Lee & Man Phát Triển Từng Bước Trong Ngành Sản Xuất Giấy

Các công trình khu nhà tập thể cho nhân viên, đầu tư máy móc trang thiết bị cho nhà máy là những mục tiêu mà công ty Lee & Man đang thực hiện để mở rộng và phát triển tại thị trường ngành sản xuất giấy Việt.

Mức đầu tư “khủng” 

Ngày 16-3, tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam đã tổ chức lễ động thổ xây dựng khu nhà ở tập thể cho công nhân viên. Khu kí túc xá này được đầu tư với nguồn vốn hơn 380 tỉ đồng, bao gồm 6 khối nhà: Một khối nhà cho chuyên gia, 5 khối nhà cho cán bộ –  công nhân viên. Trong khuôn viên khu nhà ở còn có các khu vực giải trí thể dục thể thao như sân bóng rổ, cầu lông, bóng đá nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tập luyện hàng ngày.

Theo ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc công ty sản xuất bao bì giấy Lee & Man Việt Nam, cho biết đây là công trình lớn đầu tiên của công ty ngay sau khi hoàn tất việc xây dựng và chạy thử dây chuyền trong quy trình sản xuất giấy của nhà máy giấy bao bì với công suất 420.000 tấn/năm và các công trình phụ trợ khác. Việc xây dựng và sớm đưa vào sử dụng khu nhà ở nằm trong chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của tập đoàn tại Việt Nam, đảm bảo điều kiện phúc lợi, chế độ đãi ngộ đầy đủ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy.

Hiệu quả từ tái chế giấy

Trong nghiên cứu “Tác động của việc sản xuất giấy tái chế đến môi trường” của Đại học kỹ thuật Zvoken – Slovakia đã chỉ ra rằng, hoạt động tái chế giấy giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ tự nhiên, giảm chi phí hoạt động, vốn đầu tư, giảm lượng nước tiêu thụ và quan trọng là giúp ngành giấy thân thiện với môi trường. 

Tái chế giấy sử dụng năng lượng ít hơn 31% so với việc tạo ra giấy từ sợi nguyên chất. Đồng thời, sản xuất 1 tấn giấy tái chế tiết kiệm hơn 35.000 lít nước. Nếu phải cần đến 2,5 tấn gỗ mới có thể tạo ra 1 tấn giấy thì khi sử dụng giấy tái chế, lượng nguyên liệu giảm còn 1 nửa. 

Có thể thấy dùng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế có hiệu quả hơn sản xuất giấy từ gỗ vì việc tách xơ sợi và tẩy trắng đã được làm trước đó nên sử dụng ít năng lượng, nước và hóa chất hơn, đồng thời thải ra không khí và nước ít chất độc hại hơn. Giấy có thể được tái chế từ 4-6 lần, đồng nghĩa với giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra.

Nhà máy Lee & Man ngay từ đầu đã có định hướng đầu tư vào sản xuất giấy tái chế để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man không ngừng cải tiến máy móc, trang thiết bị nâng cao năng suất, đảm bảo giảm tác động tới môi trường.

Lee & Man Phát Triển Từng Bước Trong Ngành Sản Xuất Giấy - 2

Ngành Sản Xuất Giấy: Vì Sao Xây Dựng Nhà Máy Tại Hậu Giang?

Năm 2017, Công ty TNHH Lee & Man (Hong Kong – Trung Quốc) quyết định xây dựng nhà máy tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là nhà máy Lee & Man đầu tiên trong ngành sản xuất giấy tại Việt Nam.

Hậu Giang – Địa phương nhiều tiềm năng

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý: Từ 9030’35” đến 10019’17” vĩ độ Bắc và từ 105014’03” đến 106017’57” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.

