Doanh Nghiệp Giấy Nâng Cao Chất Lượng Lao Động

Đứng trước tình trạng lao động địa phương thiếu kỹ năng, không ít doanh nghiệp giấy chủ động đào tạo, hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động trong ngành.

Lao động có tay nghề còn thấp

Doanh nghiệp sản xuất giấy đang thiếu hụt nguồn cung lao động chất lượng, thế nhưng đã nhanh chóng tháo gỡ khó khăn này bằng cách chủ động hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực. Đó là cách làm của công ty giấy Lee & Man Việt Nam (Hậu Giang). Công ty đã phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực và ĐH Nông lâm TP HCM… để mở lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy từ địa phương và tài trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho các em.

Bên cạnh đó, nhà máy giấy Lee & Man cũng thường xuyên tổ chức hoặc cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng vận hành nhà máy. Nhà máy giấy Lee & Man cũng được đánh giá là môi trường tốt dành cho nhân viên với nhiều cơ hội việc làm, chế độ lương, thưởng, thăng tiến công bằng.

Hiện 2/3 người lao động (NLĐ) đang thiếu hụt kỹ năng về LĐ và kỹ thuật; 55% số DN trong ngành sản xuất giấy cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn LĐ có chất lượng cao. Nguồn cung LĐ tuy dồi dào nhưng không thể đáp ứng nhu cầu của DN về mặt chất lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế chuyên sâu, khoa học cơ bản và kỹ thuật. Đặc biệt đây là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp FDI. 

Bất cập của ĐBSCL trong việc phát triển nhân lực hiện nay đó là công tác đào tạo nghề và môi trường làm việc chưa có sự liên kết. Do đó, một số tỉnh thành trong khu vực đã lấy nhu cầu DN để định hướng, phối hợp đào tạo phù hợp, góp phần cân bằng cán cân LĐ của các DN. Qua đó, NLĐ vừa được đào tạo chuyên môn và có việc làm, DN vừa có thể tiết kiệm chi phí, giúp địa phương phát triển về mặt kinh tế, xã hội.

Doanh Nghiệp Giấy Nâng Cao Chất Lượng Lao Động  - 2


Doanh Nghiệp Giấy Hưởng Lợi Nhờ Xu Hướng Bảo Vệ Môi Trường

Phong trào bảo vệ môi trường, sống xanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp giấy mở rộng thị trường, tăng cường sản xuất bao bì giấy đáp ứng nhu cầu ngày một tăng.

Bao bì giấy – Giải pháp thay thế cho bao bì nhựa

Trước những khuyến cáo về sự ô nhiễm môi trường do bao bì nhựa mang lại, ý thức của người tiêu dùng dần dần thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ mua sắm và giao hàng trực tuyến theo yêu cầu cũng thúc đẩy việc sử dụng thùng carton và túi giấy. Các giải pháp đóng gói bao bì thân thiện với môi trường giờ đây đã trở thành một tiêu chuẩn chứ không phải là ngoại lệ đối với các công ty bao bì trên toàn thế giới. Các nhà máy giấy có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường sản xuất trước nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày một tăng cao. Hiện nay, công ty giấy Lee & Man là một trong những nhà sản xuất giấy bao bì lớn của cả nước. Các sản phẩm của công ty giấy Lee & Man được sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo thân thiện môi trường, tận dụng nguồn giấy tái chế cho ra đời các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng.

Ngoài sự gia tăng nhu cầu về bao bì giấy trong các lĩnh vực bán lẻ, thì ngành dịch vụ thực phẩm cũng tăng cường sử dụng bao bì giấy để đóng gói. Sự phát triển “sung túc” của nhiều thị trường khác nhau dẫn đến điều kiện kinh doanh các dịch vụ về thực phẩm cũng được cải thiện theo. Đây chính là cơ hội vàng cho nhà máy giấy Lee & Manngành sản xuất giấy nói chung.

Sử dụng bao bì giấy là giải pháp linh hoạt và tiết kiệm chi phí, dùng để bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, nó có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc sản phẩm cụ thể. Các thuộc tính như nhẹ, có khả năng phân hủy sinh học và có thể tái chế, là những lợi thế của bao bì giấy.

