Công Ty Lee & Man – Vực Dậy Giữa Dịch Bệnh

Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, thị trường bột giấy châu Á trong vài tuần đầu tháng 8/2020 đã có dấu hiệu ổn định với việc các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc đã gia tăng nhập khẩu bột giấy, nhằm ngăn chặn khả năng sụt giảm của thị trường giấy trong nước. Tuy vậy, so với 2 quý đầu năm thiệt hại về ngân sách đối với doanh nghiệp giấy bao bì nội địa như công ty Lee & Man, … vẫn là con số rất lớn.

Bài toán duy trì sản xuất

Đối với ngành in ấn, một số doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc thì cần tìm các thị trường mới đảm bảo chất lượng khác. Đồng thời, có thể chuyển dịch sang các loại giấy không nhập khẩu quá nhiều và bị ảnh hưởng từ quốc gia này. Các quốc gia láng giềng như Indonesia, Thái Lan và thị trường tiềm năng Nhật Bản không xuất khẩu được vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ hướng sang thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Nếu biết tận dụng đây sẽ là những nguồn nguyên liệu mới để các doanh nghiệp như công ty giấy Lee & Man có thể tận dụng để sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, đây cũng sẽ là cơ hội cho nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang sẽ phải tự gia tăng khả năng sản xuất của mình về cả chất lượng và số lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Nằm trong chiến lược phát triển dài hạn, thời gian qua, Lee & Man đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và quỹ đất lâm nghiệp rộng lớn, trải dài hầu khắp một số tỉnh thành phía nam, sẵn sàng đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy mới khi đưa vào vận hành. Việc này cũng sẽ góp phần từng bước nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để sản xuất giấy, doanh nghiệp giấy Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà. Qua đó, cũng tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm với giá thành rẻ hơn, đồng thời góp phần vào các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Giấy là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất trong in ấn, mọi sự thay đổi dù là nhỏ của giá giấy đều sẽ ảnh hưởng đến ngành in ấn, bao bì và khách hàng sử dụng sản phẩm cuối. 

Công Ty Lee & Man - Vực Dậy Giữa Dịch Bệnh- 2

Công Ty Giấy Lee & Man Nắm Bắt Công Nghệ Để Vươn Xa

Bao bì, nhãn mác và quy cách đóng gói có vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng hiện nay. Do đó, việc cập nhật công nghệ hiện đại cũng như xu hướng sử dụng vật liệu nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng luôn đặt ra với công ty giấy Lee & Man và doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Hướng đến thị trường lớn

Với mức tăng trưởng hơn hai con số mỗi năm, các chuyên gia kinh tế dự báo, ngành công nghiệp bao bì Việt Nam tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư hiện nay. Đáng chú ý, cơ hội phát triển ngành này còn rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang có sức hút mạnh các nhà sản xuất thế giới đầu tư nhà xưởng vì có những lợi thế về thị trường và nguồn nhân lực cạnh tranh. Công ty Lee & Man trong năm qua đã luôn tận dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật theo hướng bền vững, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất giấy này nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, Lee & Man đã không ngừng tìm kiếm cho mình nhiều thị trường xuất khẩu lớn hơn. Sản phẩm giấy cuộn và bột giấy đạt chất lượng cao khi sản xuất tại nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang nhận được nhiều phản hồi tích cực trên thị trường thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ … và một số quốc gia khác.

Hòa cùng sự phát triển của bán lẻ, thương mại điện tử cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp giấy trong nước. Trước khi sản phẩm đến với khách hàng, dù gần hay xa, to hay nhỏ đều được đóng gói, bảo quản kỹ càng, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn. Do đó các mặt hàng phục vụ đóng gói như: túi nilon, băng dính, xốp bọc hàng, màng PE, thùng carton, túi PE, túi zip… có mức tăng đột biến. 

