Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế của doanh nghiệp giấy tăng mạnh

Nhiều doanh nghiệp giấy hiện đang tập trung khai thác nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng thay vì dùng nguyên liệu thô như truyền thống vì lo ngại tài nguyên cạn kiệt.

Nguồn cung bột giấy dần ít hơn

Tại Hội nghị các Hiệp hội Giấy và Bột giấy Châu Á, các Hiệp hội giấy và bột giấy đã đề cập đến tình hình phát triển sản xuất kinh doanh giấy của từng quốc gia. Bên cạnh đó, là nỗi lo chung về thiếu hụt nguyên liệu thô có thể khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy “chết yểu”.

Hiện tại, phần lớn các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc đưa ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đi lên. Sự thiếu hụt về nguyên liệu, thiếu nhà máy, công nghệ sản xuất mới đã khiến ngành công nghiệp giấy gặp nhiều khó khăn để phát triển.

Nhà máy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp giấy đi đầu về sử dụng nguyên liệu giấy tái chế để sản xuất. Các sản phẩm chính của nhà máy Lee & Man là giấy bao bì, giấy sinh hoạt được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tác động tới môi trường.

“Việc thiếu hụt nguyên liệu thô đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy”, ông Roger Wright, Chủ tịch Hawkins Wringht cho biết và nhấn mạnh, nhu cầu tiêu thụ giấy của các nước trong khu vực châu Á đang có sự giảm sút do tăng trưởng kinh tế của khu vực bị chậm lại.

Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thô bị thiếu hụt, thì việc sử dụng nguồn giấy tái chế được xem là một biện pháp hữu hiệu, giúp giảm thiểu chi phí nhập nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất giấy như công ty Lee & Man. Công ty giấy Lee & Man có các sản phẩm chủ đạo được sản xuất từ giấy tái chế, quy mô sản lượng 420.00 tấn/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong giai đoạn 2016 – 2019, nhu cầu về giấy tái chế làm nguyên liệu sản xuất tăng trưởng bình quân 30,3%/năm; thu gom giấy tái chế trong nước tăng trưởng 18,5%/năm; nhập khẩu giấy tái chế tăng trưởng 42,8%/năm.

 “Việc nhà máy giấy dùng lượng giấy tái chế cũng được xem là một biện pháp bảo vệ môi trường, tuy nhiên cần phải xem xét đến việc đảm bảo chất lượng của giấy tái chế mà các quốc gia xuất khẩu. Sử dụng giấy tái chế cũng sẽ đóng góp vào chương trình phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ được môi trường xanh tại các quốc gia có ít diện tích rừng hiện nay”- Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy indonesia phân tích.

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế của doanh nghiệp giấy tăng mạnh - 2

Doanh Nghiệp Giấy Việt Nam Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức

Tuy ngành giấy Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, trong nước có trên 300 doanh nghiệp giấy tham gia sản xuất. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp giấy quy mô nhỏ, công nghệ, dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu. Mặt khác, không nhiều các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất bao bì giấy cao cấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu giấy bao bì ngày càng tăng cao, ngành giấy buộc phải có giải pháp mở rộng quy mô, bắt đầu từ chính các doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất mặt hàng này.

Lời giải cho bài toán tăng trưởng của giấy bao bì

Hiện nay, các nhà máy có thế mạnh sản xuất bao bì giấy thường là doanh nghiệp FDI. Điển hình có thể kể đến như công ty giấy Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.

Trong đó, công ty Lee & Man có thế mạnh sản xuất các loại giấy bao bì như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, tại thị trường Việt Nam hiện nay đây là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất loại giấy này.

Như doanh nghiệp giấy Lee & Man, từ khi xây dựng nhà máy tại Hậu Giang đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao (nhập khẩu từ Âu – Mỹ) từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Lee & Man Việt Nam cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong. Do đó, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu nâng công suất, trước mắt, nhà máy Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy nhờ hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh song song.

Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và an toàn môi trường, doanh nghiệp sản xuất giấy phải đầu tư đúng mức cho khâu xử lý thải. Việc đánh giá báo cáo tác động môi trường cần được thực hiện nghiêm túc khi doanh nghiệp tính đến phương án nâng công suất nhà máy. Ông Patrick Chung – TGĐ công ty giấy Lee & Man cho biết: “Mỗi năm, công ty đầu tư hàng triệu đô vào khâu xử lý thải. Công ty cũng đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc hoạt động 24/24 và đầu tư 20 tỷ vào hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc của công ty về đảm bảo chất lượng nước thải và kiểm soát tác động với môi trường.”

Doanh Nghiệp Giấy Việt Nam Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức - 2

Tác động của dịch bệnh với doanh nghiệp giấy

Doanh nghiệp giấy thời gian qua chịu không ít ảnh hưởng từ dịch bệnh, cụ thể nhưng tạm ngừng hoạt động, khan hiếm nguyên liệu, khó vận chuyển…

Nhiều biến động rõ rệt

Năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đóng góp 19.5% GDP thế giới (tính theo sức mua tương đương (PPP)), so với Mỹ chỉ chiếm khoảng 15% tổng GPD thế giới. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của kinh tế Trung Quốc như thế nào khi có dịch bệnh xảy ra.

Trong năm 2019 vừa qua, ngành bao bì giấy xuất khẩu giấy sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn, chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu. Lúc này khi phải hạn chế xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các bài toán phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tồn kho.

Công ty giấy Lee & Man thuộc tập đoàn Lee & Man có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại nhà máy Lee & Man này có quy mô hơn 1000 nhân viên, sản xuất các loại giấy bao bì, giấy sinh hoạt hàng ngày với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Về nhập khẩu giấy, theo số liệu tổng kết năm 2019, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26. Các dòng hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol… Chưa kể vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà hiện nay vẫn đang phải nhập khẩu với lượng lớn từ Trung Quốc.

Với tình hình này, không chỉ công ty Lee & Man mà các nhà máy giấy trong nước nói chung cần bình tĩnh theo sát tình hình dịch bệnh để có sự thích ứng và chuẩn bị kịp thời, nhanh chóng có các giải pháp thích hợp để vượt qua giai đoạn khó khăn, do dự báo dịch bệnh có thể còn kéo dài.

Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể chủ động tìm và đa dạng hóa nguồn cung ứng vật tư, thiết bị (mền xeo, bạt sấy, phụ tùng,…), chuyên gia và các sản phẩm giấy Couche, Bristol, Ivory, Duplex…  từ các thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất và tránh bị lệ thuộc, bị động trong tương lai; đánh giá đúng nhu cầu xuất khẩu giấy bao bì và hàng hóa (chủ yếu là nông, hải sản) đi Trung Quốc để đảm bảo an toàn trong thanh khoản và hạn chế lượng tồn kho.

Tác động của dịch bệnh với doanh nghiệp giấy - 2

Doanh Nghiệp Giấy Và Nhu Cầu Tiêu Thụ Của Thị Trường

Không như bao bì nhựa hay bao bì phức hợp, nửa đầu năm 2020 là khoảng thời gian đầy khó khăn và cam go đối với các doanh nghiệp giấy bao bì nội địa và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với cái nhìn khách quan thì không vì đại dịch Covid-19 mà ngành giấy chững lại mãi mãi.

Nhu cầu bao bì giấy tăng nhanh như thế nào?

Xu hướng gia tăng trong lĩnh vực bao bì vận chuyển ở Trung Quốc kết hợp với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng đang dẫn đến nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày càng cao trong nhiều năm qua. Cùng với đó đã kéo theo nhu cầu tái chế giấy cũng tăng lên đáng kể. Song song, thị trường bao bì container (bao bì đóng các thùng hàng vận chuyển trên xe container) cũng được đánh giá là thị trường lớn nhất cho bao bì giấy tái chế. Khoảng 30% giấy và thùng carton offset được thu hồi ở Mỹ được sử dụng để sản xuất bao bì container, đây cũng là vật liệu được sử dụng để sản xuất bao bì giấy gợn sóng.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy, nhu cầu giấy trong 10 năm tới dự báo trên 10%, đặc biệt giấy bao bì trên 15%/năm, nhu cầu đến năm 2025 riêng giấy bao bì là trên 10 triệu tấn. Công ty giấy Lee & Man tự hào là một trong những doanh nghiệp đón đầu được xu hướng này. Đánh giá về năng lực sản xuất, Lee & Man có thị phần trong nước khoảng 4% và là 1 trong 5 nhà sản xuất giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Một điểm nổi bật nữa của công ty Lee & Man chính là việc doanh nghiệp giấy này đã đầu tư nguồn vốn lớn vào nhà máy Lee & Man của mình tại tỉnh Hậu Giang. Việc nhà máy này sẽ đi vào hoạt động kể từ đầu năm 2019 giúp tăng công suất sản xuất giấy làm bao bì (giấy kraft) là một bước đi rất đúng so với xu hướng thị trường trong nước, đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp phía Nam.

