Nên Đưa Con Đến Cơ Sở Y Tế Ngay Khi Trẻ Sốt Cao Không Hạ

Trẻ con ốm vặt là điều bình thường mà hầu như ở giai đoạn nào của tuổi trưởng thành các bé đều trải qua. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao không hạ liên tục quá 3 ngày không khỏi thì lại đáng lo ngại và khiến các bậc phụ huynh bối rối trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị sốt kéo dài là gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sốt cao không hạ

Hầu hết các trường hợp trẻ sốt cao không hạ là do cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng (do vi trùng hay ký sinh trùng gây ra). Có những cơn sốt không do nhiễm trùng như sau khi tiêm phòng, mọc răng. Sau đây là những loại sốt mà các bậc cha mẹ cần ưu tiên trên hết:

– Sốt xuất huyết: các bé sẽ sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo các chấm hay mảng xuất huyết dưới da. Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ bị chảy máu mũi, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

Cha mẹ nên theo dõi con để đưa con đi khám kịp thời

Sốt siêu vi: một số dấu hiệu đặc trưng của sốt siêu vi như chảy nước mắt, đỏ mắt, mắt có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, chảy máu mũi, nổi ban hay bóng nước…Ban do siêu vi thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm và ở giai đoạn trẻ bắt đầu hồi phục.

Sốt do viêm tai: chúng ta để ý sẽ thấy những tác động vật lý rất rõ từ bé như kéo tai, ngoáy tay vào tay. Bên cạnh những biểu hiện thông thường như: sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ.

– Sốt do viêm phổi: virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, bao gồm: rhinovirus, virus cúm (cúm A, B), adenovirus, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và virus parainfluenza. Bé thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Môi và chân bé sẽ tím tái lại khi trở nặng. 

– Sốt do covid-19: các bậc phụ huynh cần sử dụng que test ngay khi bé gặp các triệu chứng sau: Thở nhanh và gắng sức. Nếu có máy đo SpO2 thì <95% kèm thở mệt, Lừ đừ, tiếp xúc chậm hoặc lừ đừ, than đau tức ngực (bé lớn). Ngoài ra bé nôn ói liên tục, môi và móng tay tím tái không ăn uống được gì.

Khi nào đưa trẻ đi khám bệnh

Trong trường hợp trẻ sốt cao không hạ, sốt kéo dài, sốt uống thuốc không hạ và có những biểu hiện bất thường thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Xin chúc cho các trẻ nhỏ luôn được tình yêu và sự chăm sóc tốt đẹp nhất từ cha mẹ các bé.

Đọc thêm: Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm Khi Trẻ Sốt Cao Không Hạ

Dinh dưỡng thế nào để hạ sốt cho trẻ mọc răng

Trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ngoài những phương pháp bên ngoài như chườm mát, lau nước ấm… để hạ sốt cho trẻ mọc răng, liệu chế độ dinh dưỡng có hỗ trợ được gì trong vấn đề này hay không? Cần lên chế độ ăn cho bé như thế nào trong giai đoạn này cho phù hợp? Cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ sốt mọc răng nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào? 

Khi mọc răng,  tình trạng sưng lợi gây đau sẽ khiến trẻ quấy khóc và biếng ăn. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ nên chuẩn bị cho trẻ để đảm bảo con vẫn đủ dinh dưỡng: 

Thực phẩm giàu canxi

Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên xương và răng, canxi là khoáng chất cần được bổ sung cân đối và đầy đủ trong chế độ ăn uống của trẻ trong giai đoạn này. Thực phẩm giàu canxi có thể nhắc đến là sữa và những chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn các loại hải sản như tôm, cua, … đều là những thực phẩm giàu canxi.

Chế độ ăn uống cho bé sốt khi mọc răng

Thực phẩm giàu magie

Là một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ vitamin D được tốt hơn và tăng cường chức năng trao đổi canxi, magie là một trong những chất cần thiết và quan trọng nên được bổ sung trong quá trình mọc răng ở trẻ. Những thực phẩm giàu magie  bao gồm tôm, cá, các loại rau xanh và các loại hạt.

