Cẩn Thận Với Sữa Tắm Trẻ Em Khổ Qua

Dùng khổ qua để trị rôm sảy cho bé sơ sinh là cách dùng dân gian được nhiều ba mẹ áp dụng. Nhưng tắm cho bé bằng loại quả này hay sữa tắm trẻ em chiết xuất từ nguyên liệu này có thật sự hiệu quả và an toàn với bé không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Dùng khổ qua để trị rôm sảy cho bé sơ sinh

1. Hiệu quả trị rôm sảy của sữa tắm khổ qua

– Khổ qua (hay còn được gọi là mướp đắng) là loại quả có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giải độc, thanh nhiệt, … rất thích hợp dùng để sát khuẩn dịu nhẹ cho làn da.

– Trong trái khổ qua còn có các kháng thể tự nhiên với khả năng có thể ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong tế bào da, đồng thời khống chế và kiểm soát bệnh về da rất hiệu quả.

Nhờ đó mà cách dùng nước nấu từ trái khổ qua để tắm trị rôm sảy cho trẻ nhỏ được ứng dụng rất phổ biến trong dân gian. Cùng với đó là sự xuất hiện của các sản phẩm sữa tắm chiết xuất từ trái khổ qua với công dụng tương tự cho bé sử dụng.

2. Tắm sữa tắm khổ qua có thực sự an toàn cho các bé?

Mặc dù hiệu quả trị rôm sảy từ bài thuốc tự nhiên này đã được nhiều người công nhận và truyền miệng, nhưng không ít những trường hợp phản hồi sự phản tác dụng và gây nguy hại đến sức khỏe của bé:

– Trước khi muốn dùng sữa tắm khổ qua cho con, ba mẹ cần xác định con có thực sự bị rôm sảy hay các vấn đề về da nào khác không. Việc sử dụng tùy tiện bất kỳ sản phẩm sữa tắm nào cho bé dù thành phần rất tự nhiên cũng đều có khả năng gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm nặng hơn khi không phù hợp.

– Bên cạnh đó, việc điều trị rôm sảy cho bé còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh trên da bé. Sữa tắm khổ qua không thích hợp điều trị cho trẻ bị rôm sảy nặng và nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trên da ngày càng nghiêm trọng, tăng khả năng nhiễm trùng và viêm da nặng hơn.

– Trị rôm sảy cho bé bằng loại nước tắm hay sữa tắm nào cũng cần tắm lại cho bé bằng nước sạch để tránh chất bẩn hay bọt đọng lại trên da bé làm tổn thương thêm vùng da bị bệnh.

Đọc thêm: Mẹ Cần Làm Gì Khi Con Bị Dị Ứng Sữa Tắm Trẻ Em?

Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Bị Rôm Sảy

Rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biến vào mùa hè. Độ ẩm cao cùng thời tiết nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hình thành rôm sảy. Nắng nóng cũng khiến bé đổ nhiều mồ hôi hơn, bã nhờn và các chất bụi bẩn bám vào cơ thể làm bít tuyến mồ hôi khiến bé nổi rôm sảy.

Biểu hiện của rôm sảy ở trẻ

1. Nguyên nhân bé bị rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở những vị trí như ngực, cổ, lưng của bé với các biểu hiện như nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé. Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi, nhưng cũng có một số trường hợp nặng do bé gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của bé.

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do sự tắc nghẽn của tuyến mồ hôi, bởi tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra ngoài. Hiện tượng này thường gặp trong thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi cũng là do chế độ chăm sóc hay cách tắm cho trẻ sơ sinh không đúng cách. Cụ thể như mặc quần áo quá chật gây bí bách hoặc vệ sinh không sạch sẽ.

2. Những lưu ý khi tắm bé bị rôm sảy

Chọn đúng sản phẩm sữa tắm bị rôm sảy cho bé là ba mẹ đã thành công đến 90% trong chặng đường chinh phục làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi bé bị rôm sảy:

– Nếu con bị rôm sảy quá lâu không khỏi, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có lời khuyên chính xác và cách điều trị phù hợp.

– Tương tự như khi chọn các loại sữa tắm chuyên trị rôm sảy cho con, tất cả các sản phẩm khác từ nước giặt đến nước rửa bình sữa,… đều phải chọn thành phần an toàn, dịu nhẹ và lành tính để tránh gây kích ứng lên làn da mỏng manh của con.