Có lợi thể nằm trên tuyến lưu thông của tiểu vùng Tây Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh khác trong khu vực như:  Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP. Cần Thơ. Đặc biệt, liền kề Cần Thơ, Hậu Giang được thừa hưởng những thế mạnh về logistic, cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ,… của thành phố trọng điểm kinh tế khu vực Tây Nam bộ. Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, sẽ có hơn 9.400 tỉ đồng được đầu tư để hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hạ tầng giao thông Hậu Giang và liên kết vùng. 

Với những lợi thế trên, Hậu Giang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư từ doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước. Nhà máy giấy Lee & Man Hongkong đã chọn cụm CN Phú Hữu A (thị trấn Mái Dầm) làm địa điểm xây dựng nhà máy Lee & Man. Với công suất 420.000 tấn/năm, đây là một trong những công ty giấy công nghệ cao trong cả nước.

Với sự đầu tư đến từ doanh nghiệp này trong ngành giấy, tỉnh Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung có bước phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất giấy, đặc biệt là giấy bao bì cao cấp từ nguồn nguyên liệu sản xuất là giấy tái chế. Theo thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), hơn 50% sản lượng giấy bao bì hiện tại được sản xuất bởi các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có công ty giấy Lee & Man.

Ngành Sản Xuất Giấy: Vì Sao Xây Dựng Nhà Máy Tại Hậu Giang? - 2

Lee & Man: Phát Triển Vững Bền Trong Ngành Sản Xuất Giấy

Năm 2019, nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam là doanh nghiệp giấy có vốn đầu tư nước ngoài 100%. Đồng thời là doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy được giải thưởng trong năm nay.

Ngoài mức đầu tư “khủng”, công ty Lee & Man còn quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân viên. Vì vậy công ty sản xuất bao bì giấy Lee & Man luôn được đánh giá là phát triển bền vững.

Vì sao Lee & Man là doanh nghiệp phát triển bền vững

Công ty có quy mô 1,200 nhân viên, trong đó hơn 95% là người Việt Nam. Mới đây, công ty giấy Lee & Man cũng hoàn thành xây dựng khu ký túc xá mới gồm 419 căn hộ, có khả năng đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho 1.500 người. Dự án nhà ở nhân viên được đầu tư với kinh phí hơn 380 tỉ đồng.

Ông Edmond Lee, CEO của Tập đoàn Lee & Man, chia sẻ: “Đầu tư tại Việt Nam, Lee & Man mong muốn thúc đẩy sự phát triển của ngành giấy trong nước cũng như nâng tầm một ngành sản xuất quan trọng, có đóng góp không nhỏ vào GDP của Việt Nam bằng những hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng.

Nhà máy Lee & Man Việt Nam cam kết hướng tới phát triển bền vững toàn diện mọi khía cạnh, không chỉ ở hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất giấy, đóng góp cho nền kinh tế địa phương mà còn tuân thủ các tiêu chí bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động xã hội. Đó cũng chính là tiêu chí Lee & Man đặt ra tại những thị trường chúng tôi đầu tư”.

Được biết, chương trình CSI vinh danh 500 doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế tham gia. Dựa trên bộ chỉ số CSI, hội đồng đã rà soát, đánh giá và chọn ra 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu của năm.

Cụ thể, CSI (Corporate Sustainability Index) là bộ chỉ số về phát triển bền vững, bao gồm 98 tiêu chí sàng lọc khắt khe về kinh tế, môi trường và xã hội. Từ đó, Hội đồng bình chọn và vinh danh các doanh nghiệp đạt chuẩn vì những sáng kiến kinh doanh bền vững phù hợp với kinh tế cũng như môi trường tại Việt Nam.

Lee & Man: Phát Triển Vững Bền Trong Ngành Sản Xuất Giấy - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Một Số Chất Phụ Gia Cho Sản Xuất

Năm 2017, công ty Lee & Man xây dựng nhà máy đầu tiên ở tỉnh Hậu Giang. Đây cũng là năm đầu tiên, tập đoàn Lee & Man tham gia vào ngành sản xuất giấy tại Việt Nam.

