Cơ Hội Phát Triển Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy

Theo dự báo của Hiệp hội Bột giấy, trong 5 – 10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng các loại giấy của Việt Nam sẽ tăng 8% – 10%/năm, đặc biệt giấy bao bì đóng gói sẽ tăng khoảng 20%. Đây là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất giấy.

Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Lee & Man

Trong giai đoạn 2016 – 2019, nhu cầu về giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất tăng trưởng bình quân 30,3%/năm; thu gom giấy thu hồi trong nước tăng trưởng 18,5%/năm; nhập khẩu giấy thu hồi tăng trưởng 42,8%/năm. Giấy thu hồi có vai trò rất quan trọng, là nguyên liệu không thể thay thế trong sản xuất giấy của Việt Nam. Sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất giấy các loại đạt tỷ lệ 87%, tính riêng trong sản xuất giấy bao bì đạt đến 98%.

Công ty giấy Lee & Man, chính thức hoạt động tại tỉnh Hậu Giang từ năm 2017 và bước đầu tuy phải đối diện với các thách thức khó tránh khỏi về vận hành và môi trường, nhưng công ty đã ghi nhận những đóng góp và liên tục cải thiện khâu xử lý, chính sách hoạt động. Qua đó, doanh nghiệp giấy này đã chứng minh những nỗ lực của mình và trở thành một trong Top 100 doanh nghiệp bền vững tổ chức bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và VCCI.

Hoạt động thu gom trong nước đã phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên tăng trưởng mạnh về sản xuất trong ba năm gần đây, đặc biệt là giấy bao bì dẫn đến tỷ lệ thu gom trong nước không theo kịp với sản xuất bao bì giấy. Tỷ lệ thu gom nội địa năm 2018 mới đạt 39% tổng lượng giấy tiêu dùng trong nước và chỉ đáp ứng 43% nhu cầu sản xuất, nhập khẩu giấy thu hồi chiếm tỷ trọng 57%.

Thừa hưởng sự đầu tư có trách nhiệm của doanh nghiệp giấy, địa phương sẽ có điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Công ty giấy Lee & Man đã đóng góp vào ngân sách tỉnh Hậu Giang hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng của địa phương, góp vào quỹ an sinh xã hội tỉnh, xây nhà tình thương, trường mẫu giáo, hỗ trợ học bổng cho các em học sinh… Lee & Man cũng giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và có hơn 1.100 nhân viên với hơn 95% là người Việt.

Cơ Hội Phát Triển Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Giấy - 2


Định Hướng Phát Triển Nhà Máy Giấy Tại Việt Nam

Ngành giấy Việt Nam thời gian qua đứng trước nhiều cơ hội mở rộng và phát triển hơn nữa. Đứng trước thời điểm này, các nhà máy giấy cần được quan tâm và hỗ trợ bởi chính sách ưu đãi trong nước.

Sự quan trọng của ngành giấy với nền kinh tế

Những ngành sản xuất nguyên liệu có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân và với sự phát triển của xã hội; bao gồm sản xuất bột giấy, giấy (bao gồm giấy và bìa giấy, giấy thủ công), gia công sản phẩm giấy liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, hóa chất, máy móc, điện tử, năng lượng, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác. 

Hiện ngành giấy Việt có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ngoại, tiêu biểu như công ty giấy Lee & Man. Lee & Man có nhà máy giấy tại Hậu Giang, sở hữu quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Tốc độ phát triển trung bình của ngành giấy hiện tại  khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động, với công suất mỗi dự án khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm (nhà máy giấy Lee & Man); một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án với công suất trên 1.000.000 tấn giấy bao bì/năm.  Sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2018.

Tuy nhiên các mặt hàng giấy bao bì cao cấp các nhà máy giấy trong nước vẫn chưa đủ công nghệ tiên tiến để sản xuất. Với những doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư lớn, được trang bị đầy đủ công nghệ cao, thiết bị tối tân như nhà máy Lee & Man làm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Hơn nữa, thị trường nguyên liệu giấy thu hồi (phế liệu) lệ thuộc nhiều vào tình hình và chính sách của Trung Quốc. Chính vì điều này, nhà nước cần coi công nghiệp sản xuất giấy và tái chế giấy là ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, do nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được (rừng trồng); sản phẩm sau sử dụng có thể tái chế 100%; các chất thải trong quá trình sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn,…) đều có thể được xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường… Đồng thời sớm ban hành Luật tái chế và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Định Hướng Phát Triển Nhà Máy Giấy Tại Việt Nam - 2


Nhà Máy Lee & Man Tăng Cường Sản Xuất Bao Bì Giấy

Đứng trước nhu cầu tiêu thụ bao bì giấy trong nước, nhà máy Lee & Man tăng cường các hoạt động sản xuất bên cạnh không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ.

