Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào: Các Bài Thuốc Trị Cảm Sốt Hiệu Quả

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Ngoài việc uống thuốc hạ sốt, bạn có thể kết hợp với một số mẹo giải cảm, hạ sốt, chữa ho hiệu quả dành cho trẻ dưới đây nhé!

Hẹ và đường phèn

Trị cảm, sốt sổ mũi bằng lá hẹ và đường phèn khá phổ biến. Trong đó, đường phèn ngọt thanh giúp giải nhiệt, hẹ giúp trị chứng ho và giảm đau họng. Thực hiện như sau:

– Lấy 1 nắm hẹ vừa tay, rửa sạch và để ráo nước.

– Cắt hẹ thành từng đoạn và cho vào 1 cái chén nhỏ.

– Cho đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy đến khi tan hoàn toàn.

–  Chắt lấy nước sau đó cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày. Nếu trị ho cho bé thì dùng ngay sau khi ăn. Nếu được có thể ăn cả lá hẹ để tăng hiệu quả chữa trị hơn.

Tỏi và mật ong có tác dụng giải cảm, giảm ho
Tỏi và mật ong có tác dụng giải cảm, giảm ho

Tỏi

Là gia vị có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.  Nhất là với trẻ bị ho sốt do cảm lạnh, cảm cúm. Tỏi, đường phèn và mật ong kết hợp lại là bài thuốc vô cùng hiệu quả trong việc thanh nhiệt và nhuận phế. Hơn nữa khi dùng với mật ong và đường phèn sẽ làm bớt đi vị nồng tự nhiên của tỏi. Thực hiện như sau: 

– Tỏi bỏ vỏ đập dập.

– Cho mật ong và đường phèn vào chung rồi thêm 50ml nước lọc.

– Đem đi chưng cách thủy tầm 2- phút. 

– Để nguội, bỏ bã lấy nước uống (bé ăn được tỏi sẽ tốt hơn).

Lá húng chanh

Ngoài 2 nguyên liệu trên, chúng ta có thể dùng lá húng chanh vì có công dụng trị ho, viêm họng và giải cảm hiệu quả không kém.

Cách thực hiện như sau: 

– Nguyên liệu cần có: 16 cái lá húng chanh; 5 quả quất xanh và 10 gram đường phèn; 

– Lá húng chanh rửa sạch, để ráo nước. Quất bổ đôi bỏ hạt.

– Đem 2 thành phần này cho vào máy xay xay nhuyễn. 

– Đổ hỗn hợp lá húng chanh lẫn quất đã xay xong vào chung 1 cái chén rồi bỏ đường phèn vào tiến hành trộn đều.

– Hấp cách thủy hỗn hợp trên trên trong vòng 20 phút.

– Cho trẻ dùng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối). 

Đây là bài thuốc giải cảm trị ho rất tốt cho trẻ nếu trẻ không ăn được hẹ và tỏi. Để điều trị hiệu quả và hồi phục nhanh nhất, bố mẹ cũng nên để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường bổ sung nước, vitamin và dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

Tham khảo thêm: Viêm Thanh Quản: Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào?

Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào? Những Điều Cần Biết

Với những ông bố bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, thường sẽ bối rối khi thấy trẻ bị sốt. Trẻ em bị sốt thì làm thế nào? Phải chăm sóc ra sao? 

1/ Xác định trẻ bị sốt

Trẻ bỗng nhiên mệt mỏi, quấy khóc, ngủ mơ, mặt ửng đỏ hoặc tái, tay chân lạnh rùng mình, sờ trán thấy ấm hơn bình thường rất có thể bé đang bị sốt. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường trong khoảng 37-37,5°C, từ 38°C trở lên được xem là sốt. 

Nguyên nhân gây sốt có thể đến từ các bệnh nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… Đặc biệt khi bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, rất dễ gây mất nước, mất cân bằng điện giải, co giật, thiếu ôxy lên não, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong… 

Vậy nên điều quan trọng khi thấy trẻ sốt cao đó là bạn phải biết rõ nguyên nhân từ đó mới có cách xử lý phù hợp nhằm tránh được những hậu quả nặng nề, gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. 

Sờ trán thấy ấm, trẻ mệt mỏi quấy khóc là dấu hiệu sốt
Sờ trán thấy ấm, trẻ mệt mỏi quấy khóc là dấu hiệu sốt

2/ Chăm sóc trẻ bị sốt

Đầu tiên để trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, đo thân nhiệt (để nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn trẻ). Con số hiện trên thanh nhiệt kế bạn nên cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ mới chính xác nhiệt độ trong cơ thể trẻ. Chẳng hạn như nhiệt kế hiển thị 38°C thì trẻ đang bị sốt khoảng 38,3 – 38,4°C. 