Với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nhà máy giấy Lee & Man từng bước phát triển vững mạnh và trở thành nguồn kinh tế trọng điểm cho địa phương.

Ngày nay, giấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Là một loại vật liệu thiết yếu. Nhà máy Lee & Man sản xuất từ nguồn nguyên liệu có thể tái chế, giấy đã và đang được liên tục nghiên cứu và phát triển với đa dạng phong phú các ứng dụng khác nhau trong đời sống con người.

Quy trình sản xuất giấy

Giấy được sản xuất từ bột gỗ, nguồn nguyên liệu thô chính là gỗ. Với rất nhiều chủng loại, các nhà sản xuất có thể kết hợp các loại gỗ khác nhau và xử lí trong quá trình sản xuất để cho ra các loại giấy với các đặc tính kĩ thuật khác nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm đã qua sử dụng càng ngày càng phổ biến, hiện đang trở thành một xu hướng cho ngành sản xuất giấy và bột giấy ngày nay. Nhìn chung, quy trình làm giấy có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:

● Nghiền bột giấy

● Máy giấy

● Thành phẩm

Một số chất phụ gia cho ngành giấy

Các chất phụ liệu trong ngành giấy bao gồm các nhóm keo, nhóm chất độn  nhóm màu và các phụ gia khác.

● Nhóm keo: là những chất có tác dụng gia keo trên bề mặt hoặc gia keo nội bộ tờ giấy, nhằm làm tăng khả năng chống thấm chất lỏng (nước) của giấy.

● Nhóm chất độn: Là những chất trộn lẫn vào trong bột giấy nó vừa có vai trò thay  thế bớt lượng xơ sợi trong giấy đồng thời tăng độ nhẵn, độ đục, độ đồng đều bề mặt.

● Nhóm phụ gia, phẩm màu: Là những chất cho vào hỗn hợp bột giấy làm cho giấy có chất lượng cao hơn, tăng một số tính chất thẩm mỹ như màu, độ bóng láng, giảm giá thành sản phẩm . Tỷ lệ của nhóm chất này chiếm một lượng nhỏ trong giấy.

Môi trường sản xuất giấy (Axit hoặc trung tính, kiềm tính) khác nhau thì việc dùng chất phụ gia cũng khác nhau. Tùy theo yêu cầu của từng loại giấy mong muốn, công ty giấy sẽ đưa ra quy trình và nguyên liệu phù hợp.

Nhà Máy Giấy Lee & Man: Một Số Chất Phụ Gia Cho Sản Xuất - 2

Nhà Máy Giấy Lee & Man Đánh Thức Ngành Sản Xuất Giấy Việt Nam

Tính đến cuối năm 2019, địa bàn tỉnh Hậu Giang có gần 500 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 123.860 tỉ đồng, 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 552 triệu USD. Trong đó, nhà máy giấy Lee & Man là một trong những dự án lớn trong ngành sản xuất giấy.

Đánh thức tỉnh Hậu Giang

Ngoài những dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp vốn có như nhà máy chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu Minh Phú, dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM của tập đoàn FLC…, Hậu Giang cũng bắt đầu thu hút nhiều nhà đầu tư từ đa dạng lĩnh vực. Có thể kể đến như Vingroup với dự án Vincom-Vinhouse (lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ); Tân Hiệp Phát mở nhà máy NumberOne (nước giải khát); Masan (ngoài đầu tư dây chuyền sản xuất bia, còn đang mở rộng dự án sản xuất nước mắm, thức ăn chăn nuôi…); công ty Lee & Man Việt Nam (ngành giấy bao bì); nhà máy Nhiệt điện sông Hậu (năng lượng); nhà máy luyện, cán thép Sunpro (chế tạo công nghiệp nặng)…

Dự án nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong) được xây dựng trong cụm công nghiệp tập trung ở tỉnh Hậu Giang (nằm cạnh sông Hậu) và có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Nhà máy ngành sản xuất giấy này được xem là có quy mô lớn nhất Việt Nam với diện tích 830.000 m2 và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới đang ở giai đoạn hoàn thiện, đã đi vào hoạt động thử nghiệm vào tháng 7/2016 và cho ra sản phẩm vào tháng 8/2016.