Ngoài ra, việc định hướng mở rộng công suất cũng là xu hướng chung của doanh nghiệp ngành giấy. Vào những tháng vừa qua, các doanh nghiệp giấy nước ngoài tại Việt Nam cũng liên tục mở rộng năng lực sản xuất trong thời gian qua, chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc nhằm giải quyết nhu cầu ngày một tăng lên từ Trung Quốc và thế giới. 

Doanh Nghiệp Giấy Và Nhu Cầu Tiêu Thụ Của Thị Trường - 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP GIẤY TẠI VIỆT NAM

Theo dự báo từ các chuyên gia kinh tế trong nước, sức nóng từ giá trị lợi nhuận mà lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, đặc biệt là từ các doanh nghiệp giấy, bao bì tại Việt Nam trong năm 2020 mang lại rất lớn. Vậy để tận dụng cơ hội phát triển này các doanh nghiệp nội địa cần phải làm gì?

Lời giải cho bài toán phát triển tương lai

Khoa học công nghệ được xem là chiếc chìa khóa chính để phát triển hòm kho báu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Công ty Lee & Man Việt Nam đã nhanh chóng có được sự đầu tư mạnh mẽ với nguồn vốn hơn 650 triệu USD dành cho dây chuyền sản xuất hiện đại đặt tại nhà máy giấy Hậu Giang. Cơ sở sản xuất này vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Và có hơn 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất được tận dụng hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác. Với sự thành công từ những thay đổi đầy tích cực của nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy Việt Nam theo hướng một khuynh hướng hiện đại hơn, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường mà ngành giấy đã quy định. 

Song song đó, nhờ sự nỗ lực cải tiến công nghệ thân thiện với môi trường, trong năm 2019, Lee & Man là doanh nghiệp giấy duy nhất nằm trong Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp này được vinh danh PTBV và là minh chứng rõ ràng nhất cho những cam kết thực hiện về PTBV trước đó. Công ty giấy Lee & Man đã mở rộng sản xuất, một hướng đi được cho là phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của ngành bao bì giấy đang ngày một tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Bước chuyển vào một thập kỷ mới với nhiều tham vọng khẳng định giá trị thương hiệu doanh nghiệp trên thương trường nội địa và thế giới, công ty giấy Lee & Man đang từng bước xây dựng những kế hoạch cụ thể nhằm hiện thực hóa giấc mơ to lớn đó.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP GIẤY TẠI VIỆT NAM - 2

Doanh Nghiệp Giấy Được Gì Trong Xu Thế Bảo Vệ Môi Trường?

Sự xuất hiện của các sản phẩm thân thiện với môi trường như hộp giấy, túi giấy… chính là cơ hội cho các doanh nghiệp giấy mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bao bì giấy – Sự thay thế tối ưu

Sử dụng bao bì giấy là giải pháp linh hoạt và tiết kiệm chi phí, dùng để bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, nó có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc sản phẩm cụ thể. Các thuộc tính như nhẹ, có khả năng phân hủy sinh học và có thể tái chế, là những lợi thế của bao bì giấy.

