Đau Nhức 1 Bên Chân Phải Là Loại Bệnh Lý Như Thế Nào ?

Đau nhức 1 bên chân phải hoặc trái được biết đến như một loại ảnh hưởng từ các dây thần knh xung quanh chân. Các tác động từ những chấn thương, va chạm, tuổi tác, … đã gây nên các cơn đau lâu ngày thường thấy ở người mắc bệnh. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những cơn đau nhức nhỏ, chúng ta nên đến thăm khám để xác định đúng và kịp thời tình trạng bệnh.

Các trường hợp bệnh thường gặp

Những cơn đau nhức 1 bên chân phải hoặc trái, và kể cả là những cơn đau nhức tại các vị trí khác trên cơ thể cũng là một trong nhiều các dấu hiệu của bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn. Đặc biệt, chân được xem là một khu vực nhạy cảm và quan trọng trên cơ thể. Nó đảm nhiệm hầu hết các vai trò vận động trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, nơi đây tập trung khá nhiều các dây thần kinh quan trọng, nên các cơn đau nhức sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng đến khu vực này trong thời gian dài. Một số người ít vận động hoặc ngồi đứng ở một tư thế quá lâu như dân làm văn phòng, công nhân, giáo viên, … sẽ là các đối tượng dễ mắc loại bệnh này nhất.

Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh thường chủ quan xem đó là các ảnh hưởng nhỏ đến từ sự thay đổi thời tiết, tuổi tác và các va chạm nhỏ. Và chính sự chủ quan đó đã giúp bệnh được phát triển nhanh chóng, lâu dài hơn. Một số trường hợp người bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối, kèm theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm và tỷ lệ bị liệt lên đến rất cao. Nguy hiểm nhất là khi người mắc bệnh thiếu hiểu biết, họ chỉ mua thuốc giảm đau, kháng viêm về dùng trong một thời gian dài. Điều này làm cho công tác điều trị, chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn. Song song đó, ngoài các cơn đau nhức chân sẵn có, người bệnh còn sẽ phải chịu ảnh hưởng nhất định về gan thận do đã dùng thuốc trong thời gian dài. Vậy nên, hãy quan tâm lắng nghe cơ thể chúng ta nhiều hơn. Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phòng ngừa những loại bệnh lý hay gặp như thế này.

 Phát hiện và thăm khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng bại liệt ở chân
 Phát hiện và thăm khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng bại liệt ở chân

Tham khảo thêm: Đau Nhức 1 Bên Chân Phải: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Đau Nhức 1 Bên Chân Phải Là Bệnh Gì ?

Hiện nay, đau nhức 1 bên chân phải là trường hợp bệnh lý rất phổ biến có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy cụ thể tình trạng bệnh diễn ra như thế nào ? Và cách để những người bệnh, đặc biệt là độ tuổi trẻ và trung niên có thể phòng ngừa sớm sẽ ra sao ?

Đau chân là gì ? Những cơn đau thường gặp

Trong quá trình phát triển của trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì, một phần trọng lượng cơ thể tạo ra nhiều áp lực lên các cơ, sụn và xương ở chân. Các dây thần kinh ở khu vực này phải chịu một áp lực lớn từ đó dần chuyển biến thành các cơn đau nhức 1 bên chân phải hoặc trái. Những cơn đau như thế này có thể xuất hiện mỗi ngày nhưng không liên tục và sau một khoảng thời gian, các cơn đau nhức ở chân này đều sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, can thiệp sâu.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người mắc bệnh ở độ tuổi trung niên, xương khớp ở chân đã dần có nhiều dấu hiệu lão hóa thì không nên xem nhẹ những cơn đau này. Chúng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm cho các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, có nhiều biến chứng ở chân. Các cơn đau xuất phát điểm phần lớn từ thói quen và lối sống không lành mạnh của người bệnh. Một vài người luôn duy trì tư thế sai trong các hoạt động hàng ngày như: ngồi chéo chân, ngủ nghiêng về một bên,… trong thời gian dài. Đó cũng có thể là những chấn thương không được điều trị triệt để do tai nạn giao thông, lao động, hoặc do té ngã, … Một chế độ ăn uống thiếu chất, ăn mặn khiến cơ thể dư thừa lượng natri không cần thiết và áp lực công việc căng thằng cũng sẽ khiến cho những cơn đau nhức 1 bên chân phải hoặc trái chuyển biến nặng hơn.

Đau nhức các cơ, sụn ở chân là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm những bệnh nguy hiểm
Đau nhức các cơ, sụn ở chân là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm những bệnh nguy hiểm

Cách chữa nhức mỏi chân đơn giản

Cách giảm nhức mỏi chân phổ biến nhất mà người mắc bệnh thường hay áp dụng chính là để các cơ bắp, dây thần kinh ở khu vực này được thả lỏng và thư giãn. Người bệnh cũng đồng thời nên kết hợp nghỉ ngơi với các hoạt động khác để giảm bớt mức độ đau nhức ở chân như: massage, tắm nước nóng, vật lý trị liệu … Nếu các cơn đau kéo dài quá lâu, không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời điều trị. Cũng không nên tự ý sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà khi chưa tham vấn ý kiến từ các y bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Đau Nhức 1 Bên Chân Phải Là Căn Bệnh Như Thế Nào ?