Tác động của dịch bệnh với doanh nghiệp giấy

Doanh nghiệp giấy thời gian qua chịu không ít ảnh hưởng từ dịch bệnh, cụ thể nhưng tạm ngừng hoạt động, khan hiếm nguyên liệu, khó vận chuyển…

Nhiều biến động rõ rệt

Năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đóng góp 19.5% GDP thế giới (tính theo sức mua tương đương (PPP)), so với Mỹ chỉ chiếm khoảng 15% tổng GPD thế giới. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của kinh tế Trung Quốc như thế nào khi có dịch bệnh xảy ra.

Trong năm 2019 vừa qua, ngành bao bì giấy xuất khẩu giấy sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn, chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu. Lúc này khi phải hạn chế xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các bài toán phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tồn kho.

Công ty giấy Lee & Man thuộc tập đoàn Lee & Man có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại nhà máy Lee & Man này có quy mô hơn 1000 nhân viên, sản xuất các loại giấy bao bì, giấy sinh hoạt hàng ngày với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Về nhập khẩu giấy, theo số liệu tổng kết năm 2019, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26. Các dòng hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol… Chưa kể vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà hiện nay vẫn đang phải nhập khẩu với lượng lớn từ Trung Quốc.

Với tình hình này, không chỉ công ty Lee & Man mà các nhà máy giấy trong nước nói chung cần bình tĩnh theo sát tình hình dịch bệnh để có sự thích ứng và chuẩn bị kịp thời, nhanh chóng có các giải pháp thích hợp để vượt qua giai đoạn khó khăn, do dự báo dịch bệnh có thể còn kéo dài.

Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể chủ động tìm và đa dạng hóa nguồn cung ứng vật tư, thiết bị (mền xeo, bạt sấy, phụ tùng,…), chuyên gia và các sản phẩm giấy Couche, Bristol, Ivory, Duplex…  từ các thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất và tránh bị lệ thuộc, bị động trong tương lai; đánh giá đúng nhu cầu xuất khẩu giấy bao bì và hàng hóa (chủ yếu là nông, hải sản) đi Trung Quốc để đảm bảo an toàn trong thanh khoản và hạn chế lượng tồn kho.

Tác động của dịch bệnh với doanh nghiệp giấy - 2

Doanh Nghiệp Giấy Và Nhu Cầu Tiêu Thụ Của Thị Trường

Không như bao bì nhựa hay bao bì phức hợp, nửa đầu năm 2020 là khoảng thời gian đầy khó khăn và cam go đối với các doanh nghiệp giấy bao bì nội địa và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với cái nhìn khách quan thì không vì đại dịch Covid-19 mà ngành giấy chững lại mãi mãi.

Nhu cầu bao bì giấy tăng nhanh như thế nào?

Xu hướng gia tăng trong lĩnh vực bao bì vận chuyển ở Trung Quốc kết hợp với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng đang dẫn đến nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày càng cao trong nhiều năm qua. Cùng với đó đã kéo theo nhu cầu tái chế giấy cũng tăng lên đáng kể. Song song, thị trường bao bì container (bao bì đóng các thùng hàng vận chuyển trên xe container) cũng được đánh giá là thị trường lớn nhất cho bao bì giấy tái chế. Khoảng 30% giấy và thùng carton offset được thu hồi ở Mỹ được sử dụng để sản xuất bao bì container, đây cũng là vật liệu được sử dụng để sản xuất bao bì giấy gợn sóng.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy, nhu cầu giấy trong 10 năm tới dự báo trên 10%, đặc biệt giấy bao bì trên 15%/năm, nhu cầu đến năm 2025 riêng giấy bao bì là trên 10 triệu tấn. Công ty giấy Lee & Man tự hào là một trong những doanh nghiệp đón đầu được xu hướng này. Đánh giá về năng lực sản xuất, Lee & Man có thị phần trong nước khoảng 4% và là 1 trong 5 nhà sản xuất giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Một điểm nổi bật nữa của công ty Lee & Man chính là việc doanh nghiệp giấy này đã đầu tư nguồn vốn lớn vào nhà máy Lee & Man của mình tại tỉnh Hậu Giang. Việc nhà máy này sẽ đi vào hoạt động kể từ đầu năm 2019 giúp tăng công suất sản xuất giấy làm bao bì (giấy kraft) là một bước đi rất đúng so với xu hướng thị trường trong nước, đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp phía Nam.