Trước những khuyến cáo về sự ô nhiễm môi trường do bao bì nhựa mang lại, ý thức của người tiêu dùng dần dần thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ mua sắm và giao hàng trực tuyến theo yêu cầu cũng thúc đẩy việc sử dụng thùng carton và túi giấy. Các giải pháp đóng gói bao bì thân thiện với môi trường giờ đây đã trở thành một tiêu chuẩn chứ không phải là ngoại lệ đối với các công ty bao bì trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp giấy như Lee & Man có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường sản xuất trước nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày một tăng cao. Hiện nay, công ty giấy Lee & Man là một trong những nhà sản xuất giấy bao bì lớn của cả nước. Các sản phẩm của công ty Lee & Man được sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo thân thiện môi trường, tận dụng nguồn giấy tái chế cho ra đời các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng.

Ngoài sự gia tăng nhu cầu về bao bì giấy trong các lĩnh vực bán lẻ, thì ngành dịch vụ thực phẩm cũng tăng cường sử dụng bao bì giấy để đóng gói. Sự phát triển “sung túc” của nhiều thị trường khác nhau dẫn đến điều kiện kinh doanh các dịch vụ về thực phẩm cũng được cải thiện theo. Đây chính là cơ hội vàng cho nhà máy Lee & Man và ngành sản xuất giấy nói chung.

Nhiều loại vật liệu đóng gói bằng giấy trên thị trường luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu đóng gói đa dạng, như hộp sóng và hộp carton. Những cửa hàng bán lẻ sử dụng vật liệu đóng gói để bảo quản thực phẩm và cũng để giữ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do sự gia tăng số lượng người tiêu dùng mua các mặt hàng tạp hóa bao gồm thực phẩm đông lạnh và ướp lạnh, nên thị trường bao bì giấy cho thực phẩm và đồ uống chắc chắn cũng sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

Doanh Nghiệp Giấy Được Gì Trong Xu Thế Bảo Vệ Môi Trường? - 2

Doanh Nghiệp Giấy Nội Địa Chật Vật Với “Luồng Gió Ngoại Quốc”

Ngành giấy trong nước có sức hút to lớn với các doanh nghiệp giấy nước ngoài. Đây cũng là mối trăn trở của nhiều doanh nghiệp giấy nội địa muốn cạnh tranh với các “ông lớn” FDI.

Sân chơi dành cho kẻ mạnh

Có thể nói, nhu cầu về giấy của thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Trung Quốc đang rất lớn vì thế nó được xem là miếng bánh ngon của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, “miếng bánh” thị trường Trung Quốc này lại không thuộc về các doanh nghiệp nội mà dường như chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều doanh nghiệp đã xuất 100% sản phẩm sang thị trường Trung Quốc và đang tiếp tục mở rộng.

Cụ thể, liên doanh giữa doanh nghiệp Thái Lan và Nhật Bản đó là Công ty TNHH Giấy Vina Kraft. Mới đây, nhà đầu tư này đã khánh thành nhà máy sản xuất giấy và bao bì thứ hai ở Bình Dương, nâng công suất sản xuất giấy của Vina Kraft tại hai nhà máy ở Bình Dương lên 500.000 tấn/năm.

Một tên tuổi khác có quy mô lớn không kém trong ngành sản xuất giấy, đó là Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam do Tập đoàn Lee & Man Paper Hồng Kông – Trung Quốc làm chủ đầu tư với 100% vốn nước ngoài ở Hậu Giang với công suất 420.000 tấn/năm.

Quy mô của một số nhà đầu tư nước ngoài trong ngành giấy ngày càng lớn, đang là mối đe dọa về sự tồn tại của những doanh nghiệp giấy nội địa nhỏ lẻ chỉ có công suất dưới 10.000 tấn/năm.

Đây có lẽ là thực tế không chỉ của ngành công nghiệp sản xuất giấy mà dường như còn là thực trạng chung của nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam. Và thực sự là “bài toán” cần sớm có lời giải khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và độ mở của thị trường lớn. Cơ hội để giữ hay lấy được thị phần sẽ có phần khó khăn hơn.

Theo ông Đặng Văn Sơn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, các nhà máy giấy công suất lớn mới có thể đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng thực tế sản xuất của các nhà máy giấy trong nước hiện nay chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp giấy trong nước đa phần có công suất dưới 10.000 tấn/năm, còn công suất của doanh nghiệp nước ngoài lại lớn gấp 50 lần con số đó. Điều này đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong nước phải làm thế nào để cạnh tranh, “đương đầu” với khối FDI.