– Giữ phòng của bé luôn khô thoáng, mát mẻ và sạch sẽ để hạn chế đổ mồ hôi, giúp con yêu vui vẻ và thoải mái.

– Sau khi tắm với sữa tắm, ba mẹ nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa sạch lượng sữa tắm có thể còn đọng lại trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn. Rồi dùng khăn mềm lau khô người con.

Đọc thêm: Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh: Sữa Tắm Có Cần Thiết

Những Công Dụng Tuyệt Vời Mà Sữa Tắm Trẻ Sơ Sinh Mang Lại

Trên thị trường hiện nay, các loại sữa tắm trẻ sơ sinh thường được tích hợp thêm chức năng “gội” để tiện dụng cho các mẹ và đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Chính vì thế các sản phẩm sữa tắm gội không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc làn da của bé. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những công dụng tuyệt vời mà sữa tắm gội mang lại nhé!

Lành tính

Hầu hết các loại sữa tắm trẻ sơ sinh đều có những thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất thân thiện với làn da nhạy cảm và mỏng manh của bé. Mỗi một loại sữa tắm sẽ được các nhà sản xuất tập trung vào những điểm mạnh khác nhau để làm nổi bật dòng sản phẩm của mình.

Cetaphil sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ

Trị rôm sảy

Đối với công dụng trị rôm sảy, các sản phẩm sữa tắm thường chứa thành phần acid – lactic có đặc tính kháng khuẩn giúp phòng ngừa rôm sảy, nhiễm trùng da, hăm, nấm và làm giảm nhanh những triệu chứng mẩn ngứa hiệu quả. Ngoài ra bạn nên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất từ sữa tươi hoặc giàu vitamin A, C, E và khoáng chất để nuôi dưỡng da em bé trở nên mềm mại, khỏe mạnh hơn. 

Trị chàm

Hiện tượng bé bị chàm (viêm da cơ địa) rất phổ biến, đây là vấn đề rất đau đầu của các mẹ khi chăm sóc con trong giai đoạn sơ sinh. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc đặc trị, ba mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng sữa tắm thảo dược. Những dòng sản phẩm này có những tác dụng kỳ diệu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ nhỏ là do những thay đổi từ môi trường bên ngoài, cơ thể trẻ không thể phản ứng kịp với chúng. Vì thế dẫn tới hiện tượng da bắt đầu xuất hiện vùng da bị mẩn đỏ, nhiều nốt mụn và có nước như bị phỏng. Hoặc có thể là do việc dùng các sản phẩm tắm gội không phù hợp cũng là tác nhân gây ra chàm sữa. Vì thế, dùng các sản phẩm thảo mộc có khả năng diệt khuẩn là một các phòng và chống nhiễm trùng hiệu quả và an toàn nhất cho bé.

Đọc thêm: Nên Trị Rôm Sảy Bằng Lá Tắm Hay Sữa Tắm Trẻ Sơ Sinh?

Chăm Sóc Hoàn Hảo Với Các Dòng Mỹ Phẩm Dành Cho Da Nhạy Cảm

Da nhạy cảm là loại da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố từ môi trường hoặc thành phần mỹ phẩm không phù hợp. Việc chọn đúng sản phẩm chăm sóc là yếu tố then chốt để bảo vệ và cải thiện tình trạng da khó chiều này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những dòng mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm giúp chăm sóc da hoàn hảo.

1. Làm sạch da

Làm sạch là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da. Với da nhạy cảm, bạn nên ưu tiên các sản phẩm làm sạch có công thức dịu nhẹ, không chứa xà phòng hoặc hương liệu để tránh gây kích ứng.

– Sữa rửa mặt: Nên chọn các sản phẩm sữa rửa mặt không xà phòng và có pH cân bằng giúp làm sạch da mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.

– Nước tẩy trang: Loại sản phẩm này giúp loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm mà không gây khô hoặc rát da.

Trên thị trường hiện nay, Cetaphil Gentle Skin Cleanser là dòng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ được thiết kế đặc biệt cho da nhạy cảm. Công thức không gây kích ứng và khả năng làm sạch hiệu quả giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, phù hợp cho cả da nhạy cảm.

2. Dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm là bước quan trọng, đặc biệt khi làn da nhạy cảm thường dễ mất nước. Những sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm thường tập trung vào khả năng làm dịu và phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da.