Ngoài ra, việc định hướng mở rộng công suất cũng là xu hướng chung của doanh nghiệp ngành giấy. Vào những tháng vừa qua, các doanh nghiệp giấy nước ngoài tại Việt Nam cũng liên tục mở rộng năng lực sản xuất trong thời gian qua, chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc nhằm giải quyết nhu cầu ngày một tăng lên từ Trung Quốc và thế giới. 

Doanh Nghiệp Giấy Và Nhu Cầu Tiêu Thụ Của Thị Trường - 2

Công Ty Lee & Man Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh

Hiện nay, mức tiêu thụ giấy của Việt Nam đã và đang tăng nhanh hơn so với năng lực sản xuất trong nước. Đến đầu năm 2020, nhu cầu tiêu thụ dành cho thị trường trong nước của giấy bao bì được dự tính ở vào mức 3,6 – 4 triệu tấn/năm. Do đó, với sự phát triển của ngành giấy bao bì công nghiệp, các doanh nghiệp giấy nội địa như công ty Lee & Man cũng có cơ hội đồng hành phát triển.

Kinh nghiệm thực tiễn

Nhìn nhận từ thực tế cho thấy, trong khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia sở hữu rừng vàng, biển bạc nhưng doanh nghiệp giấy Việt Nam luôn bị lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại. Nhiều năm qua, toàn ngành giấy đã phải nhập khẩu trên 130.000 tấn bột giấy để phục vụ việc sản xuất, điều này đã gây ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành..

Tuy nhiên, chúng ta lại tìm thấy cơ hội khác khi nhận thấy được sức bật lớn từ nền kinh tế địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Công ty giấy Lee & Man nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy sản xuất tại Hậu Giang. Ước tính đây là một trong những nhà máy giấy có quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đồng thời là một trong ba nhà máy sản xuất giấy có công suất lớn nhất nước, đạt đến công suất khoảng 420.000 tấn/ năm. Nhà máy Lee & Man này sản xuất và cung cấp giấy bao bì chất lượng cao – là loại giấy chiếm tỷ trọng tiêu dùng cao nhất hiện nay. Có thể thấy rõ được sự thành công trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2020, bằng việc Lee & Man đã mở rộng sản xuất, một hướng đi được cho là phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của ngành bao bì giấy đang ngày một tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, trong năm 2020, ngành bao bì giấy nội địa đang có nhiều cơ hội phát triển nhờ sự gia tăng nhu cầu sử dụng phục vụ đóng gói xuất khẩu. Và đứng trước nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường,cũng như việc mở rộng sản xuất thì lãnh đạo của doanh nghiệp giấy Lee & Man cần thiết lập chuỗi kế hoạch phát triển mới, hướng tới những bước tiến lâu dài của tương lai. 

Công Ty Lee & Man Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh - 2

Lee & Man – Hướng Đến Thập Kỷ Mới Của Ngành Bao Bì Việt Nam

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển đa dạng về mọi lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển đó chính là nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược mỹ phẩm đang tăng cao. Đây thực sự là cơ hội lớn cho ngành in bao bì và các doanh nghiệp như Lee & Man, … tận dụng để phát triển. 

Mở rộng quy mô sản xuất

Hiện công ty giấy Lee & Man Việt Nam có nhà máy sản xuất trực tiếp thùng carton, màng xốp lỳ bọc hàng,.. được xem là có quy mô lớn nhất Việt Nam với diện tích 830.000 m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhà máy Lee & Man được trang bị hệ thống máy móc nhập khẩu, quy trình sản xuất chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng, uy tín và có giá thành tốt nhất cho khách hàng. Nhà máy này sở hữu một dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất ước tính vào khoảng 420.000 tấn sản lượng/năm với mức độ tự động hoá cao, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức thấp nhất. Mặt khác, để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ hoạt động sản xuất, công ty Lee & Man đã đầu tư rất lớn cho khâu xử lý chất thải.