Doanh Nghiệp Giấy Nội Địa Chật Vật Với “Luồng Gió Ngoại Quốc” - 2

Doanh Nghiệp Giấy: Các Bước Sản Xuất Giấy Diễn Ra Thế Nào?

Các doanh nghiệp giấy có quy trình sản xuất ra sao? Dưới đây là tóm gọn lại những công đoạn chế biến giấy thành phẩm từ bột giấy.

Quy trình sản xuất giấy

Tại nhà máy giấy Lee & Man, có 2 nguyên liệu chính để sản xuất giấy đó chính là bột gỗ và giấy tái chế. Đối với bột gỗ, có từ việc khai thác gỗ nguyên khối, trải qua 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học để tạo ra bột gỗ.

Xử lý cơ học: Gỗ sau khi được tách vỏ, trải qua công đoạn mài gỗ sẽ tạo ra bột gỗ mài trắng. Còn nếu nguyên liệu đầu vào là các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu thì lại cho ra bột gỗ mài nâu. Nếu nguyên liệu đầu vào là phế liệu gỗ và vỏ bảo thì lại cho ra bột nhiệt cơ.

Xử lý hóa học:

Phương pháp xử lý hóa học gỗ thường áp dụng là đem nấu. Bởi sau khi nấu từ 12 đến 15 tiếng thì các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Sau khi nấu xong thì bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Để tẩy trắng bột giấy thì có 2 lựa chọn là dùng chất tẩy trắng có clo hoặc chất tẩy trắng không có clo. Tuy nhiên, trên thực tế, do chất clo gây ô nhiễm môi trường nên dù cho chất tẩy trắng không có Clo thì khả năng tẩy trắng thấp hơn, nhưng vẫn được nhà máy giấy sử dụng ngày càng nhiều.

Xử lý bột gỗ trước khi sản xuất giấy

Tại công ty giấy Lee & Man, bột giấy sẽ được nghiền trong các máy nghiền trước khi đưa qua máy làm giấy. Bên trong máy nghiền có sẵn dung dịch bột giấy đậm đặc.

Thành phẩm của công đoạn nghiền sẽ được tiếp tục trộn cùng các chất phụ gia khác như: Tinh bột, Blanc fixe, Điôxít titan… để tạo độ mờ trong, độ đục cũng như độ bóng, mịn của giấy. Minh chứng rõ nét là những loại giấy như couche hay giấy bristol để làm catalogue hoặc menu… thì thường bóng hơn so với các loại giấy khác là nhờ được trộn nhiều tinh bột hơn.

Giai đoạn kéo giấy

Dung dịch bột giấy được làm sạch sau nhiều lần chảy lên mặt lưới. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Máy hút nước được đặt bên dưới lưới để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng, các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép phẳng rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép và cuộn tròn. Đây chính là toàn bộ công đoạn của ngành sản xuất giấy nói chung.

Doanh Nghiệp Giấy: Các Bước Sản Xuất Giấy Diễn Ra Thế Nào? - 2

Doanh Nghiệp Giấy Xây Dựng Quy Trình Sản Xuất Tuần Hoàn

Tăng cường tái chế, tiết kiệm năng lượng… để hướng mô hình sản xuất theo kinh tế tuần hoàn. Đây chính là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp giấy.

Doanh nghiệp giấy tiên phong

Công ty giấy Lee & Man quan niệm, việc thực hiện tốt mô hình này không chỉ giúp thúc đẩy ngành giấy phát triển theo hướng xanh, sạch mà còn ảnh hưởng tích cực đến các ngành sản xuất khác. Lee & Man đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong phát triển mô hình KTTH tại Việt Nam.

Ban lãnh đạo nhà máy giấy muốn xây dựng quy trình sản xuất như một mô hình thu nhỏ của KTTH. Trong đó, có đến 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất cũng được chúng tôi tận dụng lại hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác. 