Kem dưỡng không chứa hương liệu là lựa chọn lý tưởng cho da nhạy cảm, giúp cung cấp độ ẩm mà không gây kích ứng. Bên cạnh đó, các sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần làm dịu như glycerin, niacinamide hoặc panthenol giúp làm dịu và giảm viêm hiệu quả.

Dòng Cetaphil Daily Hydrating Lotion là một trong những sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm nổi bật với công thức dịu nhẹ, không gây nhờn rít và cung cấp độ ẩm suốt cả ngày, phù hợp cho cả da dầu nhạy cảm.

3. Bảo vệ da

Da nhạy cảm dễ bị tổn thương bởi tia UV và các yếu tố môi trường như ô nhiễm. Do đó, việc sử dụng mỹ phẩm tích hợp bảo vệ da là rất quan trọng.

Sản phẩm phục hồi: Các loại gel hoặc kem chứa chiết xuất lô hội, allantoin, giúp làm dịu da sau khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc các yếu tố kích thích khác.

Kem chống nắng: Nên chọn các sản phẩm chứa Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide, không chứa cồn và có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV

Đọc thêm: Điểm Danh Dấu Hiệu Bạn Nên Dùng Mỹ Phẩm Dành Cho Da Nhạy Cảm

Xu Hướng Chăm Sóc Da Mẫn Cảm Hiện Nay

Trong quá trình chăm sóc da, việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với tình trạng da là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có da mẫn cảm. Da mẫn cảm dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, khô ráp hay thậm chí là viêm nhiễm khi tiếp xúc với các thành phần hóa học mạnh. Vì vậy, việc sử dụng mỹ phẩm dành riêng cho da nhạy cảm đã trở thành xu hướng phổ biến hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc da một cách an toàn và hiệu quả.

1. Lợi ích của sản phẩm chăm sóc da mẫn cảm

Da mẫn cảm yêu cầu các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt, bởi nó dễ phản ứng với các yếu tố bên ngoài như thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường hoặc các thành phần hóa học trong mỹ phẩm thông thường. Những sản phẩm này thường được sản xuất với công thức dịu nhẹ, không gây kích ứng và không chứa các hóa chất mạnh như cồn, hương liệu hay paraben, giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra các vấn đề về da như mẩn đỏ hay khô ráp. Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp không chỉ giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại mà còn duy trì độ ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp làn da trở nên mềm mại và khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, các sản phẩm này thường có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên an toàn cho làn da mà không gây viêm nhiễm hay không gây tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Những sản phẩm cho da nhạy cảm thường được sản xuất với công thức dịu nhẹ

2. Xu hướng chăm sóc da mẫn cảm hiện nay

Sự ưa chuộng của các dòng sản phẩm chăm sóc dành cho da nhạy cảm không chỉ đến từ nhu cầu làm đẹp, mà còn từ sự hiểu biết ngày càng cao của người tiêu dùng về sự an toàn trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Với lối sống hiện đại, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều yếu tố gây hại cho da như ô nhiễm, bụi bẩn và tia UV. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng sản phẩm cho da nhạy cảm ngày càng tăng. 

Chăm sóc da mẫn cảm không chỉ là việc lựa chọn sản phẩm phù hợp mà còn là quá trình lắng nghe và hiểu làn da của chính mình. Việc chọn đúng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm sẽ giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh và giảm thiểu các vấn đề như viêm, kích ứng hoặc mụn.

Đọc thêm: Cetaphil – Thương Hiệu Nổi Bật Dành Cho Da Mẫn Cảm

Mắt trái giật: Điềm báo hay dấu hiệu sức khỏe?

Mắt trái giật: Điềm báo hay dấu hiệu sức khỏe?

“Mắt trái giật, hên hay xui?” – Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe câu hỏi này. Dân gian từ lâu đã quan niệm giật mắt, đặc biệt là mắt trái, là điềm báo cho những sự kiện sắp xảy ra. Cùng tìm hiểu xem hiện tượng này mang những ý nghĩa thú vị nào trong văn hóa dân gian và khoa học lý giải ra sao nhé!

Mắt trái giật cảnh báo điềm gì? 

