Lee & Man – Hướng Đến Thập Kỷ Mới Của Ngành Bao Bì Việt Nam

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển đa dạng về mọi lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển đó chính là nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược mỹ phẩm đang tăng cao. Đây thực sự là cơ hội lớn cho ngành in bao bì và các doanh nghiệp như Lee & Man, … tận dụng để phát triển. 

Mở rộng quy mô sản xuất

Hiện công ty giấy Lee & Man Việt Nam có nhà máy sản xuất trực tiếp thùng carton, màng xốp lỳ bọc hàng,.. được xem là có quy mô lớn nhất Việt Nam với diện tích 830.000 m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhà máy Lee & Man được trang bị hệ thống máy móc nhập khẩu, quy trình sản xuất chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng, uy tín và có giá thành tốt nhất cho khách hàng. Nhà máy này sở hữu một dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất ước tính vào khoảng 420.000 tấn sản lượng/năm với mức độ tự động hoá cao, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức thấp nhất. Mặt khác, để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ hoạt động sản xuất, công ty Lee & Man đã đầu tư rất lớn cho khâu xử lý chất thải.

Đổi thay bao bì, cải tiến quy cách đóng gói cũng được đánh giá là những cuộc đua không hồi kết, là sự sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi những cơ sở kinh doanh đóng gói, bao bì của Việt Nam cũng phải lớn mạnh và phát triển triển không ngừng. Các triển lãm về bao bì diễn ra thường xuyên cũng là cách để các doanh nghiệp giấy Việt trưng bày sản phẩm, giao lưu, học hỏi kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất bao bì hiện đại.

Đây là những dự đoán cũng như những chính sách, hướng đi, để đẩy mạnh ngành bao bì giấy trong nước nói chung và Lee & Man nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn vào năm 2020. Dù phía trước còn nhiều thách thức, nhưng cũng có những điều kiện thuận lợi để tin tưởng rằng bao bì giấy Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Lee & Man - Hướng Đến Thập Kỷ Mới Của Ngành Bao Bì Việt Nam - 2

Lee & Man Và Những Biến Động Đại Dịch Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tình hình xã hội, kinh tế. Tất cả các ngành nghề kinh doanh đều chịu ảnh hưởng do dịch bệnh, một trong số đó phải kể đến ngành giấy bao bì. Ở thời điểm hiện tại, đây được xem là một thách thức lớn, đòi hỏi những doanh nghiệp giấy như Lee & Man Việt Nam phải nhanh chóng đề ra các phương hướng khắc phục. 

Bài toán duy trì sản xuất

Thị trường xuất nhập khẩu giữa các nước bị hạn chế, thậm chí là đóng cửa để tránh lây lan bệnh không thể kiểm soát. Ngành in ấn, bao bì tại Việt Nam nói chung và công ty Lee & Man nói riêng cũng không tránh khỏi tình trạng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu giấy bị khan hiếm, dẫn đến giá thành được đẩy lên cao. Ngoài ra, vấn đề khan hiếm nguồn nguyên liệu, tình hình đóng cửa biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng làm hàng hóa lưu thông khó khăn hơn. 

Đối với ngành in ấn, một số doanh nghiệp giấy nội địa còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc thì cần tìm các thị trường mới đảm bảo chất lượng khác. Đồng thời, có thể chuyển dịch sang các loại giấy không nhập khẩu quá nhiều và bị ảnh hưởng từ quốc gia này. Các quốc gia láng giềng như Indonesia, Thái Lan và thị trường tiềm năng Nhật Bản không xuất khẩu được vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ hướng sang thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Nếu biết tận dụng đây sẽ là những nguồn nguyên liệu mới để các doanh nghiệp như công ty giấy Lee & Man có thể tận dụng để sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, đây cũng sẽ là cơ hội cho nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang sẽ phải tự gia tăng khả năng sản xuất của mình về cả chất lượng và số lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Giấy là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất trong in ấn, mọi sự thay đổi dù là nhỏ của giá giấy đều sẽ ảnh hưởng đến ngành in ấn, bao bì và khách hàng sử dụng sản phẩm cuối. 

Lee & Man Và Những Biến Động Đại Dịch Covid-19 - 2

Vì Sao Lee & Man Cần Nhu Cầu Lớn Về Giấy Phế Liệu?

