Công Ty Giấy Lee & Man: Sự Chuyển Hướng Của Ngành Bao Bì Giấy

Là đơn vị chuyên sản xuất giấy bao bì, công ty giấy Lee & Man nhận định nhu cầu giấy bao bì sẽ còn tăng mạnh trong năm tới.

Sự chuyển dịch trong năm 2019

Năm 2019 nổi bật với phong trào bảo vệ môi trường, chưa có năm nào mà đề tài ô nhiễm môi trường lại “nóng” như năm này. Rất nhiều doanh nghiệp lên chiến dịch nói không với đồ nhựa, túi nhựa thay vào đó là sử dụng bao bì giấy như giải pháp xanh thay thế. 

Nhà máy giấy Lee & Man có nhiều cơ hội và triển vọng để phát triển nhờ vào hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do mang lại, phải kể đến là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với lộ trình miễn thuế nhiều mặt hàng xuống 0%.

Với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng sẽ giúp các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm của ngành giấy tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.

Tuy Lee & Man có nhiều cơ hội phát triển, nhưng vẫn cần phải chú ý đến giải quyết những vấn đề bất cập như thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy, bằng những cách như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu hàng hóa làm nguyên liệu sản xuất, đặc biệt trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. 

Tiếp theo là tìm kiếm những thị trường mới, xây dựng chính sách quy định, định hướng và phân vùng đầu tư, tận dụng tối đa được lợi thế về địa lý và nguyên liệu sản xuất, tránh việc đầu tư quá tập trung tại một hoặc một số địa phương, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đầu tư của các dự án từ đó dẫn đến quá tải về cơ sở hạ tầng. Đây cũng chính là những điều kiện cần để tạo thuận lợi cho nhà máy Lee & Man.

Đây là những dự đoán cũng như những chính sách, hướng đi, để đẩy mạnh nhà máy giấy sản xuất bao bì trong nước phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2019. Dù có nhiều thách thức, nhưng vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để tin tưởng rằng bao bì giấy Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Công Ty Giấy Lee & Man: Sự Chuyển Hướng Của Ngành Bao Bì Giấy  - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Công Nghệ Làm Giấy Bao Bì

Theo công ty giấy Lee & Man, sản xuất bao bì được chia ra làm nhiều kiểu, mỗi công nghệ sẽ mang đến dạng sản phẩm giấy bao bì khác nhau.

Công nghệ làm giấy bao bì

Nhà máy giấy Lee & Man đầu tư công nghệ, dây chuyền kỹ thuật hiện đại, tối ưu hóa sản xuất cho ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn đồng thời giảm tác động môi trường.

Công nghệ Flexo

Công nghệ này được ứng dụng cho những đơn vị sản xuất bao bì đơn giản không yêu cầu quá nhiều tiêu chuẩn. Với công nghệ in Flexo, hình ảnh sẽ không quá sắc nét và có chi tiết phức tạp nhưng chi phí rẻ.

Bên cạnh đó, với công nghệ này, nhà máy giấy có thể tạo ra số lượng sản phẩm lớn đáp ứng cho nhiều khách hàng trong một thời điểm nhất định. Bạn có thể bắt gặp các loại bao bì giấy được sản xuất bằng công nghệ này như bao đựng xi măng. Hình ảnh không quá nổi bật nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin mà khách hàng yêu cầu.

Công nghệ Offset

Khác với Flexo, Offset là công nghệ hiện đại được áp dụng khi sản xuất bao bì dạng cao cấp. Phương pháp này tạo ra những sản phẩm bao bì với hình ảnh sắc nét, màu sắc chân thực bắt mắt. Quá trình sản xuất bao bì với công nghệ này khá phức tạp. Chính vì thế, chi phí bỏ ra vô cùng cao.

Sở hữu những loại bao bì được in ấn từ công nghệ này sẽ tạo nên tính cạnh tranh cao các sản phẩm. Bởi vì nó là yếu tố tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm. Đồng thời, bao bì còn là bộ mặt góp phần nâng cao giá trị thương hiệu. Bao bì đẹp sẽ giúp tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện loại bao bì giấy kết hợp với nhựa được sản xuất theo công nghệ in Offset. Sản phẩm này khá khác biệt thường dùng cho những loại hàng hóa có tính đặc trưng riêng.Nhà máy Lee & Man là doanh nghiệp giấy có vốn đầu tư FDI quy mô lớn tại Việt Nam. Lee & Man chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy sinh hoạt… chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe người dùng.