Giật mắt trái thường được coi là một điềm báo trong dân gian, đặc biệt là với phụ nữ. Vậy giật mắt trái nữ báo điềm gì? Tùy vào thời điểm trong ngày mà hiện tượng này mang những ý nghĩa khác nhau: 

  • Sáng sớm (1-7h):
    • 1-3h: Có thể gặp chuyện không may trong gia đình hoặc tình cảm, công việc khó hoàn thành.
    • 3-5h: Tin vui về người thân, tài lộc trong kinh doanh.
    • 5-7h: Có người đang nhớ đến bạn.
    • 7-9h: Dễ xảy ra tranh cãi, thị phi.
  • Buổi sáng (9-13h):
    • 9-11h: Thuận lợi trong công việc, làm ăn.
    • 11-13h: Gặp người thân từ xa hoặc nhận tin vui.
  • Buổi chiều (13-17h):
    • 13-15h: Nhận quà hoặc được tỏ tình.
    • 15-17h: Có người đang nhắc đến bạn với niềm vui.
  • Buổi tối (17-23h):
    • 17-19h: Chuyện tình cảm khởi sắc.
    • 19-21h: Kế hoạch dự định sẽ sớm thành hiện thực.
    • 21-23h: Gặp gỡ bất ngờ hoặc có khách đến nhà.
  • Đêm khuya (23-1h):
    • Giật 1-3 lần: Có người đang nhớ bạn.
    • Giật 4-6 lần: Có thể bạn đang bị trách móc.
Theo dân gian, mắt trái giật có thể là điềm báo tương lai.

Mắt phải giật báo điềm gì? 

Cũng giống như hiện tượng mắt trái giật, quan điểm dân gian cũng cho rằng việc mắt phải giật liên tục là một điềm báo trước cho tương lai. Cùng xem xét ý nghĩa của nó theo từng khung giờ nhé:

Ban đêm (23h – 7h):

  • 23h – 1h: Sắp được mời ăn uống, tiệc tùng vui vẻ.
  • 1h – 3h: Có thể bạn đang bị trách móc vì thiếu quan tâm đến mọi người.
  • 3h – 5h: Gặp nhiều may mắn, đột phá trong công việc và cuộc sống, tài lộc tăng tiến.
  • 5h – 7h: Tin vui sắp đến, có thể là cơ hội tài lộc hoặc nhận được lợi ích bất ngờ.

Ban ngày (7h – 17h):

  • 7h – 9h: Cẩn thận lời ăn tiếng nói, tránh nóng nảy kẻo gặp xui xẻo, tranh cãi.
  • 9h – 11h: Dễ gặp chuyện không vui, tranh cãi trong các mối quan hệ.
  • 11h – 13h: Cẩn trọng trong mọi việc, có thể gặp xui xẻo về sức khỏe hoặc tiền bạc.
  • 13h – 15h: Gặp chuyện không vừa ý, có thể phải chi tiêu nhiều tiền bạc.
  • 15h – 17h: Tin vui trong chuyện tình cảm, có thể được người khác giúp đỡ, tặng quà.

Buổi tối (17h – 23h):

  • 17h – 19h: Vận trình sắp tới thay đổi theo hướng tích cực, có thể gặp gỡ người thân, bạn bè.
  • 19h – 21h: Sắp có chuyến đi xa, vui chơi thú vị.
  • 21h – 23h: Cẩn thận kẻo gặp tiểu nhân hãm hại, gây ảnh hưởng đến danh tiếng.

Mắt trái giật theo lý giải khoa học 

Giật mắt trái là hiện tượng mí mắt co thắt, chớp mắt liên tục một cách không chủ ý. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần trong ngày đôi khi có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nguyên nhân chính là do hoạt động bất thường của các cơ điều khiển mí mắt. 

Theo khoa học, mắt trái hay mắt phải giật thường xuyên có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Nguyên nhân gây giật mắt có thể bao gồm: 

  • Các yếu tố kích ứng mắt: Viêm nhiễm, dị ứng, khô mắt, kính áp tròng bẩn,…
  • Co giật cơ mắt: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường lành tính và liên quan đến mệt mỏi, căng thẳng, caffeine.
  • Co thắt mi mắt lành tính: Ít gặp hơn, khiến cả hai mắt nhắm lại hoặc co giật cùng lúc. Nguyên nhân có thể liên quan đến các nhóm cơ quanh mắt, hạch nền (một phần của não) hoặc yếu tố di truyền.
  • Các vấn đề về não hoặc hệ thần kinh (hiếm gặp): Bệnh Parkinson, tổn thương não, tác dụng phụ của thuốc, hội chứng Meige, bệnh đa xơ cứng, co giật nửa mặt, liệt Bell,…

Lưu ý: Vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh được sự tương quan giữa việc giật mắt trái với các điềm báo. Vậy nên, mọi người chỉ nên tham khảo những thông tin trên mà không nên để tâm lý bị chi phối vào chúng quá nhiều.