Hiện nay, Lee & Man có nhu cầu lớn về nhập khẩu giấy phế liệu, thế nhưng quy định hiện tại đang hạn chế điều này. Mặc dù có vai trò trọng yếu trong phát triển công nghiệp giấy, nhưng nguyên liệu giấy tái chế và việc nhập khẩu nguyên liệu này hiện nay còn gặp nhiều thách thức cho công ty Lee & Man.

Nhu cầu lớn giấy phế liệu

Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường.

Công ty giấy Lee & Man cho biết, nhiều nhóm phế liệu giấy như giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế, nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng cho các nhà máy giấy (nhà máy Lee & Man), gây nên những phản ứng dây chuyền tới chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu…

Để có thể tạo điều kiện cho ngành Giấy phát triển trong điều kiện quản lý hiệu quả các hoạt động nhập khẩu phế liệu, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI), Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để có thể xây dựng được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài như doanh nghiệp giấy Lee & Man.

Nhu cầu sử dụng giấy bao bì cho mục đích tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, khoảng 15%/năm, là con số cao nhất trong các loại giấy. Chính vì vậy, nếu loại giấy phế liệu hỗn hợp ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ gây ra tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì, tiêu biểu là thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chí phí sản xuất tăng, hiệu quả kinh doanh giảm thậm chí thua lỗ. Ông Phạm Đình Thưởng – Chuyên gia phân tích chính sách cho biết: “Theo số liệu của 6 tháng đầu năm 2018 thì số lượng giấy hỗn hợp trên tổng số giấy phế liệu nhập khẩu chiếm 37%. Năm 2018 dự kiến các doanh nghiệp nhập khoảng 2 triệu tấn, nếu như thế thì thiệt hại rơi vào khoảng 37 triệu USD.”

Vì Lee & Man Cần Nhu Cầu Lớn Về Giấy Phế Liệu? - 2

Công Ty Lee & Man: Nỗ Lực Không Ngừng Cho Ngành Giấy

Công ty Lee & Man là một trong những doanh nghiệp giấy đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững nhờ đầu tư vào công nghệ và máy móc trong sản xuất giấy, bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững cho ngành giấy

Hiện nay trong khoảng 300 doanh nghiệp đang hoạt động, đa phần có quy mô nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của doanh nghiệp giấy Lee & Man Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 28-62 tỉ USD, tương đương mức tăng 7%-16% GDP đến năm 2030. Bên cạnh việc mang lại giá trị kinh tế, công nghệ mở ra nhiều cơ hội thay đổi mạnh mẽ và toàn diện cách thức hoạt động, vận hành của nhiều ngành, nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, xây dựng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Định hướng công nghệ là đòn bẩy để phát triển, công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Trong mô hình sản xuất của nhà máy Lee & Man, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất được tận dụng hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác. Việc sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy bao bì đã giúp giảm được 74% lượng khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên. Qua đó, góp phần giảm khai thác hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỉ kWh năng lượng điện.

Năm 2019, công ty Lee & Man Việt Nam là doanh nghiệp giấy duy nhất nằm trong Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là năm thứ hai liên tiếp doanh nghiệp được vinh danh PTBV và là minh chứng rõ ràng nhất cho những cam kết về PTBV mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Công Ty Lee & Man: Nỗ Lực Không Ngừng Cho Ngành Giấy - 2

Lee & Man: Hiện Trạng Thiếu Hụt Nguồn Nguyên Liệu

Hiện trạng, công ty giấy đầu tư sản xuất bột giấy để xuất khẩu từ giấy phế liệu nhập khẩu không chỉ gây khó khăn cho ngành giấy nội địa mà còn tiềm ẩn nguy cơ về môi trường nếu không sửa đổi quy định. Và Lee & Man cũng đang gặp một vấn đề tương tự.