Đổi thay bao bì, cải tiến quy cách đóng gói cũng được đánh giá là những cuộc đua không hồi kết, là sự sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi những cơ sở kinh doanh đóng gói, bao bì của Việt Nam cũng phải lớn mạnh và phát triển triển không ngừng. Các triển lãm về bao bì diễn ra thường xuyên cũng là cách để các doanh nghiệp giấy Việt trưng bày sản phẩm, giao lưu, học hỏi kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất bao bì hiện đại.

Đây là những dự đoán cũng như những chính sách, hướng đi, để đẩy mạnh ngành bao bì giấy trong nước nói chung và Lee & Man nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn vào năm 2020. Dù phía trước còn nhiều thách thức, nhưng cũng có những điều kiện thuận lợi để tin tưởng rằng bao bì giấy Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Lee & Man - Hướng Đến Thập Kỷ Mới Của Ngành Bao Bì Việt Nam - 2

Lee & Man Và Những Biến Động Đại Dịch Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tình hình xã hội, kinh tế. Tất cả các ngành nghề kinh doanh đều chịu ảnh hưởng do dịch bệnh, một trong số đó phải kể đến ngành giấy bao bì. Ở thời điểm hiện tại, đây được xem là một thách thức lớn, đòi hỏi những doanh nghiệp giấy như Lee & Man Việt Nam phải nhanh chóng đề ra các phương hướng khắc phục. 

Bài toán duy trì sản xuất

Thị trường xuất nhập khẩu giữa các nước bị hạn chế, thậm chí là đóng cửa để tránh lây lan bệnh không thể kiểm soát. Ngành in ấn, bao bì tại Việt Nam nói chung và công ty Lee & Man nói riêng cũng không tránh khỏi tình trạng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu giấy bị khan hiếm, dẫn đến giá thành được đẩy lên cao. Ngoài ra, vấn đề khan hiếm nguồn nguyên liệu, tình hình đóng cửa biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng làm hàng hóa lưu thông khó khăn hơn. 

Đối với ngành in ấn, một số doanh nghiệp giấy nội địa còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc thì cần tìm các thị trường mới đảm bảo chất lượng khác. Đồng thời, có thể chuyển dịch sang các loại giấy không nhập khẩu quá nhiều và bị ảnh hưởng từ quốc gia này. Các quốc gia láng giềng như Indonesia, Thái Lan và thị trường tiềm năng Nhật Bản không xuất khẩu được vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ hướng sang thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Nếu biết tận dụng đây sẽ là những nguồn nguyên liệu mới để các doanh nghiệp như công ty giấy Lee & Man có thể tận dụng để sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, đây cũng sẽ là cơ hội cho nhà máy Lee & Man tại Hậu Giang sẽ phải tự gia tăng khả năng sản xuất của mình về cả chất lượng và số lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Giấy là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất trong in ấn, mọi sự thay đổi dù là nhỏ của giá giấy đều sẽ ảnh hưởng đến ngành in ấn, bao bì và khách hàng sử dụng sản phẩm cuối. 

Lee & Man Và Những Biến Động Đại Dịch Covid-19 - 2

Nhà Máy Lee & Man: Phát Triển Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế

Nhà máy Lee & Man được xem là một trường hợp tiêu biểu trong hội nhập ngành giấy, chứng tỏ sức hút của thị trường giấy Việt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập

Một trong số những mục tiêu của cạnh tranh chính là sự phát triển bền vững. Đây là xu hướng toàn cầu và ngày càng được các doanh nghiệp giấy lớn trong ngành, đặc biệt là Lee & Man Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ. Dựa vào thống kê của một tập đoàn FMCG đa quốc gia, có đến 54% người tiêu dùng mong muốn mua, sử dụng các thương hiệu bền vững và 1/3 trong số họ đã làm điều này. Chính vì thói quen tiêu dùng này, chúng dần tác động đến các doanh nghiệp, giúp cho một số công ty Lee & Man thực thi được các mục tiêu phát triển bền vững, nhằm mang đến sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn an toàn, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các giá trị sản phẩm có chất lượng lâu dài về kinh tế, môi trường và xã hội. 