Thực phẩm giàu vitamin C

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động nhằm chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng và giúp nhanh chóng giảm sốt cho bé hơn. Những loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến bao gồm: cam, chanh, cà chua…

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A không chỉ được biết đến với những công dụng có lợi cho mắt mà còn giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Những loại thực phẩm như trứng, sữa, các loại rau củ có màu đỏ/ vàng sẽ là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ

Đọc thêm: Phương pháp hạ sốt cho trẻ mọc răng an toàn và hiệu quả

Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Trẻ Sốt Cao 40 Độ Không Hạ

Thân nhiệt bình thường ở trẻ em nằm trong khoảng 37 đến 37,5 độ C nhưng khi lên đến 38 độ C là đã bị sốt, nghĩa là cơ thể của trẻ đang bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy…

Với mức độ sốt nằm trong khoảng 38 đến 38,5 độ C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc nghiêm trọng nhất là tử vong…

Vì vậy, ngoài việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc ra, thì bố mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc khi trẻ sốt cao 40 độ không hạ

Bố mẹ chăm sóc bé đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng sốt cho bé

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao

  1. Khi trẻ lên cơn sốt cao 40 độ, mẹ cần làm những việc sau:
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đúng liều lượng theo bác sĩ).
  • Bù nước cho trẻ.
  • Cho trẻ tắm nước ấm hoặc lau mát cho trẻ để hạ nhiệt.
  • Không tắm nước lạnh, chườm đá hoặc cồn. Những chất này làm mát da nhưng làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Không đắp chăn khi trẻ bị sốt ớn lạnh vì càng đắp chăn thân nhiệt sẽ càng cao, khiến trẻ càng lạnh thêm.
  1. Mẹ nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn gì?
  • Trẻ sốt cao 40 độ nên ăn các thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa như cháo, ngũ cốc, sữa… hoặc một số loại trái cây như chuối, đu đủ, cam…
  • Ngoài ra, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, ít béo và không cay.
  • Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi trẻ sốt, mẹ không nên ép trẻ ăn nếu bé không ăn nổi.
  1. Mẹ hãy nhẹ nhàng với trẻ nếu trẻ khóc hoặc khó chịu.
  2. Mẹ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều. Tuy không cho trẻ nằm trên giường cả ngày, nhưng trẻ sốt cần phải được thư giãn. Tốt hơn hết là mẹ không nên để trẻ bị sốt đi học hoặc nhà trẻ. 

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bố mẹ các thông tin hữu ích. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Đọc thêm: Phải làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ không hạ?

Trẻ Sốt Cao Không Hạ: Cách Chăm Sóc Trẻ Mắc Covid -19 Tại Nhà

Trong giai đoạn mà tất cả học sinh và trẻ em được đến trường để vui chơi, học tập và gặp bạn bè, việc trẻ bị nhiễm Co-vid 19 đặc biệt là chủng Omicron rất cao. Trong quá trình phát bệnh, sẽ xuất hiện hiện tượng trẻ sốt cao không hạ khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy ba mẹ cần làm gì để hạ sốt cho trẻ, cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Sai lầm của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ F0

Các bậc cha mẹ thường hay hỏi người thân hay hàng xóm về toa thuốc của các bé khác đã khỏi Co-vid 19. Tuy nhiên, có một vài trường hợp trẻ uống không đủ liều hoặc quá liều vì cân nặng của con mình khác với cân nặng của trẻ đó.

 Ngoài ra, ba mẹ còn ủ ấm cho con vì lo rằng con sẽ bị lạnh nhưng làm điều này sẽ càng tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ. Lúc này, việc thải nhiệt ra ngoài của bé là việc quan trọng nên các bậc phụ huynh hãy cho con mình mặc đồ thoải mái.

Ba mẹ nhớ đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên nhé!

