Công Ty Giấy Lee & Man Nắm Bắt Công Nghệ Để Vươn Xa

Bao bì, nhãn mác và quy cách đóng gói có vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng hiện nay. Do đó, việc cập nhật công nghệ hiện đại cũng như xu hướng sử dụng vật liệu nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng luôn đặt ra với công ty giấy Lee & Man và doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Hướng đến thị trường lớn

Với mức tăng trưởng hơn hai con số mỗi năm, các chuyên gia kinh tế dự báo, ngành công nghiệp bao bì Việt Nam tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư hiện nay. Đáng chú ý, cơ hội phát triển ngành này còn rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang có sức hút mạnh các nhà sản xuất thế giới đầu tư nhà xưởng vì có những lợi thế về thị trường và nguồn nhân lực cạnh tranh. Công ty Lee & Man trong năm qua đã luôn tận dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật theo hướng bền vững, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất giấy này nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, Lee & Man đã không ngừng tìm kiếm cho mình nhiều thị trường xuất khẩu lớn hơn. Sản phẩm giấy cuộn và bột giấy đạt chất lượng cao khi sản xuất tại nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang nhận được nhiều phản hồi tích cực trên thị trường thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ … và một số quốc gia khác.

Hòa cùng sự phát triển của bán lẻ, thương mại điện tử cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp giấy trong nước. Trước khi sản phẩm đến với khách hàng, dù gần hay xa, to hay nhỏ đều được đóng gói, bảo quản kỹ càng, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn. Do đó các mặt hàng phục vụ đóng gói như: túi nilon, băng dính, xốp bọc hàng, màng PE, thùng carton, túi PE, túi zip… có mức tăng đột biến. 

Khi xã hội phát triển, kéo theo đó là những yêu cầu ngày càng khắt khe, đòi hỏi bao bì không chỉ tiện lợi mà còn phải an toàn, thân thiện môi trường và có cả sự thông minh nữa đến từ khách hàng, người tiêu dùng. Do đó, việc thay đổi chất lượng và cải tiến bao bì, quy cách đóng gói là cuộc chạy đua cho nỗ lực sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp.

Công Ty Giấy Lee & Man Nắm Bắt Công Nghệ Để Vươn Xa - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Vững vàng vượt qua khó khăn

Công ty giấy Lee & Man trong nửa đầu năm qua cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Hiện nay doanh nghiệp ngành giấy cần có những chiến lược cụ thể để bình thường hóa sản xuất.

Sự biến động trong ngành giấy

Đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, trong tháng 2/2020, dịch Covid-19 khiến ngành giấy chịu nhiều tác động khác nhau. Về các sản phẩm giấy và nguyên liệu, Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, do đó nguyên liệu sản xuất giấy được đánh giá là ít chịu tác động của dịch Covid-19.

Thế nhưng khoảng 75% phụ gia, hóa chất và các sản phẩm phụ trợ cho ngành sản xuất giấy được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu khiến việc giao thương gặp khó ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Trong tình huống này, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang nhập hàng từ Hàn Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, Trung Quốc đang thiếu hụt lượng lớn giấy bao bì, đây lại là mặt tích cực của Việt Nam các doanh nghiệp giấy đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Nhà máy Lee & Man trực thuộc tập đoàn Lee & Man có vốn đầu tư nước ngoài toàn bộ, sở hữu quy mô lớn về nhân lực. Nhà máy giấy Hậu Giang hiện đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm giấy dùng trong đóng gói cũng như giấy sinh hoạt hàng ngày.

Trong tháng 1 và tháng 2/2020, nhiều lĩnh vực của ngành giấy đều tăng trưởng rất mạnh. Riêng sản lượng xuất khẩu giấy bao bì sang Trung Quốc tăng lên tới 25%. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ giấy bao bì tại thị trường trong nước lại giảm. Nguyên nhân do dịch bệnh tác động lên các ngành hàng phải sử dụng nguyên liệu của nhà máy sản xuất giấy làm bao bì, ví dụ như nông sản, hải sản, may mặc, điện tử… Nhu cầu mua sắm online tăng, kéo theo đó là nhu cầu đóng gói hàng hóa cũng tăng lên. Xuất khẩu và tiêu dùng trong nước giảm dẫn đến lượng hàng tồn kho cao, gây áp lực mạnh đến doanh nghiệp, nhất là năng lực sản xuất giấy bao bì với tỷ trọng trên 80% tổng công suất toàn ngành nên tác động sẽ càng lớn. Lúc này các doanh nghiệp (công ty Lee & Man) cần điều chỉnh kế hoạch sản xuất, có phương án dự phòng trong những tình huống thiếu nguyên liệu, biến động giá cả.