Theo Tổng cục Môi trường, công ty giấy Lee & Man Hậu Giang đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường, hệ thống thu gom nước mưa và nước thải được xây dựng tách biệt. 

Lượng nước thải gần 14.000 m3/ngày đêm được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 20.000 m3/ngày đêm.Nước thải được nhà máy Lee & Man kiểm soát bằng 2 hệ thống quan trắc tự động liên tục kèm theo thiết bị lấy mẫu tự động, có camera theo dõi và truyền trực tiếp dữ liệu về Sở TN-MT tỉnh để theo dõi, giám sát theo quy định.

Nhà Máy Giấy Lee & Man Đánh Thức Ngành Sản Xuất Giấy Việt Nam - 2

Giấy Tái Chế: Nguồn Nguyên Liệu Tối Ưu Cho Ngành Sản Xuất Giấy

Sử dụng nguồn giấy tái chế cho nguyên liệu sản xuất chính là giải pháp tối ưu hiện nay của ngành sản xuất giấy. Tuy nhiên, hiện nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn giấy tái chề từ nước ngoài về.

Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý. Dựa vào số liệu này cho thấy, nguồn cung nguyên liệu này không đủ cho nhà máy giấy Lee & Man.

Tối ưu nguồn nguyên liệu giấy tái chế

Với 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu giấy phế liệu; trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp, có năng lực tái chế tốt như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhà máy Lee & Man), họ rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy.

Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nhiều nhóm phế liệu giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến khó khăn cho các công ty giấy.

Ông Phạm Đình Thưởng, chuyên gia phân tích chính sách nhận định, nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế này chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc Chính phủ siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp lâm vào thế bị động. Nhà máy cần vận hành hàng ngày nhưng nguyên liệu cần lại không thể đến, khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến một chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu, trong đó có công ty Lee & Man.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho rằng, Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để đưa ra được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc các cơ quan Nhà nước có liên quan tham vấn các doanh nghiệp để có quan điểm khách quan hơn nhằm dần hình thành và hoàn thiện khung khổ pháp lý này là hoàn toàn cần thiết.

Công ty Lee & Man: Mở Rộng Sản Xuất?

Xu hướng bùng nổ thương mại điện tử và truyền thông kỹ thuật số góp tạo ra tiềm năng phát triển cho ngành sản xuất giấy bao bì thực phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đồng thời, còn có các Hiệp định thương mại tự do cũng mang lại cơ hội xuất khẩu giấy bao bì và bao bì của Việt Nam vào thị trường ưu đãi thuế. Đây là cơ hội lý tưởng cho nhà máy giấy Lee & Man.

Công ty Lee & Man với nhu cầu mở rộng sản xuất

Cuối năm 2009, tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương cho Tập đoàn Giấy Lee & Man đầu tư dự án cụm công nghiệp giấy tại cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1 với quy mô khoảng 82,8 ha. Đến tháng 12-2010, UBND tỉnh Hậu Giang cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam với tổng diện tích 82,8 ha. trong đó, một giấy cấp cho công ty giấy Lee & Man Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm với diện tích 41,9 ha, giấy còn lại cấp cho công ty sản xuất bao bì Lee & Man Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm với diện tích 40,8 ha.

Cũng theo công văn ngành giấy, hiện nay nhà máy Lee & Man Việt Nam đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động chính thức nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm, còn dự án nhà máy bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm chưa triển khai thực hiện. Phía công ty có văn bản đề nghị không thực hiện dự án nhà máy bột giấy, thay vào đó xin đầu tư mở rộng diện tích, nâng công suất dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm thành 1,42 triệu tấn/năm (trên phần diện tích 40,8 ha của dự án bột giấy xin không triển khai – PV), tổng mức đầu tư 348,68 triệu USD (tương đương 7.670 tỉ đồng).

