Bệnh chân tay miệng là bệnh lây truyền theo đường hô hấp, hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tìm hiểu về nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em cũng như nhận biết những dấu hiệu bệnh sẽ giúp cha mẹ có hướng xử lý phù hợp, không để bệnh tiến triển nặng nề.
Nguyên nhân bệnh chân tay miệng ở trẻ em do như thế nào?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một số virus trong nhóm Enterovirus gây nên. Nhóm virus này có các tên khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus. .. Trong đó, Coxsackievirus A16 là chủng dễ gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ và không biến chứng nên hay tự khỏi. Tuy nhiên, nguyên nhân bệnh chân tay miệng ở trẻ em cũng có thể do một số virus thuộc nhóm Enterovirus, như virus Enterovirus 71 (EV 71) gây nên với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị sớm.
Virus gây bệnh chân tay miệng lây lan nhanh chóng qua niêm mạc miệng hoặc các chất dịch tiết ra từ hô hấp như mũi, họng hoặc chất thải là phân của trẻ em. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nếu:
– Tiếp xúc trực tiếp với trẻ đang bị ốm hay tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, nước bọt của người bệnh.
– Cầm nắm đồ chơi hoặc sờ vào nền nhà có virus gây bệnh chân tay miệng, rồi vô ý chạm vào tai, mũi, họng.
– Người chăm sóc trẻ không rửa tay sạch sẽ, làm virus lây lan dễ dàng qua trẻ nhỏ.

Bệnh chân tay miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Do vậy, khi trẻ bị bệnh, nếu các phụ huynh không có cách phòng chống và chữa trị kịp thời sẽ làm lây lan bệnh sang nhiều trẻ khác.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường rất biếng ăn và có vết loét sâu trên niêm mạc miệng. Do đó, cha mẹ nên cho bé dùng các món lỏng như cơm, canh giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cần bổ sung cho bé những thức ăn có vị thanh, mát và giàu vitamin C như nước ép chanh, quýt, cam, bưởi. ..
Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen giúp hạ sốt hoặc ho. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng cho trẻ. Tuyệt đối không dùng aspirin với người dưới 16 tuổi vì sẽ gây nên hội chứng Reye ở trẻ em – căn bệnh hiếm gặp và dễ gây tử vong.
Tham khảo thêm bài viết: Bật Mí Nguyên Nhân Bị Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em