Việc sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu là giấy tái chế thay vì gỗ để sản xuất giấy bao bì cao cấp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã giúp giảm được 74% lượng khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên. Qua đó, trung bình góp phần giúp giảm khai thác hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỷ Kwh năng lượng điện.

Thời gian qua, Chính phủ đã có những ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải. Việt Nam ưu tiên hướng tới nền KTTH trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy… Ngoài chính sách từ nhà nước, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để phát triển KTTH. Đặc biệt là ngành sản xuất giấy đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị GDP của cả nước.

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy FDI lớn nhất Việt Nam, xu hướng phát triển của nhà máy giấy Lee & Man sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp giấy khác. Công ty cần phải làm tốt vai trò của mình trước tiên, đồng thời phấn đấu để trở thành đòn bẩy của nền KTTH tại Việt Nam. Ngoài việc tiếp tục tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, xử lý thải, Lee & Man cũng sẽ tích cực tìm kiếm thêm đối tác để có thể tái sử dụng nguồn rác thải đến mức tối đa. Song song đó là việc đồng hành cùng các cơ quan, hiệp hội ở Việt Nam như VBCSD, VCCI, VPPA… để cùng thúc đẩy sự phát triển của ngành giấy theo hướng xanh, sạch, bền vững.

Doanh Nghiệp Giấy Xây Dựng Quy Trình Sản Xuất Tuần Hoàn - 2

Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào Của Doanh Nghiệp Giấy

Các doanh nghiệp giấy cho biết hiện nay tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào kéo dài khiến nguồn dự trữ gần cạn, chưa kể thời điểm này giá nhập khẩu đang tăng.

Chuỗi cung ứng gặp khó

Nhà máy giấy nội địa có quy mô nhỏ, chủ yếu dưới 30.000 tấn/năm, đầu tư manh mún, công nghệ, thiết bị cũ, chi phí vận hành cao, chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, khả năng cạnh tranh kém so với doanh nghiệp nước ngoài như công ty giấy Lee & Man và hàng nhập khẩu. Cơ cấu sản phẩm giấy theo năng lực sản xuất không cân đối với nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước chủ yếu tập trung vào giấy làm bao bì hòm và hộp carton – chiếm tỷ trọng đến 87%. Trong khi đó, đối với giấy bao bì cấp cao tráng phủ, giấy copy cấp cao, giấy in tráng phủ thì hàng năm vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn – trên 1,3 triệu tấn.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, hiện các nhà cung cấp giấy phế liệu cho Việt Nam hủy đơn hàng rất nhiều. “Hiện nay nguồn dự trữ nguyên liệu của các DN lớn rất ít, dao động khoảng 1-2 tháng. Các DN nhỏ và vừa không còn nguyên liệu dự trữ, hoặc gần cạn kiệt. Nếu không nhập khẩu được nguyên liệu, nguồn cung nội địa không đủ, kéo theo nhiều DN bắt buộc phải đóng máy, ngừng hoạt động”, TS Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA, cho biết. Cũng theo VPPA, hiện giá giấy nguyên liệu thành phẩm tăng khoảng 200.000-300.000 đồng/tấn, tăng áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất giấy. Chưa kể, thị trường xuất khẩu và trong nước đang giảm do cả khâu cung ứng gặp khó khăn, giá vận chuyển tăng và nhu cầu thị trường không cao. Vì thế, ngành sản xuất giấy đang phải chịu ảnh hưởng cả đầu vào lẫn đầu ra. Trước diễn biến hiện nay, VPPA khuyến cáo DN trong ngành cần bình tĩnh theo dõi thị trường để nắm rõ các xu hướng cũng như có các bước đi phù hợp. Hiện VPPA đang nỗ lực hỗ trợ DN tìm nguồn cung nguyên liệu, phương thức thanh toán để ổn định sản xuất. Ngoài ra, VPPA cũng kiến nghị các bộ ngành cần có chính sách giảm thủ tục nhập khẩu, thời gian thông quan nhanh, giúp nhà máy Lee & Man cũng như nhiều DN khác sớm có nguyên liệu sản xuất.

Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào Của Doanh Nghiệp Giấy - 2