Tuy nhiên, “Trong bối cảnh tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các ngành sản xuất dựa vào nguyên liệu là phế liệu như ngành giấy, Bộ đã bác đề xuất trên và yêu cầu địa phương và doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện nâng công suất nhà máy”, ông Hoàng Văn Thức (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) cho biết Bộ đã bác đề xuất này.

Công ty Lee & Man: Mở Rộng Sản Xuất? - 2


Bước Ngoặt Của Ngành Sản Xuất Giấy

Vào những năm 2016-2017, Trung Quốc chuyển đổi mô hình sản xuất, không sản xuất giấy bao bì nên các nhà máy đóng cửa, doanh nghiệp Trung Quốc chuyển sang Việt Nam đầu tư sản xuất bao bì để xuất ngược trở lại Trung Quốc. Điều này làm sản lượng ngành sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam tăng nhanh, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam càng chật vật trên thị trường Trung Quốc.

Vào năm 2017, nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam xây dựng nhà máy giấy đầu tiên trong cụm công nghiệp tập trung ở tỉnh Hậu Giang (nằm cạnh sông Hậu) và có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Bước ngoặt của ngành giấy Việt Nam

Nhận thấy tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm giấy khác ngoài giấy bao bì, , giấy in, giấy viết quy mô sản xuất tại Việt Nam nhỏ, không đủ để phục vụ nhu cầu trong nước. Còn với giấy bao bì cao cấp tráng phủ, giấy copy cấp cao, giấy in tráng phủ, các loại giấy đặc biệt chưa có công ty giấy nào ở Việt Nam sản xuất kể cả doanh nghiệp FDI. 

Công ty giấy này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao (nhập khẩu từ Âu – Mỹ) từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Nhà máy Lee & Man Việt Nam cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong. Do đó, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu nâng công suất, trước mắt, doanh nghiệp giấy Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy nhờ hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh song song.

Hàng năm số lượng lớn các loại giấy bao bì cao cấp chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, khoảng 2 tỷ USD/năm, cho đóng gói hàng hoá xuất khẩu cao cấp hoặc tiêu dùng trong nước. 

Ngành giấy hiện nay mới chủ yếu tập trung vào giấy làm bao bì, hòm và hộp cacton chiếm tỷ trọng đến 87%. Mặt khác, đội ngũ doanh nghiệp sản xuất giấy của chúng ta đông đảo nhưng nhỏ và yếu, khoảng 300 doanh nghiệp (chưa kể các cơ sở sản xuất giấy làng nghề) nhưng cũng chỉ chiếm 50% năng lực sản xuất của toàn ngành, 50% còn lại là của 6 doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, chủ yếu dưới 30.000 tấn/năm, đầu tư manh mún, công nghệ, thiết bị lại cũ và lạc hậu…

Bước Ngoặt Của Ngành Sản Xuất Giấy  - 2


Ngành Sản Xuất Giấy: Tác Dụng Của Bao Bì Giấy

Nhà máy Lee & Man Việt Nam sau 2 năm đã chứng kiến được bước chuyển lớn về hoạt động sản xuất và khả năng vận hành để thích ứng với nền kinh tế-xã hội ở địa phương, giải quyết thách thức sản xuất bền vững trong ngành sản xuất giấy.

Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ trong định hướng phát triển, nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì. Về phương pháp, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp sản xuất giấy Lee & Man là từ giấy phế liệu và phế thải, tuy nhiên, giấy thành phẩm mà nhà máy đưa ra thị trường lại đạt chất lượng cao cấp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu giấy tissue thành phẩm (giấy ăn, giấy vệ sinh) cho thị trường dễ tính và kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì.