Khó khăn thiếu hụt nguồn nguyên liệu

Theo thông tin từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), từ cuối năm 2017, một số doanh nghiệp giấy của nước ngoài và Việt Nam tìm cách liên doanh để sản xuất bột giấy tái chế (tức là đánh tơi giấy phế liệu, qua các quá trình làm sạch sơ bộ, sau đó xeo thành tấm, cuộn, hay ép thành khối bột giấy) để xuất khẩu.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, VPPA cho rằng là do một số nước trong khu vực thực hiện siết chặt việc kiểm soát môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành giấy, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất giấy đầu tư mở rộng với công nghệ hiện đại, cũng như đầu tư ra nước ngoài để xuất khẩu giấy trở lại. Đồng thời, thắt chặt việc cấp phép nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nên các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu để sản xuất, cũng như thiếu hụt giấy thành phẩm, đặc biệt là giấy bao bì công nghiệp.

Hiện nay, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp giấy với năng lực sản xuất đạt khoảng 200.000 tấn bột giấy mỗi năm. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp sản xuất bột thương phẩm lớn, do đó các doanh nghiệp sản xuất giấy (công ty giấy Lee & Man) không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Ngoài ra, việc thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu như giấy phế liệu, giấy thu hồi (RCP) cũng khiến các doanh nghiệp giấy lớn (nhà máy Lee & Man) phải lên kế hoạch dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 gần đây. Việc này tác động không nhỏ tới các nước trong khu vực do sự chuyển hướng của nguyên vật liệu sản xuất giấy giá rẻ có xu hướng chuyển hướng sang các nước này. Việc thiếu hụt nguồn cung có thể khiến các doanh nghiệp (công ty Lee & Man)  chuyển hướng đầu tư sang các nước khác về sản xuất bột giấy tái chế.

Lee & Man: Hiện Trạng Thiếu Hụt Nguồn Nguyên Liệu - 2

Lee & Man: Vì Sao Doanh Nghiệp Nên Đổi Sang Bao Bì Giấy?

Công ty Lee & Man là một trong những đơn vị sản xuất bao bì giấy quy mô lớn hiện nay. Bao bì giấy đang dần thay thế các loại bao bì nilon trong đóng gói và vận chuyển hàng hóa.

Lợi thế khi sử dụng bao bì giấy

Bao bì giấy không chỉ dùng đóng gói mà còn truyền tải thông điệp marketing của nhãn hàng đến người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay bao bì giấy được chia thành các loại như bao bì thực phẩm, bao bì mỹ phẩm,…các loại hộp giấy, carton,…do đó tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn những sản phẩm sao cho phù hợp.

Nắm được xu hướng sử dụng bao bì giấy lên ngôi, sản phẩm bao bì giấy của công ty giấy Lee & Man được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, nguyên liệu làm từ giấy phế liệu thân thiện môi trường.

Dưới đây là một vài lợi ích khi dùng bao bì giấy:

Thể hiện đẳng cấp của thương hiệu: Trên thực tế, những sản phẩm được đựng trong những hộp giấy, túi giấy có thiết kế độc đáo, ấn tượng không những tạo nên sự khác biệt mà còn mang lại cảm giác chất lượng hơn, uy tín và chuyên nghiệp hơn, nâng cao sự tin tưởng với người dùng từ đó giúp tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng.

Nâng cao hiệu quả truyền thông: Bao bì giấy không chỉ được sử dụng để bảo quản sản phẩm, hàng hóa, mà đó còn là một công cụ hỗ trợ chiến lược truyền thông, quảng cáo sản phẩm vô cùng hiệu quả. Có thể nói, đây là giải pháp không cần phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí mà vấn có thể truyền tải thông tin đến khách hàng. 

Nhận diện thương hiệu: Với những sản phẩm bao bì có thiết kế đẹp, đầy đủ thông tin thì đây là bước quan trọng để xây dựng nên thương hiệu trong lòng khách hàng. Việc này giúp khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu doanh nghiệp thông qua những nội dung in ấn trên hộp giấy. 

Thân thiện với môi trường: Nếu như sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường thì với các loại bao bì giấy thì hoàn toàn ngược lại. Các loại thực phẩm chứa trong túi giấy sẽ được bảo quản tốt hơn và có thể tái sử dụng những túi giấy này để chứa đựng các sản phẩm khác từ đó giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm của nhà máy Lee & Man đều đạt tiêu chí thân thiện môi trường.

Các doanh nghiệp giấy hiện nay đều tăng cường sản xuất và không ngừng cải tiến chất lượng bao bì giấy. Trong đó công ty Lee & Man được xem như một điểm sáng trong ngành giấy bởi quy mô lớn, vốn đầu tư khủng đến từ nước ngoài. 