Nhiều loại vật liệu đóng gói bằng giấy trên thị trường luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu đóng gói đa dạng, như hộp sóng và hộp carton. Những cửa hàng bán lẻ sử dụng vật liệu đóng gói để bảo quản thực phẩm và cũng để giữ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do sự gia tăng số lượng người tiêu dùng mua các mặt hàng tạp hóa bao gồm thực phẩm đông lạnh và ướp lạnh, nên thị trường bao bì giấy cho thực phẩm và đồ uống chắc chắn cũng sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

Doanh Nghiệp Giấy Hưởng Lợi Nhờ Xu Hướng Bảo Vệ Môi Trường - 2


Doanh Nghiệp Giấy Gặp Khủng Hoảng Cung Cầu

Dịch bệnh khiến cho nền kinh tế các nước rơi vào trạng thái “đóng cửa”, khiến cho doanh nghiệp giấy trải qua những khủng hoảng mang tên thiếu hụt cung lẫn cầu.

Khan hiếm nguyên liệu nhập khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), từ đầu tháng 3 tới nay đã xuất hiện tình trạng đầu cơ thu mua hàng loạt giấy thu hồi nội địa làm cho giá lề OCC tăng liên tục sau mỗi 2-3 ngày/lần và hiện nay đã có nhiều công ty giấy phía Bắc phải mua tới giá 4.000.000đ/tấn, tăng cao so với cùng kì năm ngoái.

Ngành Giấy Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đang nhập khẩu giấy thu hồi (OCC, SOP, ONP…) chủ yếu từ Mỹ và các nước Châu Âu, nhưng khi các khu vực này đóng cửa, đồng nghĩa sẽ kéo theo tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong nước.

Trong khi đó giá giấy thành phẩm chỉ mới tăng khoảng 200.000 – 300.000đ/tấn. Thực trạng này tạo áp lực rất lớn cho các nhà sản xuất giấy như công ty giấy Lee & Man, làm giá giấy thành phẩm (chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới), khi mà thị trường Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu giấy và giấy lớn.

Chi tiết hơn, hãng tàu CMA cho biết đã giảm 23 tàu, hãng tàu Maersk và các hãng khác cũng áp dụng biện pháp tương tự. Một số hãng từ chối vận chuyển giấy thu hồi và tăng cước vận chuyển từ châu  u về Đông Nam Á lên tới 2.500USD, thậm chí 4.000USD/cont 40’, (giá cước rất khó khăn để xuất khẩu giấy thu hồi). 

Những nhà máy giấy có quy mô lớn như nhà máy giấy Lee & Man, trữ lượng hàng tồn kho nguyên liệu đủ cho một quý trở lên và/hoặc có hệ thống thu gom trong nước tốt sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, trong khi các công ty nhỏ hoặc có mức tồn kho nguyên liệu thấp sẽ bị tác động bất lợi, thậm chí phải tạm dừng hoạt động vì không có nguyên liệu sản xuất.Trước hiện trạng này, VPPA khuyến cáo đến các công ty sản xuất bao bì giấy Việt Nam cần bình tĩnh theo dõi diễn biến thị trường, tránh đua nhau đẩy giá nguyên liệu lên quá cao. Bên cạnh đó cần tích cực phối hợp với Hiệp hội để đàm phán thêm với các nhà cung cấp lớn, uy tín giữ cam kết, nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất giấy trong nước.

Doanh Nghiệp Giấy Gặp Khủng Hoảng Cung Cầu - 2

Doanh nghiệp giấy nội địa chật vật cạnh tranh “người ngoài”

Doanh nghiệp giấy trong nước cần phải tự thay đổi, thích nghi với làn sóng hội nhập, nhất là khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tiềm năng phát triển ngành giấy

Trong số gần 300 nhà sản xuất giấy tại Việt Nam, rất ít nhà máy giấy đạt được những yêu cầu cần thiết để sản xuất giấy bao bì chất lượng cao với công suất lớn. Nhu cầu sử dụng giấy bao bì hiện nay là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp giấy cần có nguồn vốn mạnh, công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo các quy định về môi trường, phải nâng công suất. Nhà máy Lee & Man là một trong số ít các công ty sản xuất bao bì giấy thực hiện được điều này.

Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong năm 2019, tiêu dùng giấy bao bì trong nước ước tính đạt sản lượng 4,175 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn.

