Có Bầu Uống Thuốc Giảm Đau Được Không? Bài Thuốc Chữa Đau Đầu Từ Tự Nhiên

Khi có bầu uống thuốc giảm đau được không? Việc sử dụng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ, do đó trước hết mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp chữa đau đầu từ các bài thuốc tự nhiên và an toàn dưới đây.

Sử dụng ngải cứu

Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi vì công dụng chữa đau lưng, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn trứng cá…

Theo khoa học, thành phần trong lá ngải cứu chứa tinh dầu là cineol, athuyon giúp kháng khuẩn rất hiệu quả.  Ngải cứu rất dễ ăn, có thể dùng trong chế biến nấu nướng hàng ngày.

Bà bầu có thể chữa đau đầu với ngải cứu bằng cách:

Sử dụng lá ngải cứu, lá khuynh diệp, lá bưởi, lá sả… Ngoài ra có thể cho thêm các loại thảo dược khác như cúc tần, tía tô, lá sả, nhánh gừng, lá ổi, lá lốt…

Chia theo tỷ lệ 3:1:1, 3 phần ngải cứu với 1 phần tất cả nguyên liệu còn lại, đem đi đun sôi với 1 lít nước trong vòng 20 phút. Sau đó bà bầu xông hơi hỗn hợp này trong 15-20 phút. 

Ngải cứu được xem là thảo dược cho bà bầu
Ngải cứu được xem là thảo dược cho bà bầu

Nếu không xông hơi, mẹ bầu có thể dùng ngải cứu để nấu ăn. Trứng rán ngải cứu là món vừa dễ làm vừa có nhiều công dụng với sức khỏe. Thực hiện như sau: Lấy lá ngải cứu non đem rửa sạch rồi thái nhỏ, cho 2 quả trứng gà vào đánh đều, thêm gia vị nếu thích. Sau đó rán trứng trực tiếp, không cần dùng dầu ăn hay mỡ. Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não do đó có thể làm chứng đau đầu thuyên giảm.

Một cách làm khác là sử dụng ngải cứu với mật ong. Bạn hãy rửa sạch ngải cứu sau đó giã ra lấy nước cốt. Bỏ thêm chút mật ong vào hỗn hợp nước lá và uống. Dùng mỗi ngày trong vòng 2 tuần sẽ làm các chứng đau đầu thai kỳ được cải thiện tích cực. 

Bài thuốc tiếp theo đó là dùng ngải cứu, trứng gà và đậu đen. Thực hiện như sau: Lấy đậu đen ngâm vài tiếng trong nước cho mềm, rửa sạch rồi đem nấu nước lọc. Sau đó bỏ trứng gà và lá ngải cứu vào cùng đậu đen.  Ăn trong vòng 10 ngày sẽ phát huy hiệu quả. 

Nếu những cơn đau đầu vẫn dai dẳng không dứt, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên chỉ 1 số loại thuốc có thể sử dụng cho bà bầu, do đó không nên tự ý uống mà không có sự tư vấn từ bác sĩ.

Tham khảo thêm: Bị Đau Trong Thai Kỳ: Có Bầu Uống Thuốc Giảm Đau Được Không?

Có Bầu Uống Thuốc Giảm Đau Được Không: Những Cơn Đau Bà Bầu Hay Gặp

Mang thai được xem là giai đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đối với sức khỏe phụ nữ. Trong đó những cơn đau nhức của cơ thể là điều không tránh khỏi. Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những cơn đau nào bà bầu hay gặp?

Đau đầu

Đau đầu rất dễ bị khi mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt cuối. Tuy nhiên tần suất đau đầu của nhiều thai phụ không hoàn toàn giống nhau. Tình trạng này đến từ việc thay đổi hormone của cơ thể. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khách quan khác đến từ sự mệt mỏi, stress hay suy nhược thần kinh.

Để giảm đau đầu, bà bầu có thể chườm lạnh, massage, bổ sung nước, ngủ đủ giấc, thư giãn. Đây là một số cách làm đơn giản bạn có thể áp dụng.

Đau lưng

Đau lưng thường xảy ra ở 2 dạng: 1 là đau vùng thắt lưng, 2 là đau vùng xương chậu ở phía sau. Theo thời gian thai kỳ, thai nhi phát triển đồng thời vùng bụng tăng trọng lượng theo, nội tiết tố thay đổi và tử cung bắt đầu mở rộng. Đây chính là lý do khiến bà bầu bị đau lưng. 

Bà bầu bị đau lưng do sự phát triển của thai nhi
Bà bầu bị đau lưng do sự phát triển của thai nhi


Để hạn chế các cơn đau lưng, mẹ bầu có thể điều chỉnh tư thế ngồi và đi đứng phù hợp, có thể tham khảo những bài tập thể dục chữa đau lưng cho bà bầu. Ngoài ra, bạn nên dùng 1 chiếc gối kẹp giữa hai chân và ngủ nghiêng về phía bên trái. Chườm nóng hoặc lạnh lên chỗ bị đau giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Đau dây thần kinh tọa 

Vào những tuần mang thai cuối cùng, cơ thể bắt đầu tiết ra hormone relaxin chuẩn bị cho sự sinh nở. Xương chậu mở rộng hơn, khiến dây chằng giãn ra làm dây thần kinh tọa bị chèn ép ở giữa. Đặc điểm của cơn đau này là cảm giác nhói lên từ phần mông cho đến mặt sau của chân.

Bà bầu có thể thử massage (nên có chuyên gia hướng dẫn), tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán làm ấm cho vùng bị đau. 

Việc dùng thuốc giảm đau nên có sự chỉ định của bác sĩ, dù trong bất cứ trường hợp bị đau như thế nào. Nếu thấy những cơn đau dai dẳng, kéo dài khó dứt kèm các triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời nhé!

Tham khảo thêm: Có Bầu Uống Thuốc Giảm Đau Được Không? Cách Dùng Thuốc Cho Bà Bầu