Lee & Man: Vì Sao Doanh Nghiệp Nên Đổi Sang Bao Bì Giấy? - 2

Lee & Man: Ngành Sản Xuất Giấy Có Thêm Nguồn Nguyên Liệu Mới

Ngành Công nghiệp không phải là ngành trọng yếu nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhưng thực tế ngoài những đại diện tiêu biểu của Ngành như bột giấy, giấy in, viết, tissue… trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giấy giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất như Lee & Man.

Sáng kiến mới cho ngành giấy Việt Nam

Ngành Giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục, sản xuất, nghiên cứu… Tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200 – 250kg/người/năm.

Khảo sát gần đây cho thấy giấy bao bì, tissue đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, giấy báo suy giảm sâu, giấy in viết giảm nhẹ; bột giấy chiếm tỷ trọng hơn 40%, giấy tái chế chiếm gần 60%. Vì thế doanh nghiệp giấy không ngừng tìm kiếm ra nguồn nguyên liệu mới cho ngành sản xuất giấy, phải kể đến là nguyên hiệu rơm. Nhà máy giấy Lee & Man trực thuộc công ty giấy Lee & Man cũng tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung cho mình.

Hiện nay Việt Nam có 4 triệu ha đất trồng lúa, sản phẩm chính thu được là gạo. Bên canh đó, rơm rạ bị xem là phế phẩm không được sử dụng, đốt đi lại gây ô nhiễm môi trường. Số rơm rạ thải ra môi trường hàng năm ước tính lên tới 76 triệu tấn. Xuất phát từ thực tế đó, ông Nguyễn Phúc Thanh, 79 tuổi, ở Hà Nội đã nảy sinh ý tưởng sản xuất giấy từ bèo tây. Vốn là người có lòng say mê nghiên cứu nên khi nhận thấy sản xuất giấy từ bèo tây năng suất thấp nên ông đã nghĩ ra phương án sản xuất bột giấy từ rơm rạ.

Ông Thanh cho biết, bản chất kỹ thuật của phương pháp này căn cứ vào cấu tử chính của tế bào thực vật tồn tại dưới dạng tổ hợp chất phức tạp, trong đó các chất hóa học xâm nhập vào nhau bằng liên kết hóa học và liên kết hydro.

Các hóa chất và Natri Hydro, Axit Clohydric được dùng trong giai đoạn nghiền thô để làm phân rã tổ hợp vào các tế bào rơm rạ và phân chia đại phân tử ligin thành phần nhỏ có thể hòa tan được vào dung môi. Còn trong công đoạn làm trắng bột giấy, các hóa chất khác như canxi hydroxit và hydroperoxit sử dụng kết hợp với các chất màu và ligin trong rơm rạ, ngăn không cho các phân tử ligin kết hợp lại với nhau đồng thời làm trắng bột giấy. Vậy thì các công ty sản xuất bao bì giấy sẽ có thêm nhiều nguồn nguyên liệu mới.

Lee & Man: Ngành Sản Xuất Giấy Có Thêm Nguồn Nguyên Liệu Mới - 2

Lee & Man Đẩy Mạnh Sử Dụng Giấy Tái Chế Trong Sản Xuất

Sử dụng nguyên liệu tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên, chi phí sản xuất chính là cách mà nhà máy Lee & Man thực hiện trong nhiều năm qua. 

Dự báo nguồn cung nguyên liệu giấy

Tại Hội nghị các Hiệp hội Giấy và Bột giấy Châu Á, các Hiệp hội giấy và bột giấy đã đề cập đến tình hình phát triển sản xuất kinh doanh giấy của từng quốc gia. Bên cạnh đó, là nỗi lo chung về thiếu hụt nguyên liệu thô có thể khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy “chết yểu”.

Hiện tại, phần lớn các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc đưa ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đi lên. Sự thiếu hụt về nguyên liệu, thiếu nhà máy, công nghệ sản xuất mới đã khiến ngành công nghiệp giấy gặp nhiều khó khăn để phát triển.