Trẻ bị sốt dưới 38°C thì làm gì? Bố mẹ cho trẻ mặc đồ mỏng thoáng cho trẻ và đó thân nhiệt thường xuyên để theo dõi, cụ thể khoảng 1 giờ 1 lần. 

Khi trẻ sốt từ 38 – 38,5°C, bố mẹ nên dùng 1 số phương pháp hạ sốt như chườm nước ấm, lau người cho trẻ và cho uống thuốc hạ sốt. 

Trẻ bị sốt từ 38,5°C trở lên: tiếp tục cho uống thuốc hạ sốt paracetamol nhưng cần chú ý dùng đúng liều lượng, tính theo cân nặng trẻ. Trẻ sốt kèm nôn không nên dùng thuốc dạng uống mà có thể thay thế bằng thuốc dạng viên đạn nhét hậu môn. Tăng cường cho trẻ uống nước, tốt nhất là có oresol, với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bú nhiều hơn.  Trẻ sốt cao 39 độ C trở lên dễ có cơn co giật vì thế nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời.

3/ Lưu ý

Không nên mặc quá dày hay đắp chăn khi trẻ bị sốt cao.

Dùng nước đá làm túi chườm cho trẻ sẽ khiến tình trạng sốt cao kéo dài hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.

Không dùng chanh chà xát hay cạo gió cho trẻ.

Không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc vì rất dễ dẫn đến ngộ độc thuốc. 

Tham khảo thêm:  Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào Hạ Sốt Tại Nhà?

Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào ? Và Phương Án Điều Trị Cho Trẻ Ra Sao ?

Sốt virus là bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Chúng phần lớn phát triển và lây qua đường hô hấp với dấu hiệu điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C, song song đó còn kèm theo các biểu hiện khác như ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban… Vậy trong tình huống khi trẻ em sốt cao thì làm thế nào để đảm bảo cho sức khỏe chúng được an toàn ? Hãy cùng các bạn đọc khác tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác qua bài viết bên dưới nhé.

Sốt và những điều cần biết

Một số phụ huynh lần đầu trở thành những bậc cha mẹ, khi rơi vào các trường hợp trẻ bị sốt hoặc gặp phải các bệnh lý khác thường rất bối rối. Họ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi chúng chỉ mới sốt nhẹ với mong muốn kiểm soát được sốt. Một số người còn lo lắng đến mức phải đánh thức trẻ khi trẻ đang ngủ chỉ để hạ sốt, lau mát người, … Vậy nếu trẻ em sốt cao thì làm thế nào để bảo vệ trẻ một cách khoa học và phù hợp nhất. Các nghiên cứu y học đã cho thấy rằng tình trạng sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C trở lên. Và hiện tượng này là một cách để cơ thể đáp ứng sinh lý bình thường đối với bệnh, chúng hỗ trợ rất lớn trong việc chống lại mầm mống gây sốt và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Các cơn sốt thường xảy ra trong một thời gian ngắn, vài ngày. Cha mẹ nên bảo vệ trẻ bằng cách thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch chống lại bệnh mà trẻ đang có thông qua việc như bổ sung sức đề kháng, tăng cường vận động, nghỉ ngơi hợp lý, …

Cha mẹ nên bổ sung kiến thức nhất định khi chăm sóc trẻ nhỏ đang sốt cao
Cha mẹ nên bổ sung kiến thức nhất định khi chăm sóc trẻ nhỏ đang sốt cao

Trong trường hợp đã sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng trẻ em sốt cao thì làm thế nào ? Chúng ta cần đưa trẻ nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu sốt cao liên tục 3 ngày. Với các bé nhỏ dưới 2 tháng tuổi, hay nhóm trẻ có bệnh lý mạn tính như tim mạch, hen suyễn, … cần tham vấn ngay với các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thêm loại thuốc nào vào cơ thể trẻ khi đang sốt cao. Sau tất cả, cha mẹ nên tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi gặp phải các bệnh lý phổ biến như thế này. Đặc biệt, không nên chỉ tập trung vào việc hạ sốt nhanh chóng, mà nên làm những việc khiến trẻ dễ chịu, thoải mái và từ đó có thể dễ dàng theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh.

Tham khảo thêm: Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào Để Hạn Chế Sai Lầm

Phòng Ngừa Việc Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào Là Đúng ?

Sốt không đơn thuần là một loại bệnh, mà nó được xem là phản ứng của cơ thể khi phải chống lại sự tấn công xâm nhập của một hay nhiều loại vi khuẩn, virus nào đó. Đây là một triệu chứng khởi phát ban đầu, chúng sẽ là “mật hiệu” cảnh báo cho phụ huynh để kịp thời phát hiện khi cơ thể bé đang gặp phải một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe. Nhưng nếu trẻ em sốt cao thì làm thế nào ? Đây là câu hỏi, cũng đồng thời là nỗi lo lắng lớn với những người lần đầu làm cha mẹ. Hãy luôn theo dõi sự phân tích, nhận xét từ các chuyên gia thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cần làm gì khi trẻ nhỏ sốt cao ?

