Nhà Máy Giấy Lee & Man: Thế Nào Là Quy Trình Tái Chế Giấy?

Để có nguồn giấy tái chế, nhà máy giấy Lee & Man cần phải thu thập một lượng lớn giấy đã qua sử dụng. Dưới đây quy trình tái chế nguyên liệu sản xuất giấy của nhà máy!

Giấy tái chế có từ đâu?

Xu hướng tái chế giấy trong nhiều năm gần đây rất phổ biến. Nhà máy sản xuất giấy là nơi chuyên sử dụng các nguồn nguyên liệu tái chế để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng. Cho đến nay, nhà máy giấy Hậu Giang này đã cung cấp cho thị trường sản lượng giấy tái chế rất lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như thể hiện sự quan tâm với môi trường.

Tái chế giấy diễn ra như sau:

– Các loại giấy cũ được thu thập từ nhiều nguồn như văn phòng, nhà ở và trường đại học.

– Sau khi gom lại, giấy được phân loại riêng biệt. Việc phân loại là rất cần thiết vì nó quyết định lượng chất xơ có thể được chiết xuất từ ​​bột giấy.

– Giấy được sắp xếp sau đó được chuyển thành bột giấy bằng nước, hydro peroxide và xút với xà phòng. Do đó, bột giấy hình thành được sàng lọc cho các mảnh vụn không phải là giấy như ghim và nhựa.

– Bột giấy chuyển thành dạng sợi và sẽ được khử mực nhiều lần cho đến khi nó trở thành màu trắng.

– Bột giấy trắng được đưa vào các con lăn, loại bỏ phần lớn nước sau đó được chuyển vào máy sấy.

– Cuối cùng, bột giấy gần như khô được đẩy qua một loại máy ủi để cuộn nó vào lớp giấy mong muốn.

Có một đặc điểm trong việc tái chế giấy đó là giấy chỉ tái chế được tối đa 6 lần. Khác với kim loại, tính chất kim loại được giữ lại sau khi tái chế nhiều lần, nhưng giấy tái chế dẫn đến giảm độ dài của sợi. Sau một vài lần, giấy cũ sẽ đạt đến độ không thể tái chế được nữa.

Văn phòng nên trang bị máy hủy giấy. Đây là một thiết bị cơ học cắt giấy thành các mảnh, dải hoặc các hạt mịn. Bạn cũng có thể đầu tư vào một máy hủy phế liệu giúp cắt giảm nguyên liệu, điều này lý tưởng cho các ngành sản xuất, văn phòng lớn, doanh nghiệp nhỏ. máy hủy phế liệu làm cho cuộc sống tiện lợi cũng như quản lý được rủi ro.Nhà máy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy có quy mô lớn trong ngành bao bì giấy Việt Nam, chuyên sản xuất các loại giấy dùng trong văn phòng, sinh hoạt, sản xuất.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Thế Nào Là Quy Trình Tái Chế Giấy? -2

Nhà Máy Giấy Lee & Man Nhắm Mục Tiêu Mở Rộng Đầu Tư

Trong thời gian tương lai, nhà máy giấy hướng tới mở rộng quy mô kinh doanh ở nhiều nơi khác ngoài Hậu Giang. Cụ thể, Lee & Man Việt Nam có mong muốn đầu tư thêm nhà máy giấy tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Hợp tác cùng công ty Logistic

Với dự án này, nhà máy Lee & Man sẽ hợp tác với công ty Hokuetsu của Nhật Bản. Dự án cần quỹ đất là 6.000 ha, bao gồm: diện tích nhà máy 1.400 ha; khu Logistic 600 ha; diện tích mặt biển 4.000 ha. Tổng mức đầu tư cho dự án 3 tỷ USD, thời gian hoạt động là 50 năm, cảng biển nước sâu có 6 cầu tàu, đảm bảo tiếp nhận tàu 300.000 tấn; xây dựng khu Logistic giao nhận các mặt hàng khô từ Việt Nam, Lào, Campuchia; phát triển Khu công nghiệp giấy gồm: 1 nhà máy sản xuất giấy Tissue công suất 1 triệu tấn/năm và các nhà máy sản xuất thiết bị phụ trợ cho ngành bao bì giấy, công nghiệp cảng biển, công nghiệp logistic… 

Tiến độ thực hiện dự án này sẽ bao gồm 2 giai đoạn, kế hoạch sẽ hoàn thành trong thời gian 4 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giai đoạn 1 (từ 2019 – 2021): Công suất đạt 500.000 tấn/năm; Giai đoạn 2 (từ 2021 – 2023) nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm, mang đến việc làm cho khoảng 3.000 lao động địa phương và vùng lân cận, đóng góp ngân sách nhà nước 150 triệu USD/năm.

Trong buổi làm việc, hai đại diện từ Tập đoàn giấy Lee & Man và Hokuetsu, khi tìm hiểu xác định đầu tư vào Hà Tĩnh, doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất tân tiến, đặc biệt cam kết về môi trường và đáp ứng tối đa các tiêu chuẩn cao nhất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về ý kiến của các sở ngành địa phương cho rằng, dự án này nên cần thêm thời gian để nghiên cứu về tính khả thi và xem xét về mức độ phù hợp để đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng hay không. Phát buổi tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng cho biết nhà đầu tư cần tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các lĩnh vực Hà Tĩnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng.Nhà máy giấy Lee & Man hoạt động tại Hậu Giang với quy mô lớn. Từ thời điểm bắt đầu đến Việt Nam, nhà máy giấy Hậu Giang này đã đạt nhiều kết quả kinh doanh thuận lợi, do đó có dự định mở rộng quy mô sản xuất nhiều hơn tại Việt Nam.

Nhà Máy Giấy Lee & Man Nhắm Mục Tiêu Mở Rộng Đầu Tư - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man Từng Bước Phát Triển

Ngành bao bì giấy tuy không nắm giữ trọng yếu nhưng là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhưng thực tế ngoài những đại diện tiêu biểu của Ngành như bột giấy, giấy in, viết, tissue… trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và nhà máy giấy Lee & Man giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất. 

Khảo sát gần đây cho thấy giấy bao bì, tissue đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, giấy báo suy giảm sâu, giấy in viết giảm nhẹ; bột giấy chiếm tỷ trọng hơn 40%, giấy tái chế chiếm gần 60%.

Hơn thế những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng cao đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử…

Lee & Man từng bước phát triển

Đối với ngành giấy tại Việt Nam, trong số 300 doanh nghiệp đang hoạt động, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của nhà máy Lee & Man Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

Định hướng công nghệ là đòn bẩy để phát triển, nhà máy sản xuất giấy Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Trong mô hình sản xuất của Lee & Man, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất được tận dụng hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác.

Như bất kỳ ngành sản xuất khác, ngành giấy có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu doanh nghiệp không chú trọng đầu tư xử lý thải. Thực tế, khi nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man xây dựng nhà máy giấy quy mô hàng đầu tại khu vực ĐBSCL và cũng phải đối diện những thách thức lớn.

Tuy nhiên, nhà máy đã cải tiến tích cực các công trình xử lý nước thải nội khu tại nhà máy. Các trạm xử lý tập trung, trạm quan trắc nước thải, khí thải hoạt động tự động 24/24. Năm 2019, Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải.

Nhà Máy Giấy Lee & Man Từng Bước Phát Triển - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Giấy Tái Chế

Giấy tái chế mang đến rất nhiều lợi ích với môi trường cũng như đời sống hàng ngày. Sản xuất từ nguyên liệu giấy tái chế cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của nhà máy giấy Lee & Man.

Tiết kiệm tài nguyên

Quy trình sản xuất giấy sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau, cũng như hao tốn tài nguyên thiên nhiên. Trung bình cứ một tấn giấy được tái sử dụng, chúng ta có thể tiết kiệm:

– 24 cây rừng tự nhiên;

– Lượng Oxy đủ cho 12 người thở trong một năm;

– 39.084 lit nước đủ cho 875 lần tắm, mỗi lần 5 phút, đủ để sử dụng cho 3.000 lần dội toilet;

– Gần 4.000 kWh điện đủ dùng cho cả một căn nhà 3 phòng ngủ trong 1 năm;

– 605 lit dầu thô;

– Hạn chế một lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần (giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với quá trình sản xuất 01 tấn giấy từ gỗ).

Đây chính là những lợi ích đáng kể khi sử dụng giấy tái chế. Nhà máy Lee & Man từ lâu đã sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế sẵn có này. Các sản phẩm của công ty giấy Lee & Man đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Để đáp ứng được nguyên liệu cho các nhà máy giấy, các khu rừng tự nhiên lần lượt bị chặt phá và đốn hạ. Khi nhu cầu tăng cao, con người phải trồng mới, phát triển thành các khu rừng sản xuất. Tuy nhiên, các khu rừng phục vụ sản xuất tuy lớn nhanh nhưng không cung cấp  nơi sống hoang dã và bảo tồn tính đa dạng sinh học như rừng tự nhiên.

Chỉ cần thay đổi thói quen như thay túi nilong bằng túi giấy khi mua hàng, thay hộp nhựa bằng hộp giấy để đựng đồ… là chúng ta đã góp phần bảo vệ rừng và môi trường, giúp cho hệ sinh thái được cân bằng.

Hiện nay nhà máy giấy Lee & Man cung cấp cho thị trường lượng lớn các sản phẩm giấy dùng trong đời sống sinh hoạt cũng như phù hợp trong sản xuất, kinh doanh… Ngành công nghiệp giấy đều tác động không ít đến môi trường, chính vì thế Lee & Man luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tái chế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Giấy Tái Chế - 2