Công Ty Giấy Lee & Man: Vững vàng vượt qua khó khăn - 2

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Lớn Vào Nền Công Nghệ

Công ty giấy Lee & Man là một trong những cơ sở sản xuất giấy lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì thế việc đầu tư nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng và là bước đệm mang đến hiệu quả cao trong lĩnh vực sản xuất giấy của toàn doanh nghiệp.

Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu

Khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp giấy ở nước ta chính là trình độ kỹ thuật và công nghệ còn khá lạc hậu. Nếu như ở các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản,… ngành công nghiệp giấy đã được tối ưu hóa ở nhiều giai đoạn, công nhân chỉ đảm nhận trách nhiệm giám sát và giải quyết các sự cố có thể xảy ra thì tại Việt Nam, hầu hết các giai đoạn đều được thực hiện thủ công. Đội ngũ công nhân tại các khu sản xuất đều phải trực tiếp điều khiển thiết bị, dẫn đến năng suất lao động thường không cao và chỉ đạt mức trung bình thấp so với các quốc gia cùng khu vực.

Điều này cũng làm cho mẫu mã của các sản phẩm từ giấy được sản xuất tại nước ta thiếu sự đa dạng. Chủ yếu sản phẩm chính là giấy in và bao bì, còn những sản phẩm khác vẫn phải nhập khẩu từ các nước. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngành sản xuất giấy của nước ta khó lòng cạnh tranh được với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Chính vì vậy, việc đầu tư vào cải thiện công nghệ cùng với trang thiết bị, máy móc là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất giấy.

Định hướng công nghệ là đòn bẩy để phát triển, công ty Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Trong mô hình sản xuất của Lee & Man, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải trong quá trình sản xuất được tận dụng hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác.

Hiển được vấn đề này, nhà máy Lee & Man đã đầu tư một lò hơi công suất 250T/h, 1 tuabin công suất 50MW, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn và công nghệ xử lý khí thải lưu huỳnh bằng đá vôi, lọc bụi bằng túi vải, hệ thống xử lý NOx trong khí thải nhà máy nhiệt điện nhằm tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời bảo vệ môi trường. Nhờ vậy mà các thông số về môi trường của nhà máy Lee & Man đều đạt chuẩn của nhà nước, chất lượng nước thải sau xử lý cũng tốt hơn các công ty trong tỉnh và các nhà máy giấy khác.

Ngoài ra, đại diện công ty Lee & Man Việt Nam cho biết, tất cả các thiết bị của nhà máy đều mới 100%, được nhập trực tiếp từ Châu Âu và các nước khu vực G7. Đây có thể được xem là một bước phát triển tốt cho ngành công nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam.

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Lớn Vào Nền Công Nghệ - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Tái Chế Tăng Trưởng Mạnh

Là đơn vị chuyên sản xuất giấy tái chế thân thiện môi trường, công ty giấy Lee & Man cho rằng với những ưu điểm riêng, giấy Kraft sẽ càng phổ biến hơn nữa.

Tái chế – chìa khóa bảo vệ môi trường hiện nay

Tài nguyên rừng, nước và không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình trạng này, xu hướng tái chế được xem là giải pháp thông minh mang lại hiệu quả cao cho môi trường xung quanh. Hiện nhà máy Lee & Man là nhà máy sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu tái chế, sản phẩm không sử dụng hóa chất độc hại cho sức khỏe.

Lee & Man cho biết, hiện nay ở nhiều nước phát triển đều có những chính sách sử dụng túi giấy kraft thay thế cho túi nilon, túi nhựa, túi vải mà bởi những lý do như:

– Do được làm từ giấy tái chế nên dễ dàng phân hủy trong môi trường kết hợp với việc có thể tái sử dụng nhiều lần, do đó hạn chế được lượng khí thải ra môi trường, giảm ô nhiễm không khí.

