Các Giai Đoạn Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Tay Miệng

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng thường sẽ được nhận biết thông qua từng giai đoạn khác nhau. Thông thường sẽ chia ra thành những giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Khoảng từ 3 đến 7 ngày, bệnh sẽ không có dấu hiệu không rõ rệt. Chính điều này khiến cho các ông bố bà mẹ cảm thấy chủ quan hay nhầm lẫn với những căn bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Một số dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn ủ bệnh của trẻ là: Tình trạng biếng ăn kéo dài; Tiêu chảy ở một dạng nhẹ; Xuất hiện các cơn sốt nhẹ, thoáng qua; Đau họng và miệng sẽ tiết ra chất nước bọt liên tục. Ở một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ hoặc hàm dưới

Giai đoạn khởi phát

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày đầu khởi phát bệnh, bề mặt làn da của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính từ 2 đến 3 mm. Những nốt ban này cũng có thể phát triển ở bất cứ nơi nào và thường tập trung nhất ở vùng lòng bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng. Ngoài ra, chúng sẽ tiến triển thêm thành những nốt ban đỏ ở dạng phỏng nước.

Bệnh tay chân miệng gây nên những vết loét trên miệng

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của bệnh tay chân miệng kéo dài khoảng từ 3 đến 10 ngày với các dấu hiệu điển hình có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như: Toàn thân nổi những nốt phát ban ở dạng phỏng nước, loét ở miệng, trẻ dễ bị sốt cao hay nôn ói.

Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể gặp những nguy cơ mắc phải các biến chứng liên quan đến hệ hô hấp, thần kinh và tim mạch.

Những vết loét ở trong khoang miệng khiến trẻ bé lười ăn bởi tình trạng đau rát. Bởi vậy, các mẹ cần cho trẻ sử dụng những loại thức ăn nằm ở dạng lỏng, dễ nuốt và giúp thuận tiện cho việc tiêu hóa giúp trẻ cảm thấy ăn được một cách thoải mái, hạn chế tình trạng đau rát trong quá trình ăn.

Hy vọng rằng thông tin về những dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đọc thêm: Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Tay Miệng