Tác dụng của bao bì giấy carton

Chức năng bảo vệ : Bảo vệ cho sản phẩm chống lại mọi tác động của môi trường bên ngoài : khí hậu, vi sinh vật… Đảm bảo cho người dùng biết rằng nội dung đã không có can thiệp, thay đổi trong suốt quá trình sản xuất.

Củng cố, lưu trữ, vận chuyển : Sản phẩm được doanh nghiệp giấy đóng gói sau đó được nhóm lại để hình thành các đơn vị xử lý cơ học lớn hơn. Tác dụng quan trọng nhất của bao bì giấy là khả năng vận chuyển.

Phân phối, sử dụng, lưu trữ : Các đơn vị vận tải đước “ tách “ để hình thành các đơn vị phân phối phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người dùng để tăng thời gian để, mở, đóng, để cửa hàng… Có thể kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm dễ hư hỏng, bảo đảm các vitamin và dinh dưỡng.

Chức năng thông tin : Các thông tin cần thiết sẽ được in trên bao bì mà người mua hàng quan tâm.

Chức năng giao tiếp :Chất lượng của giấy và carton do công ty giấy sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và hấp dẫn thị giác của thương hiệu của một sản phẩm.

Chức năng môi trường : Đó là chức năng tái chế rất hữu hiệu của bao bì giấy , xin đừng vứt chúng.

Ngành Sản Xuất Giấy: Tác Dụng Của Bao Bì Giấy - 2

Ngành Sản Xuất Giấy Góp Phần Sức Bật Kinh Tế Việt Nam

Nhu cầu thị trường ngày càng tăng cùng với nền kinh tế ngày càng được mở rộng, việc các ngành sản xuất triển khai các kế hoạch điều chỉnh để thích ứng với sự tăng trưởng là phương án tất yếu. Điều này là một thử thách cho các doanh nghiệp ngành sản xuất giấy.

Trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng và năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Theo đó, việc mở rộng sản xuất của doanh nghiệp còn nhằm mục đích nâng cấp công nghệ phục vụ sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững hơn. Vì vậy, đòi hỏi nhà máy giấy Lee & Man cần phải đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào các mục tiêu phi tài chính liên quan đến môi trường, xã hội.

Công ty sản xuất Lee & Man đóng góp phát triển kinh tế xã hội

Năm 2017, nhà máy Lee & Man chính thức hoạt động tại tỉnh Hậu Giang. Và đây cũng là gian đoạn đầu tuy phải đối diện với các thách thức khó tránh khỏi về vận hành và môi trường, nhưng công ty giấy đã ghi nhận những đóng góp và liên tục cải thiện khâu xử lý, chính sách hoạt động. Qua đó, doanh nghiệp giấy này đã chứng minh những nỗ lực của mình và trở thành một trong Top 100 doanh nghiệp bền vững tổ chức bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và VCCI.

Thừa hưởng sự đầu tư có trách nhiệm của doanh nghiệp, địa phương sẽ có điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Doanh nghiệp sản xuất giấy Lee & Man đã đóng góp vào ngân sách tỉnh Hậu Giang hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng của địa phương, góp vào quỹ an sinh xã hội tỉnh, xây nhà tình thương, trường mẫu giáo, hỗ trợ học bổng cho các em học sinh… Lee & Man cũng giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và có hơn 1.100 nhân viên với hơn 95% là người Việt.

Vì vậy, ông Patrick Chung, TGĐ Lee & Man Việt Nam chia sẻ về chiến lược của doanh nghiệp: “Bên cạnh sự đầu tư tài chính, chúng tôi không ngừng hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh… Mặt khác, chúng tôi luôn truyền tải tinh thần PTBV đến mỗi nhân viên để chính họ cùng với công ty sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu này.”

Ngành Sản Xuất Giấy Góp Phần Sức Bật Kinh Tế Việt Nam - 2