Sốt tiêu chảy ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan

Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh khi đi mầm non – mẫu giáo vì trẻ sẽ ăn chung, ngủ chung và chơi chung với những bé khỏe mạnh, bé đang bệnh và bé vừa khỏi bệnh. Vì thế mà triệu chứng sốt tiêu chảy ở trẻ em cũng dễ xảy ra. Nào hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng này qua bài viết sau!

Biểu hiện:

Trong những giai đoạn đầu khi nuôi con thì hiện tượng sốt tiêu chảy ở trẻ em là điều mà các bậc phu huynh sẽ gặp. Đây là hai biểu hiện hàng đầu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Tiêu chảy cấp thường diễn ra trong 2-3 ngày nhưng cũng có những trường hợp kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần/ngày) phân lỏng, nhiều nước, đau bụng, nôn trớ, quấy khóc và bỏ bú là những biểu hiện thường gặp của tình trạng này

Tình trạng sốt tiêu chảy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo thống kê, trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-2 đợt tiêu chảy. Nếu được chăm sóc tốt thì trong vài ngày trẻ sẽ bắt đầu hồi phục. Bệnh sẽ kéo dài và rất dễ gặp phải các biến chứng như mất nước, co giật, rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột gây sốt tiêu chảy

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện:

Ba và mẹ có thể yên tâm chăm sóc và ổn định trẻ ở nhà khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ hoặc những phòng khám, bệnh viện gần nhất khi thấy những dấu hiệu sau:

  • Trẻ không chịu bú và nôn ói nhiều.
  • Trẻ đau bụng thường xuyên và đi ngoài nhiều lần, phân có lẫn máu
  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Bé ngủ li bì, lừ đừ và sốt cao trên 39 độ
  • Xuất hiện những dấu hiệu mất nước nặng như mắt lõm và da khô

Phòng ngừa bệnh cho trẻ:

Sốt tiêu chảy ở trẻ em thường do nguồn nước hoặc môi trường sống gây ra, nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thức ăn. Vậy nên, các bậc phụ huynh muốn bảo vệ sức khỏe cho con mình thì cần thực hiện những biện pháp như là tiêm phòng đầy đủ, rửa thật sạch các vật dụng dùng cho trẻ, cho bé ăn thực ăn được nấu chín và rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và khi cho bé ăn.

Đọc thêm: Sốt tiêu chảy ở trẻ em: Những thực phẩm nên và không nên ăn

Sốt Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Cần Theo Dõi Và Chăm Sóc Như Thế Nào?

Tình trạng sốt tiêu chảy ở trẻ em cũng có thể là triệu chứng của các bệnh tiêu chảy cấp. Vì vậy, khi thấy con yêu có những dấu hiệu này, bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách để tránh xảy ra những biến chứng gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy và sốt là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị sốt và tiêu chảy là điều thường sẽ gặp khi nuôi con nhỏ. Đây là hai biểu hiện hàng đầu của căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy cấp có thể xảy ra trong một giai đoạn thời gian ngắn 2-3 ngày, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Biểu hiện sẽ thường gặp của tình trạng này chính là trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc cao, đi ngoài liên tục nhiều lần (trên 3 lần/ngày), phân lỏng, nhiều nước, ngoài ra cũng có thể kèm thèo các hiện tượng như đau bụng, quấy khóc, nôn trớ, bỏ bú,..

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy và sốt

Nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị sốt kèm tiêu chảy là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Mặt khác, trẻ nhỏ còn non yếu nên sẽ rất dễ bị các mầm bệnh tấn công. Vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gây loạn khuẩn, đồng thời sinh ra các độc tố khiến cơ thể trẻ nhỏ phản ứng lại bằng triệu chứng đi ngoài kèm sốt. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ có thể đến từ cách chăm sóc chưa hợp vệ sinh của mẹ như là cách bảo quản sữa mẹ, vệ sinh bình sữa, thói quen như mút tay, ngậm đồ vật của trẻ,…

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy là hiện tượng trẻ em đi ngoài có phân dạng lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 2 lần trong vòng khoảng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài tiêu chảy rất nhiều lần, phân ở dạng lỏng, thậm chí có nhiều chất nhầy.

Thông thường, trẻ bú mẹ có thể sẽ đi ngoài liên tục mỗi ngày khoảng 5 – 7 lần. Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy sẽ có dạng sệt, lợn cợn, có màu xanh, mùi hơi chua và đi ngay sau khi bú. Khi tiêu chảy, trẻ nhỏ bú mẹ thường không sốt, bú nhiều hơn bình thường, vẫn có thể chơi đùa vui vẻ.

Trường hợp các con yêu đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ ngày nhưng đặc điểm phân bình thường, không thay đổi về tính chất, màu sắc hay mùi thì sẽ không thể coi là tiêu chảy. Có thể hôm đó con yêu ăn nhiều hơn bình thường một chút.

Tham khảo thêm bài viết: Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em, Thân Nhiệt Tăng Cao Phải Làm Sao?