– Việc sử dụng túi giấy môi trường và tái chế nhiều lần giúp cho nhu cầu sử dụng giấy ít hơn nên bảo tồn rừng tự nhiên tốt và không xảy ra tình trạng chặt phá rừng tràn lan.

– Ngược lại với các loại túi nhựa, túi nilon, sử dụng mẫu in túi giấy tái chế giúp giảm lượng khí thải CO2, giảm chất thải rắn, giảm nước thải và cải thiện chất lượng nước giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ngoài các ưu điểm cho môi trường, sử dụng túi giấy kraft còn có những tiện ích trong việc bảo quản, đóng gói sản phẩm trong kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày như:

– Đặc tính tốt như dẻo dai, chịu lực đảm bảo hàng hóa không hư hỏng khi vận chuyển.

– Là công cụ truyền thông, marketing mang lại hiệu quả cao, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng.

– Do đây là loại giấy tái chế và có thể sử dụng được nhiều lần nên giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc in ấn bao bì. 

Công ty Lee & Man chuyên sản xuất giấy có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là doanh nghiệp giấy chuyên sản xuất các loại giấy với công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng, đóng góp cho sự phát triển ngành bao bì giấy tại Việt Nam.

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Tái Chế Tăng Trưởng Mạnh - 2

CÔNG TY GIẤY LEE & MAN – CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp 4.0, Công ty giấy Lee & Man đã có những bước đi vững chắc nhằm thay đổi cơ cấu công nghệ của bộ máy sản xuất. Từ đó từng bước dần khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành giấy Việt Nam.

Thay đổi để hoàn thiện tương lai

Công nghệ lạc hậu là vấn đề cốt lõi cần thay đổi để phát triển tại Lee & Man cũng như các doanh nghiệp giấy khác tại Việt Nam nhiều năm qua. Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp của ngành tuy đông nhưng có đầu tư trong khoa học – kĩ thuật chưa hợp lý dẫn đến việc lãng phí nhiều tiềm năng kinh tế về lâu dài.

Bên cạnh đó cần loại bỏ những yếu tố không cần thiết, tập trung phát triển nhóm sản phẩm chính của công ty như: giấy lớp mặt (Testliner, Krafliner) và giấy lớp sóng (Medium), dùng để sản xuất thùng carton sóng, … Đây chính là xu hướng sản phẩm đáp ứng được gần 85% nhu cầu tiêu thụ tại nội địa. Nếu chỉ nhìn nhận về tiềm lực, thì công ty Lee & Man có lợi thế hơn với nguồn vốn lớn, cùng sự đầu tư công nghệ hiện đại, năng suất cao, … ước tính sản lượng trung bình trên 400.000 tấn/năm như Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm). Do vậy, việc chỉ đẩy mạnh sản xuất nhóm sản phẩm chủ lực giúp cho công ty thu về khoản lợi nhuận tương đối lớn.

Nhà máy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang cũng là một trong những cơ sở có thể sản xuất loại giấy Whitetopliner với sản lượng trung bình hơn 100.000 tấn/năm, chiếm gần 25% tổng sản lượng giấy bao bì của toàn nhà máy. 
Ngoài ra, doanh nghiệp đã nỗ lực chủ động thiết kế những chương trình đào tạo để phát triển được nguồn nhân lực tiềm năng và chất lượng trong tương lai. Cụ thể, Lee & Man đã phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực và Đại học Nông lâm TP.HCM… để mở các lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy từ khắp địa phương và hỗ trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho sinh viên tham dự. Những thông số cụ thể ấn tượng này giúp cho người tiêu dùng và khách hàng đối tác có được cái nhìn cụ thể về câu chuyện nỗ lực thay đổi trong từng bước đi nhỏ của doanh nghiệp giấy Lee & Man.

CÔNG TY GIẤY LEE & MAN - CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - 2

Hướng Chuyển Đổi Chiến Lược Của Công Ty Giấy Lee & Man

Nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, giảm phát thải, ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người. Hiệu quả và hướng phát triển bền vững được dự đoán sẽ là mô hình của công ty giấy Lee & Man và sẽ được nhân rộng trong ngành giấy.

