàn tiếng, cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn. Điều này gần giống với biểu hiện mọc răng nên cha mẹ cần lưu ý.

Chúng ta nên làm gì khi trẻ bị viêm họng?

Cha mẹ nên đặc biệt chú trọng đến vùng cổ họng của bé bằng việc súc miệng bằng nước muối ấm làm tăng khả năng ngừa virus, đây là cách ưu tiên hàng đầu để phong viem hong cho tre. Thời gian này các bé rất khó ăn nên cha mẹ hãy chia thành các bữa ăn nhỏ với những món dễ nuốt, dễ tiêu hóa và bổ sung lượng vitamin nhiều hơn. 

Cho con uống nhiều nước, các loại nước trái cây làm tăng hệ miễn dịch để đánh lùi virus dễ dàng, giúp các bé mau hồi phục.

Luôn giữ ấm cơ thể cho con đặc biệt ở các vùng mũi, ngực, họng. Thường xuyên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ theo dõi phòng khi bé sốt cao.

Nếu vài ngày bé chưa khỏi bệnh thì hãy mang bé đến phòng khám ngay. Không tự ý cho bé uống kháng sinh khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Đọc thêm: Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm Để Phòng Viêm Họng Cho Trẻ