Hành Trình Phát Triển Của Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tại Việt Nam

Nhà máy giấy Hậu Giang luôn đặt mục tiêu đầu tư công nghệ để phát triển bền vững cùng môi trường trong những năm hoạt động vừa qua. Hiện nay, nhà máy Lee & Man là nhà máy sản xuất giấy lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Tìm chìa khóa cho phát triển ngành giấy

Trong ngành giấy Việt Nam, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Sự xuất hiện của công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hàng triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất bao bì giấy từ nguyên liệu giấy tái chế. Hơn 95% nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải. Sử dụng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế giúp giảm được 74% lượng khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên chất. Nhờ vậy mà giảm đốn hạ hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỷ Kwh năng lượng điện trong quá trình sản xuất giấy.

Vào thời điểm nhà máy giấy Lee & Man thâm nhập thị trường Việt Nam, những bài học môi trường từ nhiều năm trước vẫn còn sức nóng. Do đó, câu chuyện môi trường và doanh nghiệp một lần nữa được đề cập khi Lee & Man xây dựng nhà máy giấy quy mô lớn, cần phải giải quyết những thách thức mà xã hội đề ra.

Cho đến nay, công trình xử lý nước thải nội khu tại nhà máy được đảm bảo bằng quy trình xử lý 4 bước và có nhiều cải tiến tích cực. Các trạm xử lý tập trung, trạm quan trắc nước thải, khí thải hoạt động tự động liên tục 24/24. Trong năm 2019, Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải. “Chúng tôi luôn thử nghiệm và thay đổi vật liệu nhằm tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong việc xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Dù chi phí đầu tư cao hơn nhưng chúng tôi sẵn sàng làm điều đó vì sự phát triển bền vững cho  các thế hệ tiếp theo.” – ông Patrick Chung, Tổng giám đốc Lee & Man Việt Nam nói.

Hành Trình Phát Triển Của Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tại Việt Nam - 2


Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?

Ngành giấy là ngành tiêu dùng thứ yếu của con người. Tuy nhiên, nó cũng đem lại những tác động lớn đến môi trường sống, thiên nhiên. Đứng trước thực trạng này, nhà máy giấy Hậu Giang nên làm thế nào?

Công nghệ cao giảm ô nhiễm

Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Khắc Kinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, ngành giấy được xếp vào nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao vì lượng nước thải ra rất lớn. Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 m3 đến 450 m3. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và lò hơi. Lượng nước đưa vào sử dụng sau đó đều trở thành nước thải chứa nhiều tạp chất và hóa chất độc hại cho môi trường. 

Hiện nay các cơ sở sản xuất giấy đã sử dụng công nghệ hiện đại nên nhiều người đã thay đổi cách nhìn, không phải cứ ngành giấy là gây ô nhiễm hoặc không phải cơ sở, nhà máy sản xuất bao bì giấy nào cũng gây ô nhiễm.

Công ty giấy Lee & Man có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, là nhà máy giấy Hậu Giang có quy mô lớn với hơn 1000 nhân viên. Với công nghệ sản xuất mới, tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất theo đó cũng được kiểm soát.

Theo tiến sĩ, cơ quan chức năng cần phải làm tốt khâu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ngay từ khi phê duyệt dự án. Khâu này rất quan trọng, vì có dự báo tốt tác động môi trường thì hoàn toàn có thể yên tâm với nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm này.

“Khi dự án định đầu tư vào khu vực nào đó thì cần phải đánh giá tác động môi trường hay còn gọi là dự báo tác động môi trường cho dự án. ĐTM sẽ đánh giá cơ sở này sử dụng công nghệ như nào, nguyên liệu đầu vào, nguồn nước thải, khí thải ra như nào. Từ đó sẽ phân tích nếu đạt mới cấp ĐTM” – tiến sĩ Kinh nói.

Ngoài ra, tiến sĩ phân tích thêm, một khâu quan trọng của ĐTM đó là phải đánh giá xem môi trường tiếp nhận (sông, suối, mương,…) nguồn nước thải có còn sức chịu tải không? Nghĩa là, nguồn nước thải công nghiệp thải ra môi trường tiếp nhận dù có đạt theo quy chuẩn 40/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì vẫn là nước thải, không thể đem đi xử lý để làm nước sinh hoạt được. Công ty giấy Lee & Man trong nhiều năm qua luôn đặt mục tiêu kiểm soát tác động tới môi trường lên hàng đầu với quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Nhà máy Lee & Man không chỉ đóng góp phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần phát triển ngành bao bì giấy trong nước nói chung.

Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào? - 2

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Song Hành Xu Hướng Thân Thiện Môi Trường

Phong trào giảm nhựa trong tiêu dùng hàng ngày đã làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm bao bì giấy. Đây là cơ hội cho nhà máy giấy Hậu Giang đẩy mạnh năng suất và phát triển hơn nữa.

Tầm quan trọng của ngành giấy

Hội thảo do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, với sự có mặt của ban đại diện nhiều cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng, các chuyên gia cũng như nhiều đơn vị truyền thông báo chí đến đưa tin.

Hội thảo nhấn mạnh vai trò thiết thực của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây. Giấy và các sản phẩm từ giấy đóng góp vào sự phát triển của các hoạt động ở đa dạng lĩnh vực như tiêu dùng, nghiên cứu, hội họa, in ấn, văn hóa và xã hội… Đối với các nhà máy giấy, sản phẩm giấy bao bì hiện nay được ưa chuộng vì đây là sản phẩm không thể thiếu ở ngành hàng xuất khẩu, song song đó là xu hướng sử dụng bao bì bằng giấy thay cho các loại bao bì khác.

Tại Việt Nam, ngành giấy hiện nay quy tụ gần 300 doanh nghiệp, trong đó gần 20 doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm, số còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà máy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô lớn tại Việt Nam. Sau nhiều năm hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của Lee & Man luôn tăng trưởng tốt, đồng hành với xu hướng tiêu thụ sản phẩm bao bì giấy thân thiện với môi trường. Mức tăng trưởng bình quân 11% trong giai đoạn 2000-2007 và 16% trong giai đoạn 2007-2017 của ngành giấy cũng thể hiện được những bước tiến mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế cả nước.

Sự phát triển ngành bao bì giấy

Với sự tăng trưởng lợi nhuận liên tục không chỉ của nhà máy sản xuất giấy Lee & Man mà còn các doanh nghiệp khác trong ngành, có thể dự đoán được tiềm năng của lĩnh vực sản xuất giấy bao bì hiện nay là vô cùng lớn. Tiêu biểu là nhu cầu tiêu thụ giấy của Việt Nam trong thời gian sắp tới được dự báo có thể tăng trưởng từ 8-10%/năm. Chưa kể, hàng năm Việt Nam vẫn cần nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy phục vụ nhu cầu sử dụng giấy bao bì cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Song Hành Xu Hướng Thân Thiện Môi Trường - 2