Nhà máy giấy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp giấy đi đầu về sử dụng nguyên liệu giấy tái chế để sản xuất. Các sản phẩm chính của nhà máy Lee & Man là giấy bao bì, giấy sinh hoạt được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tác động tới môi trường. 

“Việc thiếu hụt nguyên liệu thô đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy”, ông Roger Wright, Chủ tịch Hawkins Wringht cho biết và nhấn mạnh, nhu cầu tiêu thụ giấy của các nước trong khu vực châu Á đang có sự giảm sút do tăng trưởng kinh tế của khu vực bị chậm lại.

Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thô bị thiếu hụt, thì việc sử dụng nguồn giấy tái chế được xem là một biện pháp hữu hiệu, giúp giảm thiểu chi phí nhập nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất giấy. Công ty giấy Lee & Man có các sản phẩm chủ đạo được sản xuất từ giấy tái chế, quy mô sản lượng 420.00 tấn/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong giai đoạn 2016 – 2019, nhu cầu về giấy tái chế làm nguyên liệu sản xuất tăng trưởng bình quân 30,3%/năm; thu gom giấy tái chế trong nước tăng trưởng 18,5%/năm; nhập khẩu giấy tái chế tăng trưởng 42,8%/năm.  “Việc nhà máy giấy dùng lượng giấy tái chế cũng được xem là một biện pháp bảo vệ môi trường, tuy nhiên cần phải xem xét đến việc đảm bảo chất lượng của giấy tái chế mà các quốc gia xuất khẩu. Sử dụng giấy tái chế cũng sẽ đóng góp vào chương trình phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ được môi trường xanh tại các quốc gia có ít diện tích rừng hiện nay”- Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy indonesia phân tích.

Lee & Man Đẩy Mạnh Sử Dụng Giấy Tái Chế Trong Sản Xuất - 2

Lee & Man Việt Nam Điều Chỉnh Để Phát Triển Bền Vững

Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển kinh doanh song hành cùng với bảo vệ môi trường, tăng cường an sinh xã hội. Lee & Man Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.

Thách thức phát triển bền vững của doanh nghiệp

Kinh tế lẫn xã hội Việt Nam hiện nay càng hội nhập với xu hướng chung của thế giới. Đối với doanh nghiệp, PTBV vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là yếu tố giúp khẳng định giá trị của DN đó. Do đó, DN phải đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào các mục tiêu phi tài chính liên quan đến môi trường, xã hội.

Nhà máy giấy Lee & Man từng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường cũng như phát triển kinh doanh sản xuất. Ngành giấy nói riêng hay các ngành công nghiệp khác đều có ảnh hưởng nhất định đến môi trường và xã hội, do đó cần phải có hướng giải quyết thích hợp để bảo vệ môi trường cũng như không ảnh hưởng đến năng suất.

Ngoài ra, khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, nhu cầu thị trường ngày càng tăng, các ngành sản xuất cần điều chỉnh để thích ứng với sự tăng trưởng. Vì vậy, mở rộng quy mô sản xuất là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, để quá trình này không lệch với định hướng PTBV, đòi hỏi nhà máy Lee & Man cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là trong công tác đảm bảo an toàn môi trường.

Đến tháng 1-2020, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể nói, huy động nguồn vốn từ khu vực DN FDI cho phát triển nhanh và bền vững là chìa khóa thúc đẩy Việt Nam hội nhập xu thế PTBV toàn cầu. Mặt khác, PTBV cũng là cách DN nước ngoài tiếp tục tồn tại ở Việt Nam. Trong danh sách DN PTBV do Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm, các DN FDI như Coca-cola, Heineken, Unilever, Nestle, Tetra Pak, Công ty giấy Lee & Man… luôn chiếm những vị trí dẫn đầu.

Nhà máy giấy Lee & Man là trường hợp điển hình, chính thức hoạt động tại tỉnh Hậu Giang từ năm 2017, đã phải đối diện với các thách thức khó tránh khỏi về vận hành và môi trường. Nhưng công ty đã triển khai các bước cải thiện khâu xử lý, chính sách hoạt động liên tục. Qua đó, DN giấy này đã chứng minh nỗ lực của mình và trở thành một trong Top 100 DN bền vững do Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và VCCI tổ chức.

Lee & Man Việt Nam Điều Chỉnh Để Phát Triển Bền Vững - 2