Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ: Khi Nào Nên Nhập Viện?

Thông thường trẻ bị cúm sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, thế nhưng nếu trẻ bị cúm A sốt cao không hạ thì làm thế nào? Trường hợp nào nên nhập viện? Cách nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu tại đây.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu: sốt cao, ho nhiều, quấy khóc, bú kém….

Trẻ trên 3 tháng tuổi có biểu hiện: tiểu ít, sốt cao 39 độ C trở lên, sốt hơn 2 ngày, đau tai, quấy khóc, mắt màu đỏ hoặc vàng, ho nhiều, thở nhanh, thở mệt…

Cúm kéo dài có thể gây nhiều biến chứng. Nguy hiểm nhất là Hội chứng Reye, tuy ít xảy ra nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Đối tượng dễ gặp nhất là ở trẻ từ 2 – 16 tuổi, chỉ vài ngày sau khi bị cúm. Dấu hiệu là triệu chứng cúm giảm nhưng  trẻ lại buồn nôn và nôn mửa. 1-2 ngày sau trẻ lơ mơ và mê sảng, co giật rơi vào hôn mê sâu.

Đưa trẻ đi khám khi dấu hiệu bệnh không thuyên giảm
Đưa trẻ đi khám khi dấu hiệu bệnh không thuyên giảm

Không có thuốc điều trị đặc hiệu, những gì bạn có thể làm là tập trung giảm các triệu chứng của cúm. Bên cạnh đó là nâng sức đề kháng để hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại virus. 

Khi mới mắc cúm, trẻ thường sốt cao và nhanh, hơi thở không có mùi hôi. Lúc này cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, nhưng không nên dùng aspirin cho trẻ uống. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho bé.

Ngoài ra bạn cần bù nước và bổ sung vitamin cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây, dung dịch oresol để trẻ có thể hồi phục nhanh. Khi thấy trẻ hạ sốt nhưng còn mệt mỏi, nằm ngủ li bì rất có thể trẻ nhiễm thêm vi khuẩn. Đưa trẻ đi xét nghiệm thêm để khẳng định. 

Sử dụng kháng sinh khi nhiễm virus sẽ không có tác dụng, do đó cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh mới có thể dùng thuốc đúng cách.

Thường xuyên cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong thời gian bị cúm để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa việc bệnh chồng bệnh khi sức đề kháng của trẻ đang bị tấn công bởi cúm.

Cách tốt nhất để ngăn nhiễm cúm là tiêm vắc xin, luôn vệ sinh thân thể hàng ngày và nhất là giữ ấm toàn thân, không để mồ hôi dính trên da bé. Thời điểm ban đêm khi ngủ trẻ hay ra mồ hôi và bị lạnh ở gan bàn chân – dễ tạo điều kiện viêm đường hô hấp.  

Tham khảo thêm:  Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Và Những Điều Cần Biết

Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Nên Ăn Gì?

Cúm rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là trong mùa lạnh. Trẻ bị cúm a sốt cao không hạ ngoài biện pháp hạ sốt thông thường, bạn có thể kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng để bé nhanh hồi phục nhé!

Dinh dưỡng cho trẻ bị cúm

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của cảm cúm như: sốt cao, toàn thân rã rời, ớn lạnh, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi và ho. Cách tốt để khỏi bệnh khi bị cảm cúm là nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đúng cách và ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian này.

Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và dễ nhai nuốt, không chỉ dễ nấu mà đây là các món ăn giúp trẻ bù nước, cung cấp dinh dưỡng khi bị sốt do cảm cúm. Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể chế biến thành món cháo thơm ngon như hải sản, thịt heo, bò, gà… Ngoài ra mẹ có thể linh hoạt sử dụng nhiều loại rau củ hầm thành súp, nấu canh để trẻ ăn bổ sung thêm mỗi ngày. 

Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ nhanh khỏi cúm
Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ nhanh khỏi cúm

Ngoài ra, ăn trái cây tươi nguyên chất chứa nhiều vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein hệ miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, đẩy lùi virus cảm lạnh, cảm cúm. Nên mua trái cây gì? Cam, chanh, bưởi, quýt… là những lựa chọn thích hợp và phổ biến, dễ tìm.

Những loại rau củ gia vị có chứa chất chống oxy hoá cao như gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô… Tuy có thể nặng mùi khiến trẻ không thích ăn nhưng chúng chứa chất kháng khuẩn, kháng virus. Bạn có thể nấu nước lá tía tô, làm trà gừng mật ong, tỏi ngâm mật ong… vừa giảm ho lại có tác dụng hạ sốt hiệu quả.

Bên cạnh đó, cho trẻ uống đủ nước để bù lại lượng nước thất thoát khi bị sốt cũng là điều mẹ đừng quên khi trẻ bị sốt nhé! Không chỉ nước lọc, một số thức uống khác có chứa chất điện giải như nước dừa sẽ đảm bảo việc bổ sung natri, kali cũng như lượng chất lỏng cơ thể trẻ đang cần, tăng cường hệ miễn dịch.

Với trẻ nhỏ, không nên tùy ý uống kháng sinh khi đang bị cúm. Vì  thuốc kháng sinh vốn không tiêu diệt được virus gây cúm. Cúm không có thuốc đặc trị, chính vì thế bạn nên ưu tiên những cách không dùng thuốc trước để trẻ ít bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc, mà giải pháp chính là dùng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Trẻ nhỏ nên được tiêm chủng cúm đúng lịch vì đây là loại virus hay thay đổi tính chất kháng nguyên nên rất dễ bị tái nhiễm. 

Tham khảo thêm: Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ, Phải Làm Sao?

Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ, Vì Sao?

Dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng trẻ bị cúm A sốt cao không hạ, vì sao? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ không hạ sốt ở dưới đây.

1/ Dùng thuốc sai cách

Thuốc hạ sốt thường có chứa ibuprofen hoặc acetaminophen thích hợp hạ sốt nhanh cho trẻ. Bạn có thể kết hợp liều dùng xen kẽ 2 loại để tăng hiệu quả. Có thể bố mẹ đã không sử dụng thuốc đúng cách khiến trẻ không hạ sốt được. 

Một số khuyến cáo khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:

  • Liều dùng 10mg -15mg cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể cho 1 lần sử dụng.
  • Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 6 giờ.
  • Dùng 5mg/kg/liều nếu thân nhiệt trẻ thấp hơn 39.2 độ C, cho uống cách nhau từ 6 – 8 giờ.
  • Dùng 10mg/kg/liều nếu thân nhiệt trẻ trên 39.2 độ C, cho uống cách nhau từ 6 – 8 giờ.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo khuyến cáo
Dùng thuốc sai cách làm trẻ không hạ sốt

2/ Không đáp ứng với thuốc 

Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ kể từ lúc dùng thuốc, thân nhiệt không giảm, thì có thể do cơ địa của bé không đáp ứng với loại thuốc hạ sốt đang sử dụng. Lúc này bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám để được kiểm tra nguyên nhân cũng như có cách kiểm soát cơn sốt của bé.

3/ Do bệnh lý

Không hạ sốt có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm, bệnh lao, bệnh tự miễn hoặc ung thư.

Nhất là với bệnh sốt xuất huyết, cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu sốt cao liên tục kéo dài từ 2 – 7 ngày. Nếu nhiệt độ giảm đột ngột có thể cảnh báo tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó bố mẹ không được chủ quan. Vì khi virus sốt xuất huyết đi vào máu, kết hợp với kháng thể tạo ra chất gây sốt nội sinh. Chất này gây ảnh hưởng lên trung tâm điều khiển nhiệt khiến cho trẻ sốt cao và khó hạ.

Trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm khó lường.Tham khảo thêm: Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Nên Làm Gì?