Tiềm năng tăng trưởng cho ngành giấy

Các doanh nghiệp FDI có thế mạnh trong sản xuất bao bì giấy. Điển hình có thể kể đến như công ty giấy Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.

Thế mạnh của nhà máy giấy Lee & Man là sản xuất các loại giấy bao bì chất lượng cao như như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, có thể nói đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có khả năng sản xuất loại sản phẩm này.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì giấy ngày càng tăng, các nhà máy giấy có thế mạnh cần tập trung khai thác hết năng lực sản xuất hoặc có thể tính đến phương án nâng công suất. Mặt khác, trong Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18/11/2014 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, Bộ Công Thương đưa ra chỉ tiêu sản lượng giấy bao bì trong năm 2025 là 6,035 triệu tấn, gấp đôi so với năm 2019.

Công ty giấy Lee & Man từ khi đến thị trường Việt Nam, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Nhờ có sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp này là rất lớn. Nếu nâng công suất, Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy.

Ngoài ra, việc tăng năng lực sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

Nhà Máy Lee & Man Tăng Cường Sản Xuất Bao Bì Giấy - 2


Hành Trình Phát Triển Của Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tại Việt Nam

Nhà máy giấy Hậu Giang luôn đặt mục tiêu đầu tư công nghệ để phát triển bền vững cùng môi trường trong những năm hoạt động vừa qua. Hiện nay, nhà máy Lee & Man là nhà máy sản xuất giấy lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Tìm chìa khóa cho phát triển ngành giấy

Trong ngành giấy Việt Nam, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Sự xuất hiện của công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hàng triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất bao bì giấy từ nguyên liệu giấy tái chế. Hơn 95% nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải. Sử dụng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế giúp giảm được 74% lượng khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên chất. Nhờ vậy mà giảm đốn hạ hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỷ Kwh năng lượng điện trong quá trình sản xuất giấy.

Vào thời điểm nhà máy giấy Lee & Man thâm nhập thị trường Việt Nam, những bài học môi trường từ nhiều năm trước vẫn còn sức nóng. Do đó, câu chuyện môi trường và doanh nghiệp một lần nữa được đề cập khi Lee & Man xây dựng nhà máy giấy quy mô lớn, cần phải giải quyết những thách thức mà xã hội đề ra.

Cho đến nay, công trình xử lý nước thải nội khu tại nhà máy được đảm bảo bằng quy trình xử lý 4 bước và có nhiều cải tiến tích cực. Các trạm xử lý tập trung, trạm quan trắc nước thải, khí thải hoạt động tự động liên tục 24/24. Trong năm 2019, Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải. “Chúng tôi luôn thử nghiệm và thay đổi vật liệu nhằm tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong việc xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Dù chi phí đầu tư cao hơn nhưng chúng tôi sẵn sàng làm điều đó vì sự phát triển bền vững cho  các thế hệ tiếp theo.” – ông Patrick Chung, Tổng giám đốc Lee & Man Việt Nam nói.

Hành Trình Phát Triển Của Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tại Việt Nam - 2


Công Ty Giấy Lee & Man: Xuất Nhập Khẩu Giấy Bắt Đầu Hoạt Động Trở Lại

Sau thời gian đình trệ vì xảy ra một cuộc đại dịch bệnh tại Trung Quốc và trên thế giới, ngành công nghiệp cũng bắt đầu có sự tiến triển trở lại, nhất là ngành bao bì giấy mà tiêu biểu là công ty giấy Lee & Man.

Tăng giá thành nguyên liệu và sản phẩm

Theo một số báo cáo của Trung Quốc, dự báo sẽ thiếu hụt nghiêm trọng giấy thu hồi (RCP) làm nguyên liệu sản xuất bao bì giấy khi trong nước không được thu gom, các trạm ép đóng cửa và thiếu phương tiện vận chuyển do thiếu tài xế, cùng với việc khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh lây lan của chính phủ, trong khi hàng nhập khẩu cũng bị ứ đọng tại các cảng biển do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đồng thời, chi phí vận chuyển nội địa tăng cao hơn hai lần so với thời điểm trước nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các nhà máy giấy.