Công Ty Giấy Lee & Man: Công Nghệ Làm Giấy Bao Bì - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Giấy Bao Bì

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì số lượng lớn, công ty giấy Lee & Man nhận định thị trường giấy bao bì trong năm 2019 vừa qua có nhiều biến đổi.

Tổng quan về thị trường 

Về mặt tiêu thụ trong năm 2019 ước tính đạt sản lượng 4,175 triệu tấn, tăng trưởng 12,5% so với cùng kỳ 2018, cho dù tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thấp hơn kỳ năm 2018/2017 nhưng trong bối cảnh tiêu thụ chung trên thế giới tăng trưởng thấp hơn dự tính, thì đây là con số đáng ghi nhận. 

Giấy bao bì lớp mặt (testliner, white top liner) và lớp sóng (medium) chủ yếu để sản xuất thùng hộp các tông, đạt sản lượng 3,41 triệu tấn, tăng trưởng 16,0%; giấy bao bì tráng chủ yếu làm hộp gấp (boxboard), đạt sản lượng 0,765 triệu tấn, tăng trưởng 9,0% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là những mặt hàng chủ lực của nhà máy giấy Lee & Man.

Về xuất khẩu, năm 2019 ước tính đạt sản lượng 0,801 triệu tấn và tăng trưởng 25%, xuất khẩu chủ yếu là giấy lớp mặt và giấy lớp sóng. Thị trường xuất khẩu chính của các nhà máy giấy Việt Nam tập trung trong khu vực, như Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 67%, các quốc gia Châu Á khác 26%, Châu Phi 2,8%, Bắc Mỹ 2,5%, Châu Âu 1,7%. Thị trường Trung Quốc cũng là nơi nhà máy Lee & Man tập trung xuất khẩu.

Nhập khẩu, năm 2019 ước tính đạt 1,225 triệu tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu giấy lớp mặt và lớp sóng đạt sản lượng 0,495 triệu tấn, giảm 12,9%; giấy bao bì tráng đạt sản lượng 0,730 triệu tấn, tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ năm 2018.Về giá giấy trong năm 2019, giấy lớp mặt và lớp sóng xuất nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Á: Giá giấy bắt đầu giảm từ tháng 3 và giảm liên tục đến tháng 10, tổng cộng giảm 40 USD/tấn (928.000 đồng/tấn) đối với giấy lớp mặt; với giấy lớp sóng giảm 63 USD/tấn (1,461 triệu đồng/tấn). Đến tháng 10 giá giấy bắt đầu theo chiều hướng đi lên và hiện đến tháng 12/2019 đã tăng 45 USD/tấn (1,044 triệu đồng/tấn) đối với cả giấy lớp mặt và lớp sóng so với tháng 10/2019. Năm 2019 vừa qua, Lee & Man cũng chịu tác động không nhỏ về giá giấy nhập khẩu.

Công Ty Giấy Lee & Man: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Giấy Bao Bì - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Tăng Giá Bột Giấy Châu Âu

Dự đoán trong tháng 5, giá bột giấy tại châu Âu có sự biến động. Đứng trước tình hình này, công ty giấy Lee & Man và các doanh nghiệp giấy khác nên ứng biến ra sao?

Tình hình tại châu Âu

Hiện tại việc tăng giá đang trở nên phức tạp do ảnh hưởng của COVID-19 chưa có dấu hiệu giảm và lo ngại chung của các nhà cung cấp về sự phát triển của thị trường giấy Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ PPI Europe cho biếtm các nhà sản xuất bột gỗ mềm và cả bột gỗ cứng đều đang dự kiến thông báo tăng giá trong tháng 5, khi mà mức độ tồn kho được cải thiện, nhu cầu tăng ổn định, nhất là trong phân khúc giấy tissue.  Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cho các nhà cung cấp sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của phân đoạn giấy in, viết (P & W), sự bùng nổ của tissue sẽ chấm dứt và các dấu hiệu cảnh báo từ Trung Quốc. Sự biến động giá cả bột giấy ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập nguyên liệu cho nhà máy Lee & Man.