Hướng chuyển đổi chiến lược

Không ít doanh nghiệp giấy trong nước đang hướng đến tiếp cận ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Hiện nhiều công ty bao bì phát triển các giải pháp đóng gói của riêng mình để có thể tái sử dụng được. Việc phát triển các bao bì “xanh” không những mang lại hiệu quả về mặt sinh thái môi trường, giảm ô nhiễm mà còn góp phần giúp thương hiệu của công ty Lee & Man trở nên tốt hơn đối với người tiêu dùng.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng của ngành giấy trong nước khoảng 10%/năm; năng lực ngành giấy sản xuất khoảng 2 triệu tấn/năm, gấp gần 20 lần so với cách đây 20 năm. Tuy nhiên công nghệ sản xuất trong nước còn lạc hậu, máy móc sản xuất không đồng bộ gây lãng phí năng lượng và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó khối doanh nghiệp ngoại như công ty giấy Lee & Man lại có công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế ô nhiễm. Riêng ngành bao bì, hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp giấy hoạt động trong ngành, trong đó ngành bao bì nhựa có tốc độ phát triển nhanh nhất, khoảng 15%/năm. 

Tại Bình Dương, ngành công nghiệp bao bì có liên hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đang trên đà tăng trưởng ổn định. Hiện trên địa bàn tỉnh có khá nhiều DN đang tham gia vào thị trường bao bì với các chủng loại sản phẩm khác nhau như giấy, nhựa, màng kim loại, chai nhựa PET… Phân khúc thị trường cũng có sự phân chia rõ rệt giữa các DN phục vụ cho đối tượng khách hàng nhỏ lẻ và các DN bao bì có thương hiệu chiếm lĩnh hầu hết nhóm khách hàng lớn. 

Đối với nhóm bao bì giấy cho thị trường sữa, thị phần tập trung vào các tập đoàn như Tetra Pak (Thụy Điển), Combibloc (Đức)… vì yêu cầu công nghệ cao. Tuy nhiên, hoạt động của DN bao bì trong nước nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, trình độ chưa cao, vốn ít và rất khó tiếp cận nguồn vốn vay… Chính vì vậy, việc áp dụng SXSH là hướng đi tất yếu giúp các DN bao bì tiếp cận được nhiều khách hàng, nhất là trong xu thế tiêu dùng xanh đang là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nhận thức được điều đó, nhà máy Lee & Man chuyên sản xuất bao bì cũng hướng đến chiến lược phát triển bền vững với tiêu chí vì môi trường.

Hướng Chuyển Đổi Chiến Lược Của Công Ty Giấy Lee & Man - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Thế Mạnh Doanh Nghiệp FDI

Công ty giấy Lee & Man có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước bởi được cung cấp nguồn vốn đầu tư lớn, dây chuyền thiết bị hiện đại.

Doanh nghiệp nội yếu thế

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng đều, tuy nhiên cơ cấu ngành giấy còn khá nhiều bất cập. Với giấy in và viết, năng lực sản xuất không tăng, sản xuất đã đạt 97% năng lực, nhưng vẫn phải nhập khẩu tới 483.000 tấn (chủ yếu là giấy in và giấy photocopy chất lượng cao), gấp gần 1,5 lần năng lực sản xuất hiện tại và nhu cầu vẫn tăng trưởng với mức 3%/năm. Do đó nếu các doanh nghiệp giấy không nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, nhiều năm tới ngành giấy còn phải nhập khẩu nhiều những mặt hàng có nhu cầu cao như giấy A4 photocopy chất lượng cao, giấy in báo, giấy lót tráng nhôm, giấy sản xuất bát và cốc…

Về những khó khăn của ngành, ông Hoàng Trung Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) – cho biết, ngành giấy không được bảo hộ do hầu hết thuế nhập khẩu các loại giấy là 0%, trong khi Trung Quốc hiện vẫn duy trì thuế suất nhập khẩu 7% với hầu hết các loại giấy. Thị trường nguyên liệu giấy thu hồi (phế liệu) lệ thuộc nhiều vào tình hình và chính sách của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam tăng rất nhanh trong 2 năm (2017, 2018) và hiện chiếm gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam. Công ty Lee & Man là một ví dụ điển hình. Hiện nay, Lee & Man được xem là một trong những nhà máy giấy có quy mô lớn nhất cả nước. Dự kiến đến năm 2022, khi các dự án đã được cấp phép đi vào hoạt động, sản lượng của các doanh nghiệp FDI sẽ chiếm trên 60% sản lượng cả nước. Đây chính là sức ép to lớn đối với doanh nghiệp trong nước.

Để các nhà máy giấy trong nước có sức bật cạnh tranh với các nhà máy “ngoại” như nhà máy Lee & Man, Cục Công nghiệp đề xuất giải pháp, trọng tâm là xây dựng chính sách để khuyến khích thu gom giấy loại trong nước, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu giấy loại. Tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ về vốn đầu tư, thông tin truyền thông về thực tế sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường đối với các dự án sản xuất giấy bao bì nói chung và sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu OCC (giấy thùng carton cũ) nói riêng. Bên cạnh đó, cần xem nền công nghiệp giấy là ngành công nghiệp tuần hoàn, có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu phế liệu, tái chế… cần có chính sách thu gom hợp lý cho các nguồn giấy này.

Công Ty Giấy Lee & Man: Thế Mạnh Doanh Nghiệp FDI - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Sự Chuyển Hướng Của Ngành Bao Bì

Công ty giấy Lee & Man hiện nay là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cải tiến công nghệ, giảm thải môi trường trong ngành giấy. 

“Hóa giải” thách thức môi trường

Nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, giảm phát thải, ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người. Hiệu quả và hướng phát triển bền vững được dự đoán sẽ là mô hình nhân rộng trong ngành giấy. 

Không ít doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy hướng đến tiếp cận ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Hiện nhiều công ty bao bì phát triển các giải pháp đóng gói của riêng mình để có thể tái sử dụng được. Việc phát triển các bao bì “xanh” không những mang lại hiệu quả về mặt sinh thái môi trường, giảm ô nhiễm mà còn góp phần giúp thương hiệu của các DN trở nên tốt hơn đối với người tiêu dùng.

Các biện pháp mà doanh nghiệp giấy áp dụng là: Sắp xếp, hợp lý hóa các công đoạn sản xuất; đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… Đặc biệt áp dụng SXSH, như hạn chế thất thoát nguyên liệu (che chắn khu vực chặt mảnh, vệ sinh, thu hồi mảnh bắn ra; nâng cao ý thức và kỹ năng công nhân; mua phụ liệu bảo đảm chất lượng…), điều chỉnh chiếu sáng tự nhiên và dùng đèn ít tiêu hao năng lượng hơn, thay động cơ non/ thừa tải bằng động cơ đúng công suất… Đây chính là các bước thực hiện của nhà máy Lee & Man.

Thực tế cho thấy, quá trình sản xuất giấy, bao bì làm phát sinh không ít chất thải, khí thải gây ô nhiễm. SXSH không chỉ làcách chủ động phòng ngừa ô nhiễm mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khi doanh nghiệp giấy như công ty giấy Lee & Man triển khai. Sự khác biệt căn bản kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh, trong khi đó SXSH lại mang tính chủ động, theo “triết lý dự đoán và phòng ngừa”; khi giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH sẽ giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng.

Công Ty Giấy Lee & Man: Sự Chuyển Hướng Của Ngành Bao Bì - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Nhu Cầu Giấy Bao Bì

Trước đại dịch virus corona, không chỉ nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng, kinh tế Việt Nam cũng bị tác động kéo theo, trong đó bao gồm ngành giấy, bao bì giấy. Bài viết sau giúp các doanh nghiệp giấy như công ty giấy Lee & Man có cái nhìn khách quan về mức độ ảnh hưởng để có hướng giải quyết phù hợp.

Nhu cầu giấy bao bì có thể tăng mạnh sau dịch

Theo phân bố địa lý thì hầu hết các các nhà máy giấy lớn của Trung Quốc cách Vũ Hán từ 600 – 1.000km, nên nhiều khả năng sẽ được cho phép sản xuất trở lại sớm sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tuy nhiên, do Vũ Hán ở vị trí trung tâm của Trung Quốc và được coi là “Lá phổi công nghiệp” của Trung Quốc, nên nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện trong 7-14 ngày tới thì khả năng các nhà máy giấy phải tiếp tục đóng cửa là rất cao và ngành công nghiệp giấy Trung Quốc có thể đối mặt với các vấn nạn sau đây:

  • Làn sóng công nhân viên quay lại nhà máy có thể bị trì hoãn hoặc tạm ngưng chưa rõ thời hạn;
  • Doanh nghiệp giấy đối mặt với những thách thức lớn trong phòng ngừa dịch bệnh và kiểm soát an ninh;
  • Sau khi công việc bắt đầu, có thể đối mặt với tình huống thiếu hụt giấy nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, cùng những hạn chế về năng lực và hiệu quả của dịch vụ hậu cần;
  • Nhu cầu giấy sản xuất bao bì sau dịch bệnh có thể tăng mạnh và giá cả sẽ tăng đi theo với giá nguyên liệu tăng do thiếu hụt;
  • Nhu cầu về các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt có thể tăng mạnh, trong khi nhu cầu về giấy văn phòng có thể sẽ giảm;
  • Có thể không chỉ Trung Quốc đối mặt với những vấn nạn trên, mà nhiều quốc gia khác cũng phải tìm phương án ứng phó với những vấn đề này do Trung Quốc hiện là một mắt xích quan trọng trong ngành giấy trên phạm vi toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp là khả năng cân bằng giữa ba trụ cột – tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đóng góp xã hội. Riêng trong ngành giấy, Lee & Man là đơn vị tiên phong đã và đang thực hiện các chính sách hiệu quả trong việc theo đuổi xu hướng phát triển bền vững.

Được biết, nhà máy Lee & Man đặt tại Hậu Giang sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất 420.000 tấn/năm với mức độ tự động hoá cao, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp. Vì vậy, công ty Lee & Man cũng gặp nhiều rủi ro hơn.

Công Ty Giấy Lee & Man: Nhu Cầu Giấy Bao Bì - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Bao Bì Được Sản Xuất Như Thế Nào?

Theo công ty giấy Lee & Man, giấy bao bì có nhiều dạng, tùy theo đó mà sử dụng công nghệ sản xuất khác nhau.

Công nghệ làm giấy bao bì

Công ty Lee & Man đầu tư công nghệ, dây chuyền kỹ thuật hiện đại, tối ưu hóa sản xuất cho ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn đồng thời giảm tác động môi trường.

Công nghệ Flexo

Công nghệ này được ứng dụng cho những đơn vị sản xuất bao bì đơn giản không yêu cầu quá nhiều tiêu chuẩn. Với công nghệ in Flexo, hình ảnh sẽ không quá sắc nét và có chi tiết phức tạp nhưng chi phí rẻ.

Bên cạnh đó, với công nghệ này, doanh nghiệp sản xuất giấy có thể tạo ra số lượng sản phẩm lớn đáp ứng cho nhiều khách hàng trong một thời điểm nhất định. Bạn có thể bắt gặp các loại bao bì giấy được sản xuất bằng công nghệ này như bao đựng xi măng. Hình ảnh không quá nổi bật nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin mà khách hàng yêu cầu.

Công nghệ Offset

Khác với Flexo, trong ngành sản xuất giấy, Offset là công nghệ hiện đại được áp dụng khi sản xuất bao bì dạng cao cấp. Phương pháp này tạo ra những sản phẩm bao bì với hình ảnh sắc nét, màu sắc chân thực bắt mắt. Quá trình sản xuất bao bì với công nghệ này khá phức tạp. Chính vì thế, chi phí bỏ ra vô cùng cao.

Sở hữu những loại bao bì được in ấn từ công nghệ này sẽ tạo nên tính cạnh tranh cao các sản phẩm. Bởi vì nó là yếu tố tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm. Đồng thời, bao bì còn là bộ mặt góp phần nâng cao giá trị thương hiệu. Bao bì đẹp sẽ giúp tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện loại bao bì giấy kết hợp với nhựa được sản xuất theo công nghệ in Offset. Sản phẩm này khá khác biệt thường dùng cho những loại hàng hóa có tính đặc trưng riêng.

Nhà máy Lee & Man là doanh nghiệp giấy có vốn đầu tư FDI quy mô lớn tại Việt Nam. Lee & Man chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy sinh hoạt… chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe người dùng.

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Bao Bì Được Sản Xuất Như Thế Nào? - 2