Nhiệt độ bình thường ở cơ thể trẻ sẽ luôn dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C. Khi nhiệt độ đo được ở nhiệt kế xuất hiện nhiệt độ trên 37.5 độ C, đo ở miệng hoặc hậu môn trên 38 độ C thì được coi là sốt. Vậy nếu trẻ em sốt cao thì làm thế nào trong tình huống này ? Mặc dù nhiệt độ khi trẻ sốt cao hay thấp đều không gây ảnh hưởng nhiều đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Do đó, không thể khẳng định việc trẻ sốt cao là đang mắc phải các bệnh nguy hiểm, và ngược lại. Tuy nhiên, những đứa trẻ sốt trên 39 độ C thường sẽ xuất hiện tình trạng thường thấy là chán ăn, quấy khóc, … Khi sốt trên 41 độ C, có thể bé sẽ xuất hiện co giật, tổn thương não, … Do đó, khi trẻ sốt cao mà người chăm sóc không rõ nguyên nhân, thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Vì bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngoài, sốt cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Sốt cao khiến trẻ mệt mỏi và mất nhiều sức
Sốt cao khiến trẻ mệt mỏi và mất nhiều sức

Paracetamol là một trong số các nhóm thuốc hạ sốt thường được dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc có hiệu quả hạ sốt cao và ít tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng đúng cách. Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, dù là thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống dưới sự tư vấn của dược sĩ.

Tham khảo thêm: Trẻ Em Sốt Cao Thì Cha Mẹ Nên Làm Thế Nào Lúc Này ?

Những điều nên và không nên làm khi trẻ em sốt cao

Những cơn sốt cao ở trẻ có thể là một điều đáng sợ đối với các bậc cha mẹ. Chứng kiến trẻ mệt mỏi, chán ăn không bao giờ là điều dễ dàng. Vậy trẻ em sốt cao thì làm thế nào và những điều gì ba mẹ cần tránh? 

Nguyên nhân gây sốt cao ở trẻ em

Nếu con bạn bị sốt, khả năng cao là do một trong những tình trạng sau đây gây ra:

  1. Nhiễm virus

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ em và không cần dùng kháng sinh. Sốt cao do nhiễm virus thường kéo dài trong vài ngày. Nhiễm virus bao gồm:

  • Cảm lạnh
  • Cúm
  • Sốt phát ban
  • Thủy đậu
  • Bệnh tay chân miệng
  1. Nhiễm khuẩn

Có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và dễ lây lan, những bệnh nhiễm trùng này có thể đợi trong 12 giờ cho đến khi con bạn được bác sĩ thăm khám. Các ví dụ phổ biến là:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Viêm họng

Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt cao

  • Sử dụng thuốc hạ sốt

Nếu cơn sốt nhẹ và trẻ trông vẫn còn khỏe, bạn có thể để cơn sốt tự khỏi. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bạn có thể giúp trẻ hạ sốt bằng paracetamol (Hapacol) (cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng) hoặc ibuprofen (cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng). Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Theo đó: Hàm lượng 80mg dành cho trẻ 5-8kg hoặc <1 tuổi, hàm lượng 150 dành cho trẻ 10-15kg hoặc 1 -3 tuổi, 250mg dành cho trẻ 16-25 kg hoặc trẻ 4 – 6 tuổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt không giúp điều trị các nguyên nhân gây sốt. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?
Giúp trẻ hạ sốt
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị sốt có thể ít đói hơn bình thường, nhưng khi trẻ muốn ăn, hãy chuẩn bị cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Trẻ được ăn uống đầy đủ sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

Ngoài ra, sốt cao còn làm trẻ mất nước, vì vậy hãy cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ bị nôn trớ hoặc tiêu chảy, hãy cho trẻ uống thêm nước điện giải.

  • Không mặc nhiều quần áo cho trẻ

Không cho trẻ không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày, vì điều này có thể ngăn nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài và khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn. Thay vào đó, hãy cho trẻ mặc những bộ đồ rộng rãi thoáng mát, hút mồ hôi để trẻ thoải mái hơn và nhanh hạ sốt.

  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh

Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc tắm nước lạnh sẽ chỉ khiến trẻ bị sốt cao hơn. Thay vào đó, hãy cho trẻ tắm nước ấm bởi đây là một trong những cách hạ sốt nhanh và hiệu quả, đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tỉnh táo hơn. 

Tham khảo thêm: Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ em sốt cao.