Chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ như thế nào để hạ sốt nhanh và trẻ hồi phục? Muốn làm được điều này trước tiên bố mẹ cần tránh phạm các sai lầm phổ biến sau đây.
Dùng thuốc hạ sốt chưa đúng
Nếu bé chỉ sốt nhẹ và vẫn chơi đùa bình thường thì bố mẹ không cần dùng đến thuốc hạ sốt. Sốt cao không phải lúc nào cũng gây ra co giật. Nhiều bậc phụ huynh cố gắng hạ sốt thật nhanh khi trẻ mới bắt đầu sốt bằng cách cho uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng co giật co giật do sốt phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố khác chứ không chỉ mỗi sốt.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ co giật ở trẻ: tăng thân nhiệt quá nhanh, di truyền và loại virus gây bệnh. Việc uống thuốc hạ sốt cũng không làm ngăn cơn co giật.

Tốt nhất bố mẹ chỉ nên dùng hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.
Thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn thường được dùng cho trẻ nhỏ đó là acetaminophen hay paracetamol, là những loại thuốc không kê đơn với liều dùng là 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ và không nên cho uống quá 5 liều trong 24h.
Ibuprofen có tác dụng mạnh hơn và dài hơn so với paracetamol, nhưng không nên dùng cho trẻ bị sốt xuất huyết, bệnh thuỷ đậu… Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau cho bé. Sử dụng paracetamol dạng uống hay đặt hậu môn đều có tác dụng như nhau, do đó không nên vừa cho bé uống vừa nhét thuốc sẽ dẫn đến nguy cơ quá liều.
Lau người cho bé quá nhiều
Phương pháp lau mát chỉ thích hợp để hạ sốt tạm thời cho bé, tuy nhiên khi bé sốt bố mẹ cũng nên để bé được yên tĩnh nghỉ ngơi. Lau người cho bé nhiều lần làm bé mệt thêm và khó chịu hơn, quấy khóc nhiều hơn.
Thay vào đó bạn có thể cho bé tắm với nước ấm ( nhiệt độ 30 độ C, với nhiệt độ phòng 23-24 độ C) nếu như trẻ không thể dùng thuốc được do dị ứng, nôn ói hay khó chịu bứt rứt và đang chờ tác dụng của thuốc hạ sốt phát huy.
Không nên dùng miếng dán hạ sốt nhiều lần hay chà chanh tươi lên da bé…, đây là những cách không hiệu quả.
Đọc thêm: Trẻ sốt cao 40 độ xử trí như thế nào?