Nhà máy giấy Lee & Man có vốn đầu tư từ nước ngoài (thuộc tập đoàn Lee & Man), chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy sinh hoạt với số lượng lớn nhằm xuất khẩu. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của nhà máy giấy này, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.

Hienj này, giá nguyên liệu ở Trung Quốc đang tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, không có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản phẩm giấy. Tình trạng thiếu hụt giấy thành phẩm, đẩy giá cả lên cao tại thị trường Trung Quốc dự báo sẽ kéo dài, có thể tới tháng 06/2020.

Hơn nữa, nguồn giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu thêm chi phí khoảng 30 USD/tấn, do phải trả thêm phụ phí cao điểm dao động khoảng 250 USD/cont và phí trả container rỗng khoảng 500 USD/cont.

Đây cũng là cơ hội cho công ty giấy Lee & Man khi nhu cầu nhập khẩu giấy, đặc biệt là giấy bao bì của Trung Quốc sẽ tăng nhanh. Chưa kể tại Nhật Bản và Hàn Quốc, tình hình dịch bệnh chưa được khống chế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường giấy quốc tế, nhất là với các nước Asean trong đó có Việt Nam. Trong tuần qua, đã có nhiều đơn đặt hàng mua giấy xuất đi Trung Quốc với giá tăng thêm 20 – 30 USD/tấn so với giá trước tết.

Giá giấy có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 20 – 30 ngày tới, khi thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi sau dịch. Thời điểm mà cuộc khủng hoảng nguyên liệu ở Trung Quốc sẽ bộc lộ rõ nhất trong tháng 3 và dự kiến có thể kéo dài hơn nữa.

Công Ty Giấy Lee & Man: Xuất Nhập Khẩu Giấy Bắt Đầu Hoạt Động Trở Lại - 2


Quy Trình Sản Xuất Giấy Cần Theo Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn

Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) từ lâu đã phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển. Doanh nghiệp giấy cần nâng cao quy trình sản xuất giấy nhằm giảm phế thải, quản lý và tái tạo tài nguyên.

Xu hướng phát triển KTTH tại Việt Nam

KTTH là xu thế phát triển tất yếu, xuất hiện cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, lãng phí tài nguyên và khan hiếm nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải, việc hướng tới nền KTTH trong lĩnh vực công nghiệp gồm tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy… đang cần được ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, khả năng thu gom và tái sử dụng rác thải tại Việt Nam còn chưa được triển khai mạnh, nhất là khi chúng ta vẫn chưa thực hiện phân loại rác thải từ nguồn do thiếu công nghệ, nguồn lực cũng như ý thức người dân.

Theo TGĐ công ty giấy Lee & Man, không chỉ là một ngành sản xuất nguyên liệu có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân và sự phát triển của xã hội, ngành sản xuất bao bì giấy tái chế còn có sự phù hợp tự nhiên với mô hình KTTH. Các thách thức từ môi trường khiến doanh nghiệp giấy không ngừng cải thiện bộ máy vận hành và triết lý phát triển nếu muốn phát triển bền vững.Kim chỉ nam của chúng tôi là tận dụng tối đa “phế thải” từ đầu vào đến đầu ra. Doanh nghiệp giấy Lee & Man hiện sử dụng đến 95% nguyên liệu là giấy tái chế để sản xuất, giúp giảm thiểu áp lực cho môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác từ phần phế thải trong sản xuất. Chất thải rắn trong quá trình xử lý giấy phế liệu sẽ được tái chế, sản xuất các sản phẩm khác. Phần tro bụi từ chất thải không tái sử dụng sẽ được các công ty thu mua để sản xuất xi măng hoặc gạch không nung. Công ty cũng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải, khí thải tiên tiến để chất lượng nước thải, khí thải luôn được kiểm soát trước để bảo vệ môi trường.

Quy Trình Sản Xuất Giấy Cần Theo Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn - 2

Cần Khuyến Khích Phát Triển Nhà Máy Sản Xuất Giấy

Ngành giấy nói chung và nhà máy sản xuất giấy nói riêng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy và phát triển kinh tế. Ngành giấy có những đặc thù riêng mang đến lợi ích khi được đầu tư đúng mức.

Phát triển kinh tế tuần hoàn

Theo lý thuyết kinh tế tuần hoàn, kết thúc vòng đời của vật liệu được thay bằng khái niệm khôi phục chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và tiến tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.

Mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng giúp giảm thải, thúc đẩy tái sử dụng tài nguyên góp phần giải quyết các vấn đề về khăn hiếm và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nên kinh tế.

Công ty giấy Lee & Man là doanh nghiệp nước ngoài 100%, có quy mô lớn được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhất tại ĐBSCL. Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man nhiều năm qua đóng góp không ít ngân sách cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nhiều việc làm cho lao động.

Nhà máy Lee & Man sử dụng nguyên liệu giấy tái chế với công nghệ tiên tiến, quy trình xử lý khép kín giảm thiểu tối đa tác động môi trường xung quanh.

2 nguyên liệu được dùng trong sản xuất giấy là bột giấy nguyên chất và giấy thu hồi hay còn gọi là “giấy tái chế”. Dùng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế giúp tiết giảm được nhiều khâu, tiết kiệm nhiên liệu. 

Với sự phát triển này, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết luôn định hướng xây dựng Ngành theo mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp, đặc biệt xem giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng.

Hiện các doanh nghiệp ngành Giấy chú trọng áp dụng nhiều giải pháp, công nghệ mới, nhằm sản xuất sạch hơn, mang lại lợi ích lớn về môi trường do tiết giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Điển hình, nước sản xuất đang được áp dụng theo hướng tuần hoàn tái sử dụng, các công nghệ mới giảm điện năng và dùng điện năng lượng mặt trời, hóa chất được cắt giảm…


Cần Khuyến Khích Phát Triển Nhà Máy Sản Xuất Giấy - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Ngành Giấy Bị Ảnh Hưởng Gì Mùa Đại Dịch?

Dịch bệnh khiến cho nhiều nền kinh tế trên thế giới chững lại, nhất là ở Trung Quốc. Là quốc gia có nhiều mối giao thương với Trung Quốc, ngành giấy nói chung và công ty giấy Lee & Man chịu những ảnh hưởng nào?

Dự báo nhu cầu giấy sau mùa dịch

Theo như phân bố địa lý thì hầu hết các các nhà máy giấy lớn của Trung Quốc cách Vũ Hán từ 600 – 1.000km, nên nhiều khả năng sẽ được cho phép sản xuất trở lại sớm sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Tuy nhiên, do Vũ Hán ở vị trí trung tâm của Trung Quốc và được coi là “Lá phổi công nghiệp” của Trung Quốc, nên nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện trong 7-14 ngày tới thì khả năng rất cao các nhà máy giấy phải tiếp tục đóng cửa và ngành công nghiệp giấy Trung Quốc có thể đối mặt với các vấn nạn sau đây:

Làn sóng công nhân viên quay lại nhà máy có thể bị trì hoãn hoặc tạm ngưng chưa rõ thời hạn;

Doanh nghiệp giấy phải đối mặt với những thách thức lớn trong phòng ngừa dịch bệnh và kiểm soát an ninh;

Sau khi công việc bắt đầu, có thể đối mặt với tình huống như nhà máy giấy thiếu hụt giấy nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, cùng những hạn chế về năng lực và hiệu quả của dịch vụ hậu cần;

Nhu cầu giấy sản xuất bao bì sau dịch bệnh có thể tăng mạnh và giá cả sẽ tăng cùng với giá nguyên liệu tăng do thiếu hụt;

Nhu cầu về các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt có thể tăng mạnh, trong khi nhu cầu về giấy văn phòng có thể sẽ giảm;

Nhà máy Lee & Man có vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng quy mô lớn chuyên sản xuất giấy bao bì và giấy sinh hoạt bằng các công nghệ đạt chuẩn tiên tiến nhất. Nhà máy giấy Lee & Man mỗi năm cung ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu với sản lượng lớn.

Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu giấy (chủ yếu là giấy bao bì lớp sóng và lớp mặt thông thường) sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn, chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu, nên trong bối cảnh xuất khẩu đi Trung Quốc giảm mạnh, Lee & Man Việt Nam cần có các bài toán phù hợp, giảm lượng tồn kho.

Về nhập khẩu giấy, theo số liệu tổng kết năm 2019, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26. Các dòng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol… Cùng với các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Công Ty Giấy Lee & Man: Ngành Giấy Bị Ảnh Hưởng Gì Mùa Đại Dịch? - 2


Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?

Ngành giấy là ngành tiêu dùng thứ yếu của con người. Tuy nhiên, nó cũng đem lại những tác động lớn đến môi trường sống, thiên nhiên. Đứng trước thực trạng này, nhà máy giấy Hậu Giang nên làm thế nào?

Công nghệ cao giảm ô nhiễm

Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Khắc Kinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, ngành giấy được xếp vào nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao vì lượng nước thải ra rất lớn. Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 m3 đến 450 m3. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và lò hơi. Lượng nước đưa vào sử dụng sau đó đều trở thành nước thải chứa nhiều tạp chất và hóa chất độc hại cho môi trường. 

Hiện nay các cơ sở sản xuất giấy đã sử dụng công nghệ hiện đại nên nhiều người đã thay đổi cách nhìn, không phải cứ ngành giấy là gây ô nhiễm hoặc không phải cơ sở, nhà máy sản xuất bao bì giấy nào cũng gây ô nhiễm.

Công ty giấy Lee & Man có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, là nhà máy giấy Hậu Giang có quy mô lớn với hơn 1000 nhân viên. Với công nghệ sản xuất mới, tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất theo đó cũng được kiểm soát.

Theo tiến sĩ, cơ quan chức năng cần phải làm tốt khâu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ngay từ khi phê duyệt dự án. Khâu này rất quan trọng, vì có dự báo tốt tác động môi trường thì hoàn toàn có thể yên tâm với nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm này.

“Khi dự án định đầu tư vào khu vực nào đó thì cần phải đánh giá tác động môi trường hay còn gọi là dự báo tác động môi trường cho dự án. ĐTM sẽ đánh giá cơ sở này sử dụng công nghệ như nào, nguyên liệu đầu vào, nguồn nước thải, khí thải ra như nào. Từ đó sẽ phân tích nếu đạt mới cấp ĐTM” – tiến sĩ Kinh nói.

Ngoài ra, tiến sĩ phân tích thêm, một khâu quan trọng của ĐTM đó là phải đánh giá xem môi trường tiếp nhận (sông, suối, mương,…) nguồn nước thải có còn sức chịu tải không? Nghĩa là, nguồn nước thải công nghiệp thải ra môi trường tiếp nhận dù có đạt theo quy chuẩn 40/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì vẫn là nước thải, không thể đem đi xử lý để làm nước sinh hoạt được. Công ty giấy Lee & Man trong nhiều năm qua luôn đặt mục tiêu kiểm soát tác động tới môi trường lên hàng đầu với quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Nhà máy Lee & Man không chỉ đóng góp phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần phát triển ngành bao bì giấy trong nước nói chung.

Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào? - 2

Nhà Máy Lee & Man Với Công Tác Xử Lý Nước Thải Bảo Đảm

Với quan điểm, công ty giấy Lee & Man rất chú trọng bảo vệ môi trường. Đại diện Nhà máy Lee & Man cho biết, Công ty TNHH Giấy Lee & Man đã đầu tư hơn 300 triệu USD cho dây chuyền sản xuất bao bì giấy cao cấp từ nguyên liệu sản xuất giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm và các công trình phụ trợ. 

Luôn chú trọng bảo vệ môi trường

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học … Cụ thể, trong năm 2018, nhà máy Lee & Man đã dành khoảng 300,000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 1 triệu USD dành cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy.

Trong năm nay, nhà máy giấy Hậu Giang tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn, nhằm làm giảm lượng bùn thải tạo ra trong quá trình xử lý thải.  

Với chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng nhà máy. Cụ thể, nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ những nhà cung cấp thiết bị sản xuất giấy hàng đầu như Cộng hòa Áo, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức… Cùng với hệ thống xử lý thải đạt chuẩn, mức độ tự động hoá cao của nhà máy cũng cho phép Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp trong ngành sản xuất giấy bao bì, góp phần bảo vệ môi trường.

Sau hơn 1 năm đi vào sản xuất, công ty đạt sản lượng  439.000 tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu hơn 2.846 tỉ đồng. Hiện công ty có hơn 1.000 nhân viên, trong đó có 90% nhân viên là người Hậu Giang.Ngoài ra, Công ty giấy Lee & Man đã hoàn thành đầy đủ các hồ sơ giấy phép cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các hồ sơ thủ tục quy định về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang. Cũng theo phía đại diện Nhà máy giấy Lee & Man, trong thời gian qua, Nhà máy đã đón hơn 100 đoàn công tác từ các cơ quan chức năng của Việt Nam đến kiểm tra, giám sát…

Nhà Máy Lee & Man Với Công Tác Xử Lý Nước Thải Bảo Đảm - 2