Một số lưu ý để khắc phục tình trạng giật mắt trái 

Mặc dù hiện tượng giật mắt trái nữ thường lành tính nhưng gây ra nhiều phiền toái. Để kiểm soát tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Loại bỏ các tác nhân kích ứng

  • Vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc nhỏ mắt (nếu cần) để làm sạch bụi bẩn, dị vật.
  • Hạn chế tiếp xúc: Tránh các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Chọn kính áp tròng phù hợp: Đảm bảo kính áp tròng sạch sẽ, đúng độ và được bảo quản đúng cách.

2. Thay đổi lối sống

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày), thư giãn mắt bằng cách chườm ấm, massage nhẹ nhàng.
  • Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, nghe nhạc…
  • Hạn chế chất kích thích: Giảm lượng caffeine, rượu bia, thuốc lá.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, bổ sung magie, kali, vitamin B (có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc…).

3. Điều trị y tế (khi cần thiết)

  • Khám bác sĩ chuyên khoa: Nếu giật mắt trái kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Bác sĩ có thể kê toa thuốc (như thuốc giãn cơ, thuốc an thần) hoặc chỉ định tiêm Botox để kiểm soát tình trạng co thắt cơ.

Kết luận

Mắt trái giật hay mắt phải giật ở nữ tuy là hiện tượng phổ biến và thường vô hại, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hiện tượng này, từ những quan niệm dân gian thú vị đến những giải thích khoa học chính xác. Hãy lắng nghe cơ thể, chăm sóc đôi mắt và đừng quên đi khám bác sĩ khi cần thiết nhé!

Nguồn tài liệu tham khảo: 

Eye Twitching: Causes, Associated Conditions & Treatment

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17663-eye-twitching

Ngày truy cập: 27/12/2024

Eye Twitching | Cedars-Sinai.

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/e/eye-twitching.html#

Ngày truy cập: 27/12/2024

Mắt trái giật là điềm gì? Lý giải các thời điểm mắt trái giật trong ngày – HelloBacsi

https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-tinh-than/mat-trai-giat-la-diem-gi-ly-giai-cac-thoi-diem-mat-trai-giat-trong-ngay/

Ngày truy cập: 27/12/2024

Mắt trái giật ở nữ là điềm báo gì? – HelloBacsi

https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-tinh-than/mat-trai-giat-o-nu-la-diem-bao-gi/

Ngày truy cập: 27/12/2024

Mẹ bầu thông thái: Nhận biết 10 dấu hiệu có thai sớm

Dấu hiệu có thai là những thay đổi về thể chất và tinh thần mà người phụ nữ có thể trải qua khi mang thai. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp chị em chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi ngay từ những ngày đầu.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ, từ những thay đổi nhỏ nhặt đến những triệu chứng rõ ràng hơn.

1. Dấu hiệu có thai sớm nhất: Trễ kinh

Trễ kinh thường là dấu hiệu có thai đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn và bạn trễ kinh hơn một tuần, khả năng mang thai là rất cao. Tuy nhiên, trễ kinh cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc các vấn đề sức khỏe.

Trễ kinh là dấu hiệu có thai phổ biến nhất

2. Thay đổi ở ngực

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể gây ra những thay đổi ở ngực như:

  • Căng tức ngực: Ngực có thể trở nên căng tức, nhạy cảm hơn khi chạm vào.
  • Nặng và đầy hơn: Ngực có thể cảm thấy nặng hơn và đầy đặn hơn.
  • Đau nhũ hoa: Nhũ hoa có thể trở nên đau và nhạy cảm hơn.
  • Thay đổi màu sắc quầng vú: Quầng vú có thể trở nên sẫm màu hơn.

3. Buồn nôn và nôn

Ốm nghén là một biểu hiện có thai phổ biến, thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Triệu chứng này có thể kéo dài suốt cả ngày, khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn ói, và khó chịu.

4. Mệt mỏi

Cơ thể bạn đang làm việc vất vả để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy cảm giác mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.