Cách chăm sóc trẻ F0

Ba mẹ có thể dùng Paracetamol liều từ 10-15 mg/kg/lần để hạ sốt khi nhiệt độ trẻ từ 38.5 độ trở xuống. Nếu trẻ tiếp tục sốt, có thể lặp lại mỗi giờ 4 giờ hoặc 6 giờ và lưu ý tổng  liều thuốc không quá 60 mg/kg/lần.

Cho trẻ uống nước trái cây, Oresol hoặc đơn giản nhất là cung cấp đầy đủ nước tốt cho trẻ. Tuyệt đối không dùng các loại nước có ga, nước ngọt hoặc các loại nước ép đóng chai công nghiệp để bù nước cho trẻ.

Trong quá trình trẻ mắc Covid-19, trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng như ho, ngạt mũi, tiêu chảy. Ba mẹ có thể dùng thuốc điều trị theo từng triệu chứng khi cần thiết nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy những dấu hiệu sau đây

Trẻ ăn uống không được và nôn ói liên tục.

Bé cảm thấy tức ngực. Môi và móng tay tím tái.

Máy đo SpO2 thì <95%, gặp nhiều khó khăn trong việc hô hấp.

Bé lừ đừ, lơ mơ hoặc tiếp xúc chậm.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dự trữ những loại thuốc sau đây ở nhà: Thuốc hạ sốt (Paracetamol), nước muối sinh lý, gói dung dịch điện giải Oresol, mật ong, gừng, xã và chanh 

Đọc thêm: Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sốt Cao Không hạ, Những Điều Ba Mẹ Cần Biết

Hạ sốt cho trẻ mọc răng có khó như bạn nghĩ?

Thông thường, trẻ em trong giai đoạn mọc răng sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như đau hay sốt. Trong những tình huống này, bố mẹ cần biết được một vài những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giúp hạ sốt cho trẻ mọc răng.

Sốt khi mọc răng

Sốt được xem là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, chứ không phải hiện tượng khi trẻ mọc răng. Khi mọc răng (đặc biệt ở thời điểm từ 6 đến 12 tháng tuổi) thì tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra dẫn đến sốt, được gọi là sốt do mọc răng. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng được giải thích là do:

– Từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời điểm trẻ hay có thói quen đưa vào miệng ngậm, mút và nhai những đồ vật xung quanh. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những mầm bệnh từ môi trường bên ngoài có thể tiếp xúc với trẻ gây nên tình trạng nhiễm trùng.

– Từ 6 đến 12 tháng tuổi là ,những kháng thể do mẹ truyền sang khi sinh sẽ mất dần khiến hệ thống miễn dịch của bé trong giai đoạn này rất yếu, làm giảm sức đề kháng với những tác nhân gây bệnh ở môi trường xung quanh.

Bé dễ sốt khi mọc răng do sức đề kháng yếu

Làm gì khi trẻ sốt khi mọc răng?

Vì sốt do mọc răng là biểu hiện chứng tỏ cơ thể của trẻ đang phản ứng chống lại sự nhiễm trùng diễn ra bên trong nên được xem là một tình trạng tự nhiên mà các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, vẫn nên có một vài phương pháp hỗ trợ để giúp trẻ thoải mái hơn và hạn chế sự khó chịu như cho trẻ dùng thuốc Acetaminophen hàm lượng phù hợp với độ tuổi và trọng lượng theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn mặc quần áo thoáng mát, thoải mái để thoát nhiệt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạn chế cho bé ngậm, cắn hoặc đưa vào miệng các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bé. Một điều cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này đó là phải bổ sung nước và các vitamin/ khoáng chất thật nhiều cho trẻ, tránh để trẻ bị kiệt sức do mất nước và thiếu chất. 

Đọc thêm: Hạ sốt cho trẻ mọc răng như thế nào cho hiệu quả?

Xử trí như thế nào khi trẻ sốt cao 40 độ không hạ?

Mặc dù trẻ bị cảm sốt là những chuyện thường gặp và bé có thể tự khỏi nếu có phương pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên khi trẻ sốt cao 40 độ không hạ và kéo dài, các bậc phụ huynh thường có phương pháp xử trí nhanh chóng để tránh những hệ quả nghiêm trọng. Hãy cùng bài viết khám phá chủ đề này nhé!

Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

– Trẻ hơn 2 tuổi và bị sốt không hạ liên tiếp từ 48-72 giờ.

– Trẻ sốt cao trên 40ºC.

– Trẻ quấy khóc, bứt rứt, mệt mỏi, kiệt sức, ngủ li bì.

– Trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa, cứng cổ

– Trẻ co giật, tím tái, khó thở.

– Các triệu chứng khác cho thấy trẻ mắc phải một căn bệnh cần điều trị, chẳng hạn như đau họng, đau tai, ho…

– Có phát ban đỏ hoặc xuất hiện vết bầm tím.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Những lưu ý khi chăm trẻ bị sốt cao

Khi bé bị sốt cao không hạ, các phụ huynh có thể làm theo những hướng dẫn sau để chăm sóc bé: 

– Cho bé uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ (Lưu ý: Trẻ dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kì loại thuốc hạ sốt nào trừ khi có chỉ định của bác sĩ)

– Cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nơi bé nằm cần được đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ. Tránh quá nóng hoặc nơi có gió lùa

– Không cởi quần áo hoặc đắp quá nhiều lớp chăn cho bé

– Theo sát trẻ và thường xuyên đo nhiệt độ của bé để có phương án xử trí kịp thời

– Bổ sung nước, chất điện giải và các vitamin/ khoáng chất để tăng sức đề kháng của bé

– Tránh cho bé hoạt động nhiều, vận động mạnh hoặc xem ti vi/ thiết bị điện tử vì sẽ khiến bé bị mệt mỏi và mất sức

– Cho trẻ ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, súp… Tránh những món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chiên rán 

– Không thực hiện xông hơi, giác hơi, cạo gió cho bé để tránh làm tổn thương và khiến tình trạng của bé thêm nặng nề hơn

– Kiểm tra thường xuyên cơ thể của bé để kịp thời phát hiện khi có những triệu chứng bất thường.

Đọc thêm: Những nguyên nhân khiến trẻ sốt cao 40 độ không hạ

Trẻ Bị Sốt Không Rõ Nguyên Nhân Ba Mẹ Cần Lưu Ý Nhé!

Trẻ bị sốt và nếu được chăm sóc đúng cách thì sẽ khỏe lại sau vài ngày. Sau đây là 1 một số tác nhân hình thành nguyên nhân trẻ bị sốt ở trẻ như là sốt do mọc răng, sốt xuất huyết, sốt phát ban,… Tuy nhiên ba mẹ thường cảm thấy lo lắng khi con đang khỏe mạnh mà đột nhiên bị sốt, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để đổi phó những những triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân nhé!

Sốt có nguy hiểm cho trẻ?

Sốt là phản ứng tự nhiên cho thấy con trẻ đang phải chống chọi với sự xâm nhập từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc là các tác nhân tự bên ngoài. Sốt có thể sẽ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì không xác định được đúng nguyên nhân dẫn đến việc chăm sóc không đúng cách có thể làm bệnh tình của con thêm tệ.

Nhiều bậc phụ huynh còn coi sốt là chuyện sớm muộn gì thì trẻ cũng sẽ tự khỏi thôi, chỉ là do trẻ đi ngoài trời nắng thì nóng lên một chút. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu tuyệt đối ba mẹ không được bỏ qua vì nhiều thực tế cho chứng minh rằng, việc sốt không rõ nguyên nhân có thể dẫn tới những căn bệnh trầm trọng, tệ hơn là tử vong.

Ba mẹ hãy cố gắng chăm sóc con để con mau khỏe nhé!

Tại sao không xác định được nguyên nhân sốt ở trẻ?

Sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ được chia làm 3 trường hợp sau:

  • Sốt trên 3 ngày mà không tìm ra được nguyên nhân.
  • Bé tiếp xúc với nhiều người bệnh khác nhau.
  • Thời tiết thất thường dẫn đến đến hệ miễn dịch kém.