Điều tiên quyết kế tiếp đến từ sự thay đổi tích cực của bộ máy quản lý sản xuất. Khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, nhu cầu thị trường ngày càng tăng, các ngành sản xuất cần điều chỉnh để thích ứng với sự tăng trưởng. Vì vậy, doanh nghiệp giấy Lee & Man nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu cần thiết. Cùng với những doanh nghiệp giấy tiềm năng khác, Lee & Man được đánh giá có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Được biết, nhà máy Lee & Man đặt tại Hậu Giang sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất đạt đến 420.000 tấn/năm với mức độ tự động hoá cao, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ điện nước ở mức tương đối thấp. Nếu chỉ xét riêng trong năm 2019, công ty giấy Lee & Man đã nhập đợt máy mới trị giá lên đến khoảng 20 tỷ đồng, trong đó đã dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xả thải.

Tuy vậy, để nhìn nhận và đánh giá về tham vọng hội nhập với thị trường thế giới là cả một câu chuyện dài, cần được xây dựng những kế hoạch cụ thể với từng thời điểm. Nhưng có thể thấy việc Lee & Man đang ngày càng mở rộng quy mô, củng cố giá trị hiệu thương sẽ là tín hiệu tích cực cho thấy việc kinh doanh hiệu quả và khả năng gắn bó lâu dài của doanh nghiệp này.

Nhà Máy Lee & Man: Phát Triển Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế - 2
Traction transformer factory in South Africa

Công Ty Lee & Man: Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Giấy Bao Bì

Trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp 4.0, Công ty Lee & Man đã có những bước đi vững chắc nhằm thay đổi cơ cấu công nghệ của bộ máy sản xuất. Từ đó từng bước dần khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành giấy bao bì tại thị trường Việt Nam.

Những ưu điểm vượt trội

Giấy bao bì hiện là sản phẩm giấy chính tại Việt Nam, chiếm gần 80% tổng tiêu thụ toàn ngành. Theo công ty giấy Lee & Man, trong sản xuất giấy nói chung, giấy bao bì công nghiệp nói riêng, để tạo cho một sản phẩm giấy có tính chống thấm nước, không bị nhòe khi gặp mực in gốc nước, thì trong quá trình thực hiện việc in ấn các nhà sản xuất phải sử dụng một số hóa chất có tính màng chống thấm nước trong quá trình gia keo. Nhà máy Lee & Man trực thuộc tập đoàn Lee & Man chuyên sản xuất các loại giấy bao bì, được đầu tư công nghệ hiện đại giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tại đây có hai phương pháp gia keo phổ biến hiện nay là gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, phương pháp gia keo bề mặt được ứng dụng nhiều hơn cả, bởi những ưu điểm vượt trội so với gia keo nội bộ. Theo đó, các sản phẩm keo chống thấm thế hệ mới (keo chống thấm bề mặt) đã được nghiên cứu, sử dụng kết hợp với dung dịch tinh bột trong quá trình gia keo bề mặt cho giấy. Ngoài ra, còn góp phần cải thiện, ổn định chất lượng giấy như hạn chế sự hồi ẩm của giấy, ổn định độ bền của giấy trong điều kiện khí hậu dễ gây ẩm mốc ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại của Lee & Man cho phép doanh nghiệp giấy này sản xuất sản phẩm có bề mặt láng mịn, độ đồng đều 3 lớp cao, giúp bao bì có thể in ấn những hình ảnh sắc nét, nhiều màu sắc, chi tiết, góp phần giảm chi phí mực in xuống tới 50%. Mặt khác, so với các sản phẩm giấy trong nước, giấy bao bì của Lee & Man có độ chