Bệnh chân tay miệng và các bệnh nhiễm trùng da khác như thủy đậu, zona thần kinh… rất dễ nhầm lẫn nếu không chú ý kỹ. Vậy biểu hiện chân tay miệng ở trẻ nhỏ dễ nhận biết nhất là gì và cách phân biệt các bệnh này thế nào?
Phân biệt bệnh chân tay miệng
Tay chân miệng
Thường bùng phát thành dịch và chủ yếu là tháng 3-5 và tháng 9-11 hàng năm. Đối tượng thường bị nhất là trẻ em dưới 10 tuổi.
Đặc điểm: bệnh nhân bị nổi mụn nước hình bầu dục và tập trung nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông. Dễ biết nhất là trẻ có các vết loét bên trong miệng làm chảy dãi, trẻ biếng ăn, quấy khóc khó chịu. Các nốt mụn nước thường không đau, không ngứa.
Thủy đậu
Mùa cao điểm của bệnh thủy đậu thường tập trung vào các tháng mùa đông hoặc đông-xuân và kéo dài đến hết tháng 3. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 5-11 tuổi.

Biểu hiện thủy đậu là nổi ban, bắt đầu từ lưng (phổ biến nhất) rồi lan dần ra toàn thân, đầu mặt và tay chân. Các mụn nước mọc nhiều, ban đầu thì bị lõm ở giữa, dần dần do bội nhiễm vi khuẩn sưng lên và có mủ đục mờ bên trong làm trẻ bị ngứa và đau nhức.
Zona
Zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo. Đối tượng dễ mắc bệnh là người có sức đề kháng kém và do siêu vi thủy đậu gây ra trước đó. Trẻ em hay người lớn đều có thể mắc bệnh này.
Khi phát bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát vùng da nào đó kèm ốt nhẹ và mệt mỏi. Vài ngày sau ở khu vực bị ngứa bắt đầu nổi mụn nước và mọc thành cụm. Mụn nước mọc tập trung ở 1 bên cơ thể và ít khi lây sang bên đối diện. Ở phần nách, bẹn và cổ của bệnh nhân (ở phía có mụn nước) xuất hiện các hạch sưng to.
Nổi mụn nước
Là dạng nhiễm trùng ngoài da khá phổ biến do tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, vi trùng làm da kích ứng. Bất kỳ ai trong mọi độ tuổi đều có thể bị nổi mụn nước.
Đặc điểm là quanh miệng ngứa rát, da khô sần và mọc các mụn nước nhỏ li ti, không nhân. Khi mụn vỡ ra làm chảy dịch, đóng vảy và có thể để lại sẹo. Nổi mụn nước gây cảm giác ngứa rát khó chịu.