Khi xã hội phát triển, kéo theo đó là những yêu cầu ngày càng khắt khe, đòi hỏi bao bì không chỉ tiện lợi mà còn phải an toàn, thân thiện môi trường và có cả sự thông minh nữa đến từ khách hàng, người tiêu dùng. Do đó, việc thay đổi chất lượng và cải tiến bao bì, quy cách đóng gói là cuộc chạy đua cho nỗ lực sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp.

Công Ty Giấy Lee & Man Nắm Bắt Công Nghệ Để Vươn Xa - 2

Nhà Máy Lee & Man: Giải Pháp Cho Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu

Với ngành giấy tại Việt Nam, trong số 300 doanh nghiệp giấy đang hoạt động, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của nhà máy Lee & Man Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hạn chế tình trạng thiếu hụt giấy.

Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất giấy

Vì thế, Công ty Lee & Man cũng là doanh nghiệp sản xuất giấy với chủ trương sử dụng 90% nguyên liệu là giấy tái chế, có năng lực tái chế tốt, hệ thống công nghệ hiện đại. Với tình trạng lượng giấy tái chế trong nước không đủ cung ứng, buộc công ty phải nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu cho ngành tái chế ở nước ta hiện đang bị bỏ ngỏ, do ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động tái chế chưa phát triển, đa số máy móc, thiết bị và hóa chất đều được tự chế hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp, khó kiểm soát.

Hiểu được vấn đề tái chế cần được đặt ưu tiên và sẽ là một phần không thể tách rời trong chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường. Công nghệ tái chế chất thải cần được ưu tiên phát triển theo xu thế hướng đến việc xoay vòng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nhà máy Lee & Man đã đầu tư khoảng hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm. Mức độ tự động hoá cao của nhà máy sản xuất giấy cho phép Lee&Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp đối với một đơn vị sản xuất tương tự.

Điều đáng nói là, dù nguyên liệu đầu vào là giấy loại, nhưng những thành phẩm của công ty giấy Lee & Man đưa ra thị trường lại là giấy bao bì cao cấp, đủ chất lượng xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, khi lâu nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu giấy dùng thành phẩm cho các thị trường dễ tính và gia công cho một số thị trường khác.

Nhà Máy Lee & Man: Giải Pháp Cho Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu - 2

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế của doanh nghiệp giấy tăng mạnh

Nhiều doanh nghiệp giấy hiện đang tập trung khai thác nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng thay vì dùng nguyên liệu thô như truyền thống vì lo ngại tài nguyên cạn kiệt.

Nguồn cung bột giấy dần ít hơn

Tại Hội nghị các Hiệp hội Giấy và Bột giấy Châu Á, các Hiệp hội giấy và bột giấy đã đề cập đến tình hình phát triển sản xuất kinh doanh giấy của từng quốc gia. Bên cạnh đó, là nỗi lo chung về thiếu hụt nguyên liệu thô có thể khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy “chết yểu”.

Hiện tại, phần lớn các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc đưa ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đi lên. Sự thiếu hụt về nguyên liệu, thiếu nhà máy, công nghệ sản xuất mới đã khiến ngành công nghiệp giấy gặp nhiều khó khăn để phát triển.

Nhà máy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp giấy đi đầu về sử dụng nguyên liệu giấy tái chế để sản xuất. Các sản phẩm chính của nhà máy Lee & Man là giấy bao bì, giấy sinh hoạt được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tác động tới môi trường.

“Việc thiếu hụt nguyên liệu thô đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy”, ông Roger Wright, Chủ tịch Hawkins Wringht cho biết và nhấn mạnh, nhu cầu tiêu thụ giấy của các nước trong khu vực châu Á đang có sự giảm sút do tăng trưởng kinh tế của khu vực bị chậm lại.

Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thô bị thiếu hụt, thì việc sử dụng nguồn giấy tái chế được xem là một biện pháp hữu hiệu, giúp giảm thiểu chi phí nhập nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất giấy như công ty Lee & Man. Công ty giấy Lee & Man có các sản phẩm chủ đạo được sản xuất từ giấy tái chế, quy mô sản lượng 420.00 tấn/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong giai đoạn 2016 – 2019, nhu cầu về giấy tái chế làm nguyên liệu sản xuất tăng trưởng bình quân 30,3%/năm; thu gom giấy tái chế trong nước tăng trưởng 18,5%/năm; nhập khẩu giấy tái chế tăng trưởng 42,8%/năm.

 “Việc nhà máy giấy dùng lượng giấy tái chế cũng được xem là một biện pháp bảo vệ môi trường, tuy nhiên cần phải xem xét đến việc đảm bảo chất lượng của giấy tái chế mà các quốc gia xuất khẩu. Sử dụng giấy tái chế cũng sẽ đóng góp vào chương trình phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ được môi trường xanh tại các quốc gia có ít diện tích rừng hiện nay”- Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy indonesia phân tích.

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế của doanh nghiệp giấy tăng mạnh - 2

Doanh Nghiệp Giấy Việt Nam Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức

Tuy ngành giấy Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, trong nước có trên 300 doanh nghiệp giấy tham gia sản xuất. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp giấy quy mô nhỏ, công nghệ, dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu. Mặt khác, không nhiều các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất bao bì giấy cao cấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu giấy bao bì ngày càng tăng cao, ngành giấy buộc phải có giải pháp mở rộng quy mô, bắt đầu từ chính các doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất mặt hàng này.

Lời giải cho bài toán tăng trưởng của giấy bao bì

Hiện nay, các nhà máy có thế mạnh sản xuất bao bì giấy thường là doanh nghiệp FDI. Điển hình có thể kể đến như công ty giấy Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.

Trong đó, công ty Lee & Man có thế mạnh sản xuất các loại giấy bao bì như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, tại thị trường Việt Nam hiện nay đây là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất loại giấy này.

Như doanh nghiệp giấy Lee & Man, từ khi xây dựng nhà máy tại Hậu Giang đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao (nhập khẩu từ Âu – Mỹ) từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Lee & Man Việt Nam cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong. Do đó, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu nâng công suất, trước mắt, nhà máy Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy nhờ hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh song song.

Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và an toàn môi trường, doanh nghiệp sản xuất giấy phải đầu tư đúng mức cho khâu xử lý thải. Việc đánh giá báo cáo tác động môi trường cần được thực hiện nghiêm túc khi doanh nghiệp tính đến phương án nâng công suất nhà máy. Ông Patrick Chung – TGĐ công ty giấy Lee & Man cho biết: “Mỗi năm, công ty đầu tư hàng triệu đô vào khâu xử lý thải. Công ty cũng đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc hoạt động 24/24 và đầu tư 20 tỷ vào hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc của công ty về đảm bảo chất lượng nước thải và kiểm soát tác động với môi trường.”

Doanh Nghiệp Giấy Việt Nam Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức - 2

Nhà máy Lee & Man dự kiến tăng sản lượng giấy

Tại thị trường Trung Quốc, nhà máy Lee & Man đang mở rộng kế hoạch sản xuất giấy, được xem như một trong những đơn vị sản xuất giấy lớn nhất tại quốc gia này.

Nhu cầu thị trường giấy tissue tăng mạnh

Lee & Man Paper Manufacturing đang có kế hoạch nâng tổng công suất sản xuất giấy tissue tại nhà máy ở Yongchuan, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc thêm 300.000 tấn/năm.

Cụ thể, doanh nghiệp giấy Lee & Man Paper Manufacturing sẽ bổ sung công suất sản xuất thêm 60.000 tấn khăn tay/năm, 60.000 tấn khăn nhà bếp/năm và 180.000 tấn giấy vệ sinh/năm.