Trong những tháng vừa qua, nền kinh tế nói chung và ngành giấy nói riêng trải qua những khó khăn chưa từng có. Nhiều nhà máy giấy thiếu nguyên liệu, tạm ngưng hoạt động khiến việc sản xuất đình trệ, tiêu thụ giảm. Nhà máy giấy Lee & Man tại Việt Nam cũng không đứng ngoài tình cảnh trên.

Ở phân khúc bột gỗ mềm tẩy trắng phía bắc (NBSK), sau khi đạt mức tăng giá trong tháng 4, các nhà cung cấp mong muốn nguồn nguyên liệu này tiếp tục tăng giá trong tháng 5 với mức tăng kỳ vọng lần lượt là 40 USD/tấn và 50 USD/tấn.  Giá chuẩn bột NBSK vào tháng 4 đạt 840 – 860 USD/tấn. Mọi diễn biến của thị trường Trung Quốc sẽ là căn cứ tính toán cho sự thay đổi và phát triển tiếp theo ở châu Âu.

Theo PPI Europe, giá NBSK của Canada tại Trung Quốc đã giảm 10 USD/tấn vào đầu tháng 5, trong khi giá bột BSK của Nga đã ổn định; người bán NBSK ở Scandinavi đã cố gắng thực hiện một phần tăng 20 USD/tấn và nâng giá tại Trung Quốc thêm 10 USD/tấn. Các mặt hàng giấy tissue vẫn đang có nhu cầu cao, đây cũng là mặt hàng chủ lực của Lee & Man. Hiện nay, nhu cầu bột gỗ cứng thực sự ổn định nhờ vào mức sản xuất và tiêu thụ của giấy tissue. Nhưng khả năng kéo dài mãi phân đoạn này không khả quan, nhất là nhu cầu bột gỗ cứng tại Trung Quốc đang chững lại, không còn tăng mạnh như hồi cuối tháng 4.

Công Ty Giấy Lee & Man: Tăng Giá Bột Giấy Châu Âu - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Ưu Tiên Sản Xuất Tái Chế

Công ty giấy Lee & Man là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất giấy tái chế. Đây được xem như chiến lược tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường bền vững.

Doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp “xanh”

Tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải để đưa vào sản xuất không còn là điều xa lạ ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Theo các chuyên gia ngành giấy, tái chế một tấn giấy tiết kiệm được 24 cây nguyên liệu, 40.000 lít nước, 4.000 kW giờ điện, 900 gram CO2…

Tại Việt Nam, giấy phế liệu hiện mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy. Trong khi đó, việc phân loại phế liệu ở nước ta chưa được thực hiện chặt chẽ, hoạt động thu gom phế liệu còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến.

Đơn cử, nhà máy giấy Lee & Man (tại tỉnh Hậu Giang) là một doanh nghiệp sản xuất giấy với chủ trương sử dụng 90% nguyên liệu là giấy tái chế, có năng lực tái chế tốt, hệ thống công nghệ hiện đại. Tuy vậy, lượng giấy tái chế trong nước không đủ cung ứng, buộc họ phải nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ cho các nhà máy giấy, do ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động tái chế chưa phát triển, đa số máy móc, thiết bị và hóa chất đều được tự chế hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp, khó kiểm soát. Một khó khăn nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành này là chưa có khung pháp lý phù hợp để hỗ trợ, đặc biệt là trong giám sát sản xuất, hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm.

Tái chế có vai trò quan trọng và là một phần không thể tách rời trong chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường. Công nghệ tái chế chất thải cần được ưu tiên phát triển theo xu thế hướng đến việc xoay vòng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực tái chế tốt với kỹ thuật tiên tiến, hoạt động hiệu quả. Được biết, nhà máy Lee & Man đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm. Mức độ tự động hoá cao của nhà máy cho phép Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp đối với một đơn vị sản xuất giấy bao bì.

Công Ty Giấy Lee & Man: Ưu Tiên Sản Xuất Tái Chế - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Tập Trung Xử Lý Chất Thải, Lợi Ích Lâu Dài

Công ty giấy Lee & Man là trường hợp đáng ghi nhận trong việc giải quyết thách thức môi trường ở ngành giấy. Những chia sẻ dưới đây bày tỏ quan điểm kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.

Nhà máy giấy Lee & Man đã xử lý vấn đề môi trường như thế nào?

Những sự cố về môi trường là bài học lớn để Lee & Man cẩn trọng điều chỉnh và có sự đầu tư cần thiết trong khâu sản xuất, xử lý chất thải… Bên cạnh hoạt động sản xuất thì vấn đề xử lý thải được Lee & Man theo dõi sát sao mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây. Hiện nay, hệ thống xử lý thải tại nhà máy gần như đã hoàn thiện và chúng tôi cũng đang đầu tư thêm để nâng cao chất lượng trong công tác xử lý chất thải của hệ thống. Thậm chí, có những chỉ tiêu nhà máy đã có nhiều chỉ số vượt xa yêu cầu đến 50 lần.

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học… Cụ thể, trong năm 2018, nhà máy giấy Lee & Man đã đầu tư khoảng 300,000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 1 triệu USD dành cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy.

Nhà máy giấy Lee & Man sẽ tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn, nhằm làm giảm lượng bùn thải tạo ra trong quá trình xử lý thải.  

Dù con số thống kê có hoàn hảo, trơn tru đến 100%, Lee & Man vẫn có dự phòng cho những phần trăm rủi ro dù nhỏ nhất. Do đó, cam kết của nhà máy Lee & Man là sẽ luôn hoàn thiện và quan trắc hoạt động công ty để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định, đồng thời luôn sẵn sàng giải quyết triệt để, đúng thời điểm khi có vấn đề nảy sinh.

Hiện tại, hệ thống quan trắc của chúng tôi hoạt động 24/24, cập nhật liên tục các chỉ số (5 phút 1 lần về Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang) nên mọi sự cố (nếu có) sẽ được phát hiện và xử lý nhanh chóng. Báo cáo về hoạt động của công ty gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang cho thấy nước thải, khí thải sau khi xử lý tại nhà máy luôn đảm bảo trong quy định theo cột A tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công Ty Giấy Lee & Man: Tập Trung Xử Lý Chất Thải, Lợi Ích Lâu Dài - 2


Công Ty Giấy Lee & Man: Cơ Hội Nào Cho Ngành Giấy Trong Cuộc Chiến Thương Mại?

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tác động không ít đến ngành giấy ở Việt Nam. Đây là cơ hội cho công ty giấy Lee & Man cũng như các doanh nghiệp khác đẩy mạnh xuất khẩu.

Cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam

 Việt Nam xuất khẩu giấy sang Trung Quốc chủ yếu là giấy bao bì. Trung Quốc là thị trường đa dạng, địa lý gần, thương nhân Trung Quốc lại sang tận Việt Nam thu gom nên dễ làm, do đó các doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay chỉ chú tâm vào thị trường Trung Quốc. 

Việc Mỹ áp thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và từ 1/9, áp thêm mức thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa và sản phẩm còn lại từ Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ khiến sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu giấy làm bao bì cũng giảm theo. Nhà máy giấy Lee & Man có thế mạnh về sản xuất bao bì, chuyên xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hiện lượng giấy tồn kho của các doanh nghiệp giấy trong nước đang lên cao. Cộng thêm áp lực cạnh tranh về giá bán và khách hàng với doanh nghiệp FDI (nhà máy Lee & Man) đang khiến các doanh nghiệp nội địa loay hoay. 

Trong giai đoạn 2016-2017, Trung Quốc chuyển đổi mô hình sản xuất, không sản xuất giấy bao bì nên các nhà máy đóng cửa, doanh nghiệp Trung Quốc (Lee & Man) chuyển sang Việt Nam đầu tư sản xuất bao bì để xuất ngược trở lại Trung Quốc. Điều này làm sản lượng giấy bao bì được sản xuất tại Việt Nam tăng nhanh, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu của Việt Nam càng chật vật trên thị trường Trung Quốc. 