5. Đi tiểu thường xuyên

Khi mang thai, tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang, khiến bạn có cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi lượng nước tiểu không nhiều.

6. Thay đổi khẩu vị và khứu giác

Nhiều phụ nữ mang thai nhận thấy khẩu vị và khứu giác của họ thay đổi. Bạn có thể thèm ăn những món ăn mà trước đây bạn không thích, hoặc cảm thấy khó chịu với những mùi hương quen thuộc.

7. Chảy máu âm đạo

Triệu chứng có thai mà mẹ bầu cần lưu ý chính là chảy máu âm đạo nhẹ, thường được gọi là “máu báo thai”, khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt, và lượng máu ít hơn kinh nguyệt bình thường.

Chảy máu âm đạo nhẹ hay còn gọi là máu báo thai

8. Tăng nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể của bạn có thể tăng nhẹ khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố. Triệu chứng này cũng thường dễ bị nhầm lẫn với giai đoạn tiền kinh nguyệt, khi mà cơ thể chị em phụ nữ có sự thay đổi về hormone. 

9. Tâm trạng thay đổi

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Bạn có thể dễ xúc động, dễ cáu gắt, hoặc lo lắng hơn bình thường.

10. Đau bụng dưới

Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ, tương tự như đau bụng kinh. Đây là do tử cung đang giãn nở để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý: Cách nhận biết có thai hay không có thể khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ có thể trải qua nhiều triệu chứng rõ ràng, trong khi những người khác chỉ có một vài triệu chứng nhẹ. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy sử dụng que thử thai và đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu có thai

1. Khi nào thì các dấu hiệu có thai xuất hiện?

Các dấu hiệu có thai có thể xuất hiện sớm nhất là một tuần sau khi thụ thai, nhưng thường rõ ràng hơn vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ.

2. Làm thế nào để phân biệt dấu hiệu có thai với triệu chứng tiền kinh nguyệt?

Một số dấu hiệu có thai, như căng tức ngực, đau bụng dưới, và thay đổi tâm trạng, cũng có thể xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn trễ kinh và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, và đi tiểu thường xuyên, khả năng mang thai là rất cao.

3. Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ mình có thai?

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy sử dụng que thử thai và đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ xác định chắc chắn bạn có thai hay không và tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, và chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

4. Tất cả phụ nữ mang thai đều có các dấu hiệu này không?

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có đầy đủ các dấu hiệu này. Một số phụ nữ có thể trải qua nhiều triệu chứng rõ ràng, trong khi những người khác chỉ có một vài triệu chứng nhẹ.

5. Có những dấu hiệu có thai nào nguy hiểm không?

Một số dấu hiệu có thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu âm đạo nhiều, đau bụng dữ dội, hoặc sốt cao. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Kết luận

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu có thai giúp chị em chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy sử dụng que thử thai và đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Tài liệu tham khảo: 

Pregnancy – signs and symptoms – Better Health Channel

ttps://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

Ngày truy cập: 27/12/2024

Signs and symptoms of pregnancy – NHS

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

Ngày truy cập: 27/12/2024

Symptoms of pregnancy: What happens first – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

Ngày truy cập: 27/12/2024

Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Lần Đầu Tiên

Tắm cho con là công việc được nhiều ba mẹ quý trọng bởi vì đây là thời gian tuyệt vời để gắn kết, giúp thành viên nhỏ trong gia đình của bạn tận hưởng cảm giác nước ấm trên da của mình. Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như đơn giản này lại là vấn đề khiến cho không ít ba mẹ bối rối, thậm chí là lo lắng, đặc biệt là trong lần tắm đầu tiên cho bé. Hãy cùng tham khảo những lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh ngay tại đây!

1. Trẻ sơ sinh tắm lần đầu khi nào?

Thời điểm tắm lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh đã được thay đổi trong vài năm qua. Trong khi hầu hết các cơ sở vẫn thường tắm cho bé trong vòng một hoặc hai giờ sau khi sinh, nhiều cơ sở đang thay đổi thời điểm tắm lần đầu cho trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên tắm lần đầu cho trẻ sơ sinh vào khoảng 24 giờ sau khi sinh.