Thực trạng khó khăn của ngành giấy trong nước hiện nay là thiếu hụt doanh nghiệp nội địa Việt Nam sản xuất giấy bao bì kể trên phần nào được giải quyết nhờ vào sự xuất hiện và đầu tư quy mô sản xuất của doanh nghiệp FDI. Tiêu biểu như nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang có thế mạnh sản xuất giấy bao bì chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, và là nhà máy giấy có quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực ĐBSCL, đồng thời thuộc một trong ba nhà máy sản xuất giấy có công suất lớn nhất nước, đạt 420.000 tấn/năm. Nếu tính đến phương án nâng thêm công suất cũng là hướng đi phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của doanh nghiệp.Tuy nhiên, an toàn môi trường khi mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Theo ông Patrick Chung – TGĐ Công ty giấy Lee & Man Việt Nam cho biết, công ty đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đầu tư vào các công trình xử lý nước thải. Trong nhà máy Lee & Man có hệ thống xử lý nước thải thuộc dạng hiện đại nhất trong ngành, cho phép hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường. Nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao hơn chuẩn xả thải cho phép đối với ngành công nghiệp giấy.

Doanh nghiệp giấy nội địa chật vật cạnh tranh “người ngoài” - 2

Giá Giấy Tăng, Doanh Nghiệp Giấy Gặp Nhiều Khó Khăn

Hiệp hội giấy bao bì Việt Nam cho biết, tình hình nguyên liệu hiện đang rất căng thẳng và nhiều doanh nghiệp giấy đang rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Bởi hiện nay, nguồn nguyên liệu giấy khan hiếm và tăng giá từ 20 – 50%.

Những khó khan cho doanh nghiệp giấy trong thời gian tới

Giá giấy tăng cao nhưng không có hàng để mà mua, khó khăn và khan hiếm nguồn cung giấy nguyên liệu đang là tình trạng chung của nhiều nước. Giá hiện đã lên cao nhưng muốn mua cũng không có, các nước ASEAN khi nhận được đặt hàng đều không thể đáp ứng do nhu cầu trong nước họ tăng cao và chính sách hạn chế xuất khẩu để bảo vệ môi trường. Trong khi đó, nguồn nhập khẩu từ Nhật là khả dĩ nhưng thuế nhập khẩu quá cao đến 25%. Nguồn hàng trong nước hiện nay không đủ cung cấp do chúng ta có quá ít cơ sở sản xuất giấy phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất giấy. Đây cũng sẽ là điều đáng lo ngại cho công ty giấy Lee & Man.

Mặc dù nguồn nguyên liệu giá giấy tăng mạnh nhưng các công ty giấy bao bì không thể tăng giá sản phẩm ở mức đủ bù đắp chi phí vì khách hàng chưa dễ chấp nhận. Đa số các doanh nghiệp sản xuất cũng đang gặp khó khăn vì nhiều hàng hóa đầu vào tăng giá. Các doanh nghiệp bao bì đã đề xuất nhưng chỉ tăng được ở mức độ rất nhỏ. Còn lại, đa số doanh nghiệp đang cố gắng chịu lỗ để giữ khách hàng. Trung bình mỗi tấn giấy hiện lỗ khoảng trên dưới 1 triệu đồng so với cách đây 3 tháng.

Do giá đầu vào tăng, doanh nghiệp nào cũng khó khăn thì cùng nhau chia sẻ để qua giai đoạn khó khăn. Đặc biệt, trong tình giá giấy tăng, Nhà nước nên tính đến việc giảm thuế nhập khẩu giấy tạm thời. Việc giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhập khẩu giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu và giảm chi phí giá thành. Nếu không, doanh nghiệp bao bì gặp khó, các nhà sản xuất và xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng do giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ tăng lên.Trước tình hình như thế, nhà máy Lee & Man vẫn luôn cố gắng hoạt động và đáp ứng lượng cầu của khách hàng để đảm bảo không có sự thiếu hụt. Ngoài ra, công ty Lee & Man còn sẽ cố gắng để mức giá sản phẩm ở mức bình ổn cho doanh nghiệp. 

Giá Giấy Tăng, Doanh Nghiệp Giấy Gặp Nhiều Khó Khăn - 2