Tuy ngành giấy Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, trong nước có trên 300 doanh nghiệp giấy tham gia sản xuất. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp giấy quy mô nhỏ, công nghệ, dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu. Mặt khác, không nhiều các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất bao bì giấy cao cấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu giấy bao bì ngày càng tăng cao, ngành giấy buộc phải có giải pháp mở rộng quy mô, bắt đầu từ chính các doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất mặt hàng này.
Lời giải cho bài toán tăng trưởng của giấy bao bì
Hiện nay, các nhà máy có thế mạnh sản xuất bao bì giấy thường là doanh nghiệp FDI. Điển hình có thể kể đến như công ty giấy Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.
Trong đó, công ty Lee & Man có thế mạnh sản xuất các loại giấy bao bì như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, tại thị trường Việt Nam hiện nay đây là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất loại giấy này.
Như doanh nghiệp giấy Lee & Man, từ khi xây dựng nhà máy tại Hậu Giang đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao (nhập khẩu từ Âu – Mỹ) từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Lee & Man Việt Nam cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong. Do đó, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu nâng công suất, trước mắt, nhà máy Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy nhờ hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh song song.
Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và an toàn môi trường, doanh nghiệp sản xuất giấy phải đầu tư đúng mức cho khâu xử lý thải. Việc đánh giá báo cáo tác động môi trường cần được thực hiện nghiêm túc khi doanh nghiệp tính đến phương án nâng công suất nhà máy. Ông Patrick Chung – TGĐ công ty giấy Lee & Man cho biết: “Mỗi năm, công ty đầu tư hàng triệu đô vào khâu xử lý thải. Công ty cũng đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc hoạt động 24/24 và đầu tư 20 tỷ vào hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc của công ty về đảm bảo chất lượng nước thải và kiểm soát tác động với môi trường.”