2. Lưu ý về cách tắm lần đầu cho trẻ sơ sinh 

Trẻ sơ sinh không cần tắm thường xuyên bởi trẻ hiếm khi đổ mồ hôi hoặc bị bẩn ở thời điểm này. Ba mẹ nên cho trẻ sơ sinh tắm từng phần cho đến khi cuống rốn rụng đi, thông thường là sau khi trẻ được khoảng một hoặc hai tuần tuổi. Tắm từng phần cũng giống như việc tắm thông thường, chỉ khác là bạn không cho trẻ vào nước. Mẹo an toàn khi tắm cho bé:

Cetaphil sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ

Chuẩn bị sẵn một chậu nước, một chiếc khăn ẩm được tráng trong nước không có xà phòng, một chiếc khăn khô cho bé. Đặt bé trên một bề mặt phẳng thoải mái cho cả ba mẹ và bé như giường, bàn thay đồ hoặc quầy bên cạnh bồn rửa tay. Phủ lên các bề mặt cứng bằng khăn lông mịn hoặc chăn. Nếu bé ở trên bề mặt cao hơn sàn nhà, hãy luôn giữ một tay của bé hoặc sử dụng dây đeo an toàn để tránh bị ngã.

Bắt đầu dùng khăn ẩm để rửa mặt bé và lưu ý cẩn thận không để nước vào mắt hoặc miệng bé. Sau đó, nhúng khăn vào chậu nước trước khi rửa phần còn lại của cơ thể bé.

Lưu ý giữ ấm cho bé bằng cách quấn trẻ trong một chiếc khăn khô và chỉ để hở những phần cơ thể mà ba mẹ đang rửa cho bé. Đặc biệt chú ý đến các kẽ dưới cánh tay, sau tai, quanh cổ và đặc biệt là ở vùng sinh dục đối với bé gái.

Đọc thêm: Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết

Cách Đọc Bảng Thành Phần Sữa Tắm Trẻ Em (P2)

Đối với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, một trong những điều khiến ba mẹ cực kỳ quan tâm là thành phần sữa tắm phù hợp dành cho con. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cùng bạn tìm hiểu cách đọc thành phần sữa tắm trẻ em để lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp với con trẻ.

Chất tạo mùi

Thông thường, các loại sữa tắm trên thị trường hiện nay hay sử dụng thêm chất tạo mùi  hay được gọi là hương liệu để tạo hương thơm cho sản phẩm. Tuy nhiên, thành phần này có thể khiến khô da và da bị kích ứng đối với trẻ em. Một số thương hiệu chứa chất Phthalates thậm chí có thể làm thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sinh sản của bé.

Thành phần được hạn chế trong sản phẩm dùng cho bé

Do đó, khi chọn sữa tắm dành cho con, ba mẹ nên chọn những loại sữa tắm có chứa tinh dầu thiên nhiên tốt và an toàn nhất. Nếu lựa chọn sản phẩm có hương liệu, ba mẹ nên biết rõ sự minh bạch của nguyên liệu, thành phần sữa tắm tạo hương thơm để giữ an toàn cho làn da và sức khỏe của bé.

Chất tạo màu

Các nhà sản xuất thường thêm chất tạo màu vào sữa tắm để sản phẩm trở nên đẹp mắt hơn. Tuy nhiên da trẻ nhỏ còn rất mỏng manh nên dễ bị nổi mẩn, kích ứng và khô da, … khi tiếp xúc với những thành phần không phù hợp có trong sữa tắm này. Do đó ba mẹ nên chọn cho bé những sản phẩm không chứa chất tạo màu để đảm bảo an toàn cho bé.

Chất bảo quản

Đây cũng là một trong những thành phần có trong sữa tắm rất cần thiết để giữ sản phẩm bảo quản được lâu hơn và ngăn ngừa sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn, … làm hư hỏng sữa tắm. Ba mẹ nên tránh những sản phẩm sữa tắm có chứa chất bảo quản cho con như Methylisothiazolinone, Parabens, Methylchloroisothiazolinone, … Đây đều là những chất thường gặp trong các sản phẩm dầu gội và sữa tắm. Trong đó, chất Parabens có hoạt tính gần giống hormone estrogen nên có thể gây rối loạn nội tiết tố, đồng thời tăng nguy cơ ung thư vú, viêm biểu bì da, loãng xương và giảm khả năng sinh sản ở nam giới, …

Đọc thêm: Cách Đọc Bảng Thành Phần Sữa Tắm Trẻ Em (P1)

Sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính mẹ nên mua

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy việc chọn sữa tắm trẻ sơ sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Một sản phẩm lành tính không chỉ giúp làm sạch nhẹ nhàng mà còn bảo vệ làn da bé yêu khỏi kích ứng, giữ cho bé luôn thoải mái. Tuy nhiên, giữa vô vàn lựa chọn trên thị trường, đâu mới là sản phẩm an toàn và đáng tin cậy? Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chí và gợi ý trong bài viết này nhé.