Những triệu chứng như ho, sổ mũi, chán ăn, đau nhức tay chân, phát ban,… sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân dễ hơn và từ đó ba mẹ sẽ có cách chăm sóc thích hợp, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị sốt và không kèm theo triệu chứng rõ ràng sẽ có 2 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng sốt ở trẻ sau đây: sốt do nhiễm trùng và sốt do những nguyên nhân khác như là tiêm chủng, cảm nắng, cảm lạnh,…

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt ko rõ nguyên nhân?

Nước chiếm khoảng từ 55% đến 60% trọng lượng cơ thể của trẻ nên cho trẻ uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất khi trẻ bị sốt. Tắm bằng nước ấm nghe có vẻ điên rồ nhưng lại là cách giúp cho trẻ đào thải độc tố thông qua làn da.

Để giúp cho cơ thể tỏa bớt nhiệt thì ba mẹ hãy cho con mặc đồ mỏng và thoải mái, tuyệt đối không được trùm kín hay mặc nhiều lớp. Khi con sốt trên 38.5 độ, thì ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất hoặc sử dụng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ.

Đọc thêm: Nguyên Nhân Trẻ Bị Sốt: Những Điều Cần Lưu Ý

Những Cách Hạ Sốt Khi Trẻ Mọc Răng An Toàn Tại Nhà

Sức đề kháng của mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi không giống nhau. Vì vậy, các chuyên gia đã đề xuất cho các bậc phụ huynh những cách hạ sốt khi trẻ mọc răng để có thể đem lại kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.

Cho trẻ uống nhiều nước

Một trong những cách hạ sốt đơn giản và nhanh cho trẻ nhất chính là cho trẻ uống nhiều nước. Khi bị sốt, thân nhiệt tăng cao sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị mất nước. Để ngăn chặn tình trạng này, bố mẹ nên khuyến khích bé uống càng nhiều nước càng tốt.

Thông thường trẻ đang bị sốt sẽ không có cảm giác đói, do đó, bạn không nên ép bé ăn mà thay vào đó bạn có thể cho bé uống sữa để thay thế. Những bé lớn hơn có thể ăn súp, cháo hoặc những món dạng lỏng. Các món này có thể đồng thời vừa cân bằng mật độ chất lỏng trong cơ thể vừa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ không thể uống nước quá 1 giờ hoặc không muốn, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn biện pháp khắc phục.

Bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi khi sốt trong giai đoạn mọc răng

Để trẻ nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là một cách giúp trẻ hạ sốt nhanh và hạ sốt cho trẻ đơn giản. Hầu hết trẻ nhỏ đều cảm thấy đau nhức, mệt mỏi khi cơn sốt hoành hành. Trong thời gian này, bố mẹ nên để cho bé nghỉ ngơi. Khi cơn sốt đã giảm nhẹ và thân nhiệt quay lại mức bình thường trong 24 giờ, trẻ có thể đi học và tham gia các hoạt động khác.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Cách thứ ba để giảm sốt nhanh cho trẻ là chú ý vấn đề quần áo của trẻ. Mặc dù trẻ có thể cảm thấy lạnh khi bị sốt nhưng việc bao bọc trẻ bằng nhiều lớp vải dày không phải là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Các lớp vải dày sẽ ngăn chặn quá trình thân nhiệt giảm xuống mức bình thường. Trường hợp bé bị sốt nhẹ và vẫn có thể vui chơi, sinh hoạt, ăn uống như mọi ngày, bố mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo rộng rãi để cơ thể tỏa bớt nhiệt và giúp bé giảm sốt nhanh chóng.