Trong giai đoạn đầu dự án, Baotuo Paper Machinery Engineering sẽ cung cấp sáu PM sản xuất giấy tissue, có tổng công suất 126.000 tấn/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Công ty giấy Lee & Man cho biết họ sẽ tạm dừng kế hoạch xây dựng máy sản xuất giấy bao bì hòm hộp tái chế công suất 300.000 tấn/năm tại nhà máy Trùng Khánh để xây dựng TM công suất 300.000 tấn/năm, nhằm đảm bảo lượng phát thải đã được cấp phép. Công ty tin tưởng vào triển vọng tươi sáng của thị trường giấy tissue Trung Quốc.

Hiện tại, theo Cơ sở dữ liệu Mill Asset của Fastmarkets RISI, tổng công suất giấy tissue của Lee&Man đạt 972.000 tấn/năm, giúp công ty trở thành một trong những nhà sản xuất giấy tissue lớn nhất tại Trung Quốc.

Tại Việt Nam, công ty Lee & Man là đơn vị có quy mô sản xuất giấy lớn, công nghệ hiện đại trong ngành giấy. Không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, Lee & Man được xem như đơn vị tiêu biểu của xu hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng chăm lo đời sống nhân viên, thúc đẩy hoạt động an sinh xã hội, đào tạo thế hệ lao động trẻ cho ngành giấy.

Các sản phẩm giấy Lee & Man chủ yếu sử dụng nguyên liệu tái chế thân thiện môi trường, sản xuất và xử lý theo công nghệ mới nhất cho chất lượng đạt chuẩn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Nhà máy Lee & Man dự kiến tăng sản lượng giấy - 2

Công Ty Lee & Man Và Quy Trình Phát Triển Bao Bì Chất Lượng

Hiện nay nền kinh tế thụt lùi mạnh, nhu cầu về bao bì giấy đóng gói hàng hóa tại thị trường Việt Nam đang diễn ra đầy khó khăn. Theo sau đó là giá giấy  carton tăng lên đột biến và khan hiếm mạnh. Qua đó ta có cái nhìn bao quát về tình hình thị trường giấy bao bì Việt Nam trong năm 2020 sẽ là một năm đầy khó khăn và biến động đối với doanh nghiệp giấy nội địa như công ty Lee & Man.

Giá nguyên liệu giấy cuộn tăng mạnh

Các doanh nghiệp sản xuất thùng carton, giấy bao bì trong nước đang điều đứng bởi giá cuộn carton tăng chóng mặt và đồng thời khan hiếm tại nhiều nơi, do thương nhân thu gom sản phẩm này với giá cao. Trong khi đó, các nhà sản xuất giấy Việt Nam như Lee & Man Việt Nam đang được hưởng lợi lớn do sản xuất không kịp để giao cho khách, hàng hóa được sản xuất ra bao nhiêu cũng tiêu thụ sạch với giá cao. Công suất làm việc tại nhà máy Lee & Man cũng được đẩy lên cao hơn trong thời gian này.

Nhiều chuyên gia ngành giấy khẳng định nguồn cung cấp tại Trung Quốc giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng là nguyên nhân khiến thị trường này hút giấy bao bì carton, đâỷ giá các sản phẩm này tăng đột biến theo thời gian gần đây. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì cũng đang cố gắng cải thiện tình hình. Họ chọn cách đối phó tạm thời thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, nguyên liệu sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Song giải pháp này chỉ phù hợp với các nhà sản xuất có quy mô lớn như công ty giấy Lee & Man, nhưng từ đây cũng phát sinh một số vấn đề chuyên môn. Ví dụ như: việc các nguồn nguyên liệu tái chế này thường được tụ họp bởi các cơ sở phế liệu cá nhân do đó thường không có hóa đơn, nên các doanh nghiệp giấy nội địa vẫn phải gánh lên mình những thuế khá lớn.

Cuối cùng, trong chương phát triển của các doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng, bao bì luôn được nhìn nhận là đóng vai trò quan trọng vào thời điểm vàng để sản phẩm lọt được vào mắt người đi mua hàng. Chính vì thế, nếu Lee & Man muốn chinh phục khách hàng, hãy bắt đầu nghiên cứu chiến lược thích hợp để thu hút khách hàng ngay từ quy trình sản xuất bao bì chất lượng.

Công Ty Lee & Man Và Quy Trình Phát Triển Bao Bì Chất Lượng - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Vững vàng vượt qua khó khăn

Công ty giấy Lee & Man trong nửa đầu năm qua cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Hiện nay doanh nghiệp ngành giấy cần có những chiến lược cụ thể để bình thường hóa sản xuất.

Sự biến động trong ngành giấy

Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, trong tháng 2/2020, dịch Covid-19 khiến ngành giấy chịu nhiều tác động khác nhau. Về các sản phẩm giấy và nguyên liệu, Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, do đó nguyên liệu sản xuất giấy được đánh giá là ít chịu tác động của dịch Covid-19.

Thế nhưng khoảng 75% phụ gia, hóa chất và các sản phẩm phụ trợ cho ngành sản xuất giấy được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu khiến việc giao thương gặp khó ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Trong tình huống này, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang nhập hàng từ Hàn Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, Trung Quốc đang thiếu hụt lượng lớn giấy bao bì, đây lại là mặt tích cực của Việt Nam các doanh nghiệp giấy đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Nhà máy Lee & Man trực thuộc tập đoàn Lee & Man có vốn đầu tư nước ngoài toàn bộ, sở hữu quy mô lớn về nhân lực. Nhà máy giấy Hậu Giang hiện đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm giấy dùng trong đóng gói cũng như giấy sinh hoạt hàng ngày.

Trong tháng 1 và tháng 2/2020, nhiều lĩnh vực của ngành giấy đều tăng trưởng rất mạnh. Riêng sản lượng xuất khẩu giấy bao bì sang Trung Quốc tăng lên tới 25%. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ giấy bao bì tại thị trường trong nước lại giảm. Nguyên nhân do dịch bệnh tác động lên các ngành hàng phải sử dụng nguyên liệu của nhà máy sản xuất giấy làm bao bì, ví dụ như nông sản, hải sản, may mặc, điện tử… Nhu cầu mua sắm online tăng, kéo theo đó là nhu cầu đóng gói hàng hóa cũng tăng lên. Xuất khẩu và tiêu dùng trong nước giảm dẫn đến lượng hàng tồn kho cao, gây áp lực mạnh đến doanh nghiệp, nhất là năng lực sản xuất giấy bao bì với tỷ trọng trên 80% tổng công suất toàn ngành nên tác động sẽ càng lớn. Lúc này các doanh nghiệp (công ty Lee & Man) cần điều chỉnh kế hoạch sản xuất, có phương án dự phòng trong những tình huống thiếu nguyên liệu, biến động giá cả.

Công Ty Giấy Lee & Man: Vững vàng vượt qua khó khăn - 2

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Lớn Vào Nền Công Nghệ

Công ty giấy Lee & Man là một trong những cơ sở sản xuất giấy lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì thế việc đầu tư nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng và là bước đệm mang đến hiệu quả cao trong lĩnh vực sản xuất giấy của toàn doanh nghiệp.

Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu

Khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp giấy ở nước ta chính là trình độ kỹ thuật và công nghệ còn khá lạc hậu. Nếu như ở các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản,… ngành công nghiệp giấy đã được tối ưu hóa ở nhiều giai đoạn, công nhân chỉ đảm nhận trách nhiệm giám sát và giải quyết các sự cố có thể xảy ra thì tại Việt Nam, hầu hết các giai đoạn đều được thực hiện thủ công. Đội ngũ công nhân tại các khu sản xuất đều phải trực tiếp điều khiển thiết bị, dẫn đến năng suất lao động thường không cao và chỉ đạt mức trung bình thấp so với các quốc gia cùng khu vực.

Điều này cũng làm cho mẫu mã của các sản phẩm từ giấy được sản xuất tại nước ta thiếu sự đa dạng. Chủ yếu sản phẩm chính là giấy in và bao bì, còn những sản phẩm khác vẫn phải nhập khẩu từ các nước. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngành sản xuất giấy của nước ta khó lòng cạnh tranh được với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Chính vì vậy, việc đầu tư vào cải thiện công nghệ cùng với trang thiết bị, máy móc là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất giấy.

Định hướng công nghệ là đòn bẩy để phát triển, công ty Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Trong mô hình sản xuất của Lee & Man, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất được tận dụng hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác.

Hiển được vấn đề này, nhà máy Lee & Man đã đầu tư một lò hơi công suất 250T/h, 1 tuabin công suất 50MW, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn và công nghệ xử lý khí thải lưu huỳnh bằng đá vôi, lọc bụi bằng túi vải, hệ thống xử lý NOx trong khí thải nhà máy nhiệt điện nhằm tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời bảo vệ môi trường. Nhờ vậy mà các thông số về môi trường của nhà máy Lee & Man đều đạt chuẩn của nhà nước, chất lượng nước thải sau xử lý cũng tốt hơn các công ty trong tỉnh và các nhà máy giấy khác.

Ngoài ra, đại diện công ty Lee & Man Việt Nam cho biết, tất cả các thiết bị của nhà máy đều mới 100%, được nhập trực tiếp từ Châu Âu và các nước khu vực G7. Đây có thể được xem là một bước phát triển tốt cho ngành công nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam.

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Lớn Vào Nền Công Nghệ - 2

Nhu Cầu Phát Triển Chuỗi Sản Xuất Xanh Tại Nhà Máy Lee & Man

Bảo vệ môi trường là câu chuyện không phải của riêng lĩnh vực nào, nhưng trong ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là giấy, đây là yếu tố mang tính sống còn với doanh nghiệp giấy. Để phát triển hài hòa giữa sản xuất – kinh doanh và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư thực sự bài bản và nghiêm túc. Đây cũng chính là lý do lãnh đạo nhà máy Lee & Man đã đang thực hiện tốt kế hoạch của mình

Phát triển xu hướng mới

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội toàn cầu. Sản lượng tiêu thụ giấy trực tiếp và gián tiếp được coi là một trong những thước đo kinh tế xã hội. Doanh nghiệp giấy bao bì của nước ta trong những năm gần đây đã được các cơ sở in, các nhà sản xuất bao bì chú ý đến nhiều và cũng đã có nhiều sự đầu tư cho quy trình thiết kế – chế bản của mình với các loại máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, tính chuyên môn hóa trong quy trình sản xuất và phân công công việc ngày càng cao. Tuy nhiên mức độ tự động hoá trong công việc tại các doanh nghiệp giấy nội địa như công ty Lee & Man vẫn chưa được tối ưu, thời gian sản xuất vẫn còn kéo dài.

Nhìn chung, ngành công nghiệp bao bì sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt là khi hướng tới xu hướng sản xuất bao bì thân thiện với môi trường. Công ty giấy Lee & Man tự hào là doanh nghiệp chuyên mang đến giải pháp bao bì tối ưu đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Không nằm ngoài quỹ đạo phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước, Lee & Man Việt Nam cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, đây cũng là ngành có thị trường rất rộng và hợp tác với nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và chế tạo thiết bị… Ngoài việc đầu tư vào công nghệ, các phong trào bảo vệ môi trường cũng đều được cán bộ, nhân viên và người lao động của Lee & Mann tuân thủ một cách tự giác và nghiêm ngặt.

Nhu Cầu Phát Triển Chuỗi Sản Xuất Xanh Tại Nhà Máy Lee & Man - 2