1. Vì sao mẹ nên chọn sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính?

Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn da người lớn tới 30% và chưa phát triển hoàn thiện lớp màng bảo vệ. Nếu sử dụng các loại sữa tắm thông thường, da bé có thể bị khô, kích ứng hoặc gặp các vấn đề như mẩn đỏ, viêm da. Sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính được thiết kế riêng với các thành phần dịu nhẹ, không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

Những sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn giữ ẩm, làm dịu và bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Đây chính là lý do các mẹ nên ưu tiên chọn sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh thay vì dùng các sản phẩm thông thường.

2. Tiêu chí lựa chọn sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính

a. Thành phần tự nhiên, không hóa chất độc hại

Hãy ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên như lô hội, yến mạch, hoặc hoa cúc. Những thành phần này không chỉ làm dịu da mà còn giúp giữ ẩm và bảo vệ làn da bé. Tránh xa các sản phẩm chứa paraben, sulfate, hoặc hương liệu nhân tạo vì chúng dễ gây kích ứng.

b. Được kiểm nghiệm da liễu

Một sản phẩm lành tính cần được ghi rõ “Dermatologically Tested” (được kiểm nghiệm da liễu) hoặc “Hypoallergenic” (không gây dị ứng) để đảm bảo an toàn.

c. Độ pH cân bằng

Làn da của trẻ sơ sinh có độ pH tự nhiên từ 5,5 đến 6,0. Việc chọn sữa tắm trẻ sơ sinh có độ pH cân bằng giúp bảo vệ lớp màng axit tự nhiên trên da bé.

3. Gợi ý các dòng sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính mẹ nên mua

a. Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo

Cetaphil là thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn. Dòng sữa tắm gội này có chiết xuất từ hoa cúc, không chứa xà phòng hay chất tạo màu, giúp bảo vệ da bé khỏi kích ứng.

Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo là thương hiệu nổi tiếng và an toàn

b. Aveeno Baby Wash & Shampoo

Aveeno sử dụng yến mạch tự nhiên làm thành phần chính, giúp dưỡng ẩm và làm mềm da. Sản phẩm này không chứa hóa chất mạnh, thích hợp cho bé có làn da khô hoặc nhạy cảm.

c. Johnson’s Baby Top-to-Toe Wash

Dòng sản phẩm này nổi tiếng với công thức không cay mắt, dịu nhẹ và phù hợp để dùng cho cả tắm và gội. Đây là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bỉm sữa.

d. Chicco Baby Moments Gentle Body Wash

Chicco Baby Moments được sản xuất với tiêu chuẩn châu Âu, chứa các thành phần tự nhiên như glycerin và yến mạch, giúp làm sạch mà không gây khô da bé.

4. Lưu ý khi sử dụng sữa tắm trẻ sơ sinh

  • Thử nghiệm trước: Trước khi sử dụng sản phẩm mới, mẹ nên thử một lượng nhỏ lên vùng da nhỏ của bé để kiểm tra phản ứng.
  • Sử dụng đúng lượng: Không cần dùng quá nhiều sữa tắm trẻ sơ sinh, chỉ cần lượng vừa đủ để làm sạch nhẹ nhàng.
  • Rửa sạch sau khi tắm: Đảm bảo mẹ rửa sạch sản phẩm trên da bé để tránh tình trạng dư thừa gây kích ứng.

Lựa chọn sữa tắm trẻ sơ sinh lành tính không chỉ giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé mà còn mang lại sự yên tâm cho mẹ trong hành trình chăm sóc con. Những sản phẩm như Cetaphil, Aveeno, Johnson’s Baby hay Chicco đều là những lựa chọn đáng tin cậy để các mẹ tham khảo. Hãy luôn chú ý đến thành phần, độ pH và chứng nhận an toàn khi chọn sữa tắm cho bé. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Đọc thêm: Bé bị dị ứng với sữa tắm trẻ sơ sinh nào?