Đọc thêm: Cách Hạ Sốt Khi Trẻ Mọc Răng Hiệu Quả

Các Giai Đoạn Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Tay Miệng

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng thường sẽ được nhận biết thông qua từng giai đoạn khác nhau. Thông thường sẽ chia ra thành những giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Khoảng từ 3 đến 7 ngày, bệnh sẽ không có dấu hiệu không rõ rệt. Chính điều này khiến cho các ông bố bà mẹ cảm thấy chủ quan hay nhầm lẫn với những căn bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Một số dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn ủ bệnh của trẻ là: Tình trạng biếng ăn kéo dài; Tiêu chảy ở một dạng nhẹ; Xuất hiện các cơn sốt nhẹ, thoáng qua; Đau họng và miệng sẽ tiết ra chất nước bọt liên tục. Ở một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ hoặc hàm dưới

Giai đoạn khởi phát

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày đầu khởi phát bệnh, bề mặt làn da của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính từ 2 đến 3 mm. Những nốt ban này cũng có thể phát triển ở bất cứ nơi nào và thường tập trung nhất ở vùng lòng bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng. Ngoài ra, chúng sẽ tiến triển thêm thành những nốt ban đỏ ở dạng phỏng nước.

Bệnh tay chân miệng gây nên những vết loét trên miệng

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của bệnh tay chân miệng kéo dài khoảng từ 3 đến 10 ngày với các dấu hiệu điển hình có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như: Toàn thân nổi những nốt phát ban ở dạng phỏng nước, loét ở miệng, trẻ dễ bị sốt cao hay nôn ói.

Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể gặp những nguy cơ mắc phải các biến chứng liên quan đến hệ hô hấp, thần kinh và tim mạch.

Những vết loét ở trong khoang miệng khiến trẻ bé lười ăn bởi tình trạng đau rát. Bởi vậy, các mẹ cần cho trẻ sử dụng những loại thức ăn nằm ở dạng lỏng, dễ nuốt và giúp thuận tiện cho việc tiêu hóa giúp trẻ cảm thấy ăn được một cách thoải mái, hạn chế tình trạng đau rát trong quá trình ăn.

Hy vọng rằng thông tin về những dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đọc thêm: Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Tay Miệng

Triệu Chứng Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Là Do Bệnh Gì?

Ngoài các bệnh về đường hô hấp, trẻ nhỏ cũng hay gặp phải một số các bệnh về đường ruột, tiêu hóa. Một trong những bệnh đường ruột thường gặp ở các bé nhỏ chính là bệnh tiêu chảy, gây ra tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi thấy tình trạng sốt và tiêu chảy ở trẻ em, bố mẹ phải cảnh giác, tuyệt đối sẽ không được chủ quan.

Sốt và tiêu chảy ở trẻ là bệnh gì?

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng bị tiêu chảy ở trẻ. Đây là hiện tượng trẻ đi ngoài có phân dạng lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn khoảng 2 lần trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài tiêu chảy nhiều lần, phân nằm ở dạng lỏng, thậm chí có thêm chất nhầy.

Thông thường, trẻ bú mẹ có thể sẽ đi ngoài vào mỗi ngày khoảng từ 5 – 7 lần. Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy cũng sẽ có dạng sệt, lợn cợn, có màu xanh, có mùi chua và đi ngay sau khi bú. Khi tiêu chảy, trẻ nhỏ bú mẹ thường không sốt, bú nhiều hơn bình thường, vẫn chơi đùa vui vẻ.

Trường hợp các con yêu đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ ngày nhưng đặc điểm phân bình thường, không thay đổi về tính chất, màu sắc hay mùi thì mẹ không thể coi là tình trạng tiêu chảy. Có thể hôm đó con yêu ăn nhiều hơn một chút so với bình thường.

Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt

Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt 

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng đi ngoài kèm theo sốt:

Bù điện giải 

Khi các hiện tượng đi ngoài, sốt cao, tiêu chảy kéo dài, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước. Do đó, người bệnh sẽ rất cần được bù điện giải để lấy lại lượng năng lượng và chất dinh dưỡng. Nên bổ sung đồ uống chứa nhiều chất điện giải như là nước dừa, sữa, nước ép trái cây, các loại thuốc uống cấp điện giải như là Oresol,… 

Thay đổi chế độ ăn uống 

Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách điều trị tình trạng sốt tiêu chảy hiệu quả. Người bệnh nên tránh ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Cụ thể như món nếp, hải sản, đồ chiên xào, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo ngọt…

Tham khảo thêm bài viết: Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Là Hiện Tượng Không Hiếm Gặp