Triệu Chứng Nhận Biết Khi Bị Đau Nhức Gân Tay

Đôi tay của chúng ta sẽ thường xuyên liên lục hoạt động trong thời gian dài do bị quá tải là nguyên nhân chính khiến các khớp và dây gân ở bàn tay thường bị tổn thương, gây ra các cơn đau cổ tay, viêm gân tay khó chịu. Nếu không tiến hành điều trị, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Những cơn đau nhức gân tay khó chịu sẽ không chừa bất kỳ ai.

Cơn đau nhức gân tay gây khó chịu

Bạn sẽ cảm thấy đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau tập trung tại một chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, triệu chứng càng nặng khi cử động. Vùng tổn thương còn có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ sẽ cảm thấy rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân sẽ khiến triệu chứng đau tăng lên. Một số viêm gân cụ thể, được nhận biết tùy theo các triệu chứng mà viêm gân thường gây ra.

Triệu chứng đau nhức gân tay

Viêm gân bám tận của các cơ bám vào đầu xương

Một số gân quanh vùng bám tận sẽ có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, góp phần ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Tổn thương ở phần màng ở vùng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch thì sẽ gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế bạn sẽ khó phân biệt hai loại viêm này nên sẽ gọi chung là viêm gân bám tận.

Viêm bao gân

Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, đặc biệt là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy khu vực này, đóng vai trò như một ròng rọc giúp cố định đường đi của gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, ở giữa sẽ có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ có thể gây cản trở hoạt động của gân.

Viêm bao gân vùng mỏm châm quay

Còn gọi là bệnh De Quervain. Vùng mỏm châm quay thường có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài cùng với dạng ngắn ngón tay cái. Bệnh gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, hiện tượng đau tăng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Khám thấy vùng mỏm châm quay cảm thấy hơi nề, ấn vào đau, chống lại động tác duỗi ngón cái. Bệnh này hay gặp ở phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt, dệt, xách, đan…

Tham khảo thêm bài viết: Vì Sao Thường Xuyên Bị Đau Nhức Gây Tay?

Bài tập chữa đau nhức gân tay, cổ tay tại nhà hiệu quả

Bạn bị đau nhức gân tay, cổ tay và khó khăn khi làm việc? Hãy cùng tham khảo một số bài tập tại nhà giảm đau xương khớp ngay dưới đây nhé!

Bài tập cho cổ tay

Tay duỗi thẳng trước mặt. Bắt đầu nâng cổ tay đồng thời để các ngón tay hướng lên trên trần nhà, tiếp theo là hạ cổ tay và các ngón tay hướng xuống. Thực hiện 10 lần.

Xòe lòng bàn tay và các ngón tay căng ra hết cỡ, sau đó đột ngột nắm chặt lại thành nắm đấm. Lặp lại động tác này 20 lần.

Chống khuỷu tay lên bàn và xoay cổ tay từ phải sang trái 5 lần và xoay chiều ngược lại 5 lần.

Để lòng bàn tay và cổ tay úp xuống mặt bàn, rồi dùng cổ tay lật bàn tay ngửa lên, thực hiện khoảng 10 lần.

Tập các động tác tốt cho xương khớp

Cho tay nghỉ ngơi

Dân văn phòng hay người thường xuyên dùng máy tính bàn, vì tính chất công việc mà cần phải đánh máy cả ngày, tay luôn đặt trên bàn phím. Giảm đau nhức tay bạn nên dành chút thời gian nghỉ ngơi, chẳng hạn sau khi đánh máy được 30 phút liên tiếp hãy cho tay nghỉ khoảng 5 phút tránh căng cơ, mỏi cánh tay.

Chọn tư thế khoa học

Để cơ thể không bị nhức mỏi khi ngồi lâu, bạn phải tập thói quen ngồi đúng tư thế tốt cho sức khỏe. Căn chỉnh ghế ngồi cho thoải mái, không quá thấp hay quá cao so với màn hình. Để hai chân buông thõng tự nhiên, không bắt chéo chân. Lưng thẳng, không ngước lên hay cúi xuống nhiều lần. Tay không để quá sát mặt bàn nhưng cũng không nâng lên quá cao khi đánh máy.

Sử dụng máy tính trong thời gian dài khó tránh khỏi tình trạng đau nhức tay, mỏi lưng, đau vai gáy… Do đó sau mỗi 1 tiếng ngồi làm việc bạn nên dành 5-10 phút đứng lên và đi lại quanh chỗ ngồi. Việc này vừa giúp cơ thể được vận động nhẹ nhàng, vừa hạn chế mỏi mắt, đau nhức xương khớp hay đau đầu. Kết hợp với các bài tập cổ tay trên sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau cũng như bảo vệ tay sau khi dùng máy tính. Tuy nhiên nếu đau nhức vẫn kéo dài và không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp nhất.

Đọc thêm: Cần làm gì khi bị đau nhức gân tay?