Nói về việc tìm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm giấy khác ngoài giấy bao bì, thì giấy in, giấy viết quy mô sản xuất không đủ để phục vụ nhu cầu trong nước. Còn với giấy bao bì cao cấp tráng phủ, giấy copy cấp cao, giấy in tráng phủ, các loại giấy đặc biệt chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất kể cả nhà máy giấy của doanh nghiệp FDI. 

Một nghịch lý, giấy bao bì cao cấp giá trị gia tăng cao hơn nhưng doanh nghiệp FDI không làm, họ đầu tư cũng vào đúng phân khúc mà doanh nghiệp Việt Nam cũng đang làm. Vì vậy, hàng năm số lượng lớn các loại giấy bao bì cao cấp chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, khoảng 2 tỷ USD/năm, cho đóng gói hàng hoá xuất khẩu cao cấp hoặc tiêu dùng trong nước. 

Công Ty Giấy Lee & Man: Cơ Hội Nào Cho Ngành Giấy Trong Cuộc Chiến Thương Mại? - 2


Công Ty Giấy Lee & Man: Những Tác Động Của Dịch Bệnh Tới Ngành Giấy

Công ty giấy Lee & Man cũng như nhiều doanh nghiệp giấy khác trong nước, đã và đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của tình hình dịch bệnh, gặp nhiều khó khăn.

Sự biến chuyển của ngành giấy bao bì 

Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu giấy (chủ yếu là giấy bao bì lớp sóng và lớp mặt thông thường) sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn, chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu, nên khi xuất khẩu đi Trung Quốc giảm mạnh, nhà máy Lee & Man cần có các bài toán phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tồn kho.

Về nhập khẩu giấy, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26. Các dòng hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol, … Cùng với các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà Việt Nam hiện vẫn đang phải phụ thuộc nhập khẩu với lượng lớn từ Trung Quốc.

Theo thông tin từ VPPA, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc đang gặp không ít vấn đề như:

Chính quyền các tỉnh biên giới phía Bắc đang siết chặt kiểm soát ở các cửa khẩu, Lạng Sơn tạm dừng thông quan hàng hóa tại nhiều cửa khẩu.

Các tàu xe chở hàng hóa từ Trung Quốc nhập về Việt Nam trong vòng 14 ngày từ các cảng Trung Quốc phải được kiểm dịch và cách ly theo quy định, sẽ gây phát sinh chi phí và chậm trễ tiến độ dẫn đến nguồn cung chậm, thiếu hụt cho các nhà máy giấy… công ty Lee & Man hiện đang phải giảm sản lượng sản xuất do không đủ nguồn cung, xuất nhập khẩu bị hạn chế.

Hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc của Việt Nam cũng bị ùn ứ ở các cửa khẩu do không có người nhận hàng, giao hàng và nhu cầu giảm…

Ngoài ra lao động Trung Quốc sẽ phải kéo dài thêm ngày nghỉ, và chưa được phép nhập cảnh Việt Nam dẫn đến có thể thiếu hụt chuyên gia, lao động kỹ thuật làm sản xuất ngưng trệ, nhất là ở những công ty FDI như nhà máy giấy Lee & Man.

hính vì vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh từ virus Corona lên việc xuất nhập khẩu của ngành giấy là không nhỏ và có thể còn kéo dài, ảnh hưởng đến những ngành liên quan khác như sản xuất bao bì giấy, in ấn, đóng gói và những mặt hàng sử dụng bao bì giấy…

Công Ty Giấy Lee & Man: Những Tác Động Của Dịch Bệnh Tới Ngành Giấy - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Tối Ưu Hóa Năng Lượng Trong Sản Xuất

Sản xuất giấy cần rất nhiều năng lượng, do đó tiết kiệm và phân bổ nguồn năng lượng hạn chế hao tổn là điều hết sức cần thiết. Đó chính là kim chỉ nam trong sản xuất của công ty giấy Lee & Man.

Tối ưu hóa nguồn năng lượng

Với tỷ lệ chi phí dành cho năng lượng so với tổng chi phí sản xuất là khoảng 20% – 30%, do đó việc sử dụng năng lượng hiệu quả là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất giấy, thực sự chỉ diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI như nhà máy giấy Lee & Man, khi mà họ sẵn sàng đầu tư căn cơ vào các hệ thống, thiết bị cung cấp năng lượng cho nhà máy, hoặc hệ thống thiết bị sử dụng nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất giấy, hoặc tận dụng tái chế nguồn rác thải sao cho chi phí vận hành sản xuất thấp nhất có thể, đồng thời giảm tác động không tốt đến môi trường xung quanh.

Nhờ những doanh nghiệp FDI như nhà máy Lee & Man, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đã bắt đầu tập trung vào việc đầu tư sao cho sử dụng tối đa năng lượng từ 3 khâu chính là: Hệ thống lò hơi; Hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất chính; Hệ thống xử lý tái chế rác thải sau sản xuất giấy thành năng lượng.

Điểm cần thiết để tối ưu hóa năng lượng chính là trong 2 khâu: hệ thống lò hơi và hệ thống xử lý tái chế rác thải sau sản xuất giấy thành năng lượng. Đây là hai khâu góp phần không nhỏ vào hiệu quả chi phí sản xuất và việc xả thải ra môi trường – một yếu tố quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện nay. Hiện nay Lee & Man là một trong số ít nhà máy giấy đầu tư cho hệ thống lò hơi và xử lý tái chế rác thải lên đến hàng triệu USD.

Do Việt Nam là nước nông nghiệp, nên cần xem xét thế mạnh cung cấp nhiên liệu phù hợp của từng vùng miền để giảm được giá nhiên liệu và giảm chi phí vận chuyển. Chẳng hạn như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa của cả nước, có trấu, vỏ dừa. Vùng Bình Dương, Bình Phước, Khánh Hòa có nhiều cây công nghiệp, nên củi băm là lựa chọn phù hợp cho các nhà máy giấy.

Công Ty Giấy Lee & Man: Tối Ưu Hóa Năng Lượng Trong Sản Xuất - 2


Công Ty Giấy Lee & Man: Sức Ép Cung Vượt Cầu Ở Ngành Giấy

Công ty giấy Lee & Man nhận định nhu cầu giấy bao bì vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt ở mảng xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Dự báo nhu cầu giấy bao bì

Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), lượng tiêu thụ giấy và bìa giấy tăng trưởng khoảng 12%; xuất khẩu giấy các loại và thành phẩm từ giấy tăng trưởng 35%, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 1,45 tỷ USD. Sản xuất giấy và bìa giấy tăng trưởng khoảng 30%, chủ yếu vẫn là giấy làm bao bì do huy động hiệu suất tối đa của các nhà máy giấy FDI và năng lực mới đưa vào sản xuất.

Nhu cầu thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm, từ đó các công ty giấy nước ngoài sẽ tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, gây áp lực về giá sản phẩm với doanh nghiệp nội địa. Hay các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản không xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, chuyển hướng sang quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, doanh nghiệp nội địa Việt sẽ gặp cạnh tranh gay gắt.

Nhà máy giấy Lee & Man là doanh nghiệp FDI có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất giấy bao bì đạt chuẩn chất lượng, chủ yếu xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc giảm nhu cầu nhập khẩu giấy, nhà máy Lee & Man cần tính đến phương án giảm sản lượng xuất khẩu.

 “Xuất khẩu giấy không theo kỳ vọng, phụ thuộc vào “sức khỏe” nền kinh tế Trung Quốc; trong khi sản xuất trong nước dự báo tăng trưởng khoảng 35%, sẽ gây sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nội địa”, đại diện VPPA giải thích. Cạnh tranh thị trường xuất khẩu rất khốc liệt, dẫn đến cạnh tranh thị trường nội địa cao, bao gồm cả giấy sản xuất nội địa và giấy nhập khẩu từ Indonesia và Trung Quốc. Sức cạnh tranh xuất khẩu yếu, dễ mất bạn hàng truyền thống do thiếu ổn định. Trước tình hình này, VPPA khuyến cáo, ngành giấy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thách thức về cạnh tranh thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Hơn nữa, nguyên liệu giấy thu hồi vẫn còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Vì vậy, Lee & Man cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình.

Công Ty Giấy Lee & Man: Sức Ép Cung Vượt Cầu Ở Ngành Giấy - 2