Chẩn Đoán Và Cách Hạ Sốt Cho Bé Bị Sốt Cao

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em sẽ dao động từ khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bé bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng lên đến 38 độ C và hơn. Sốt không phải là một trong những bệnh xuất hiện đơn lẻ mà chính là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác, trong đó phổ biến là nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Bé yêu bị sốt

Alt: Bé yêu bị sốt

Hiện tượng sốt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do tình trạng nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt cũng có thể được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng bàng quang, tai hoặc thận. Đôi khi nếu nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi,… có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể là do chịu tác dụng phụ sau khi bé được tiêm phòng.

Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng sốt ở trẻ

Thông thường, các bậc cha mẹ sẽ chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể trẻ. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng các loại nhiệt kế. Nếu có điều kiện thì bạn không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể khiến bé bị nhiễm độc.

Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé một cách kỹ càng để có thể tìm ra nguồn gốc của cơn sốt để điều trị cho bé yêu kịp thời.

Mục tiêu đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách lau mình bằng nước ấm hoặc mặc quần áo thoáng mát thích hợp cho bé. Nhiệt độ có thể giảm dưới 38 độ C. Bố mẹ có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Acetaminophen (Tylenol và Tempra dành cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin dành trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt ở trẻ không quay trở lại.
  • Không nên sử dụng thuốc aspirin để điều trị sốt ở trẻ em, đặc biệt là cho một cơn sốt có liên quan cao đến bệnh thủy đậu hoặc nhiễm trùng do nhiễm virus khác. Aspirin có thể gây tình trạng suy gan ở một số trẻ.

Tham khảo thêm bài viết: Nguyên Nhân Thường Khiến Bé Bị Sốt Cao

Hướng dẫn dùng thuốc dạng viên đạn khi bé bị sốt

Thuốc hạ sốt khá đa dạng có thể tùy theo độ tuổi mà bố mẹ chọn cho trẻ dễ hấp thu. Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng thuốc dạng viên đạn để hạ sốt cho trẻ.

Cách hạ sốt cho trẻ

Một số loại thuốc hạ sốt đường uống phổ biến như paracetamol/acetaminophen hay ibuprofen thường dùng cho các trường hợp sốt thông thường ở trẻ. Nhưng nếu trẻ sốt cao kèm nôn trớ, trẻ quấy khóc không chịu uống thuốc, phụ huynh có thể đối sang thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn cho trẻ.

Thuốc dạng đặt hậu môn cho trẻ thường có thành phần là hoạt chất paracetamol. Thuốc được bào chế dưới hàm lượng là 80 mg, 150 mg và 300 mg. Về liều dùng cũng tương tự như thuốc uống, đó là từ 10 – 15 mg/kg/lần (không quá liều 500mg/lần), dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng (số liều trong 1 ngày không quá 75 mg/kg).

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt khi bé bị sốt

Cho dù dùng thuốc hạ sốt dạng nào thì bạn cũng cần tuân thủ các khuyến cáo khi sử dụng thuốc hạ sốt. Không sử dụng cùng lúc thuốc dạng viên đạn và thuốc dạng uống, có thể khiến trẻ bị quá liều và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cần lưu ý là tác dụng của viên hạ sốt đặt hậu môn thường sẽ chậm hơn so với thuốc uống, thông thường là khoảng hơn 30 phút mới phát huy hiệu quả.

Nhược điểm khác của thuốc dạng này đó là có thể khiến trẻ khó chịu nếu bố mẹ không biết cách đặt thuốc đúng. Đặt thuốc tại trực tràng có thể làm trẻ ngứa ngáy khó chịu, gây kích ứng, mót đại tiện hay són phân. Trường hợp nếu nhét thuốc quá mạnh có thể làm tổn thương vùng niêm mạc khiến trẻ bị đau rát, nhiễm khuẩn.

Lưu ý khác là bạn không nên dùng thuốc đạn hạ sốt khi bé đang bị tiêu chảy hay đang có thương tổn ngoài da vùng hậu môn – trực tràng.

Để không có tác dụng phụ ngoài ý muốn, trước khi dùng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt cho trẻ thì bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng chỉ khi có chỉ định. Khi thấy trẻ không hạ sốt và có triệu chứng bất thường nào khác, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế được thăm khám, điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Bé bị sốt và những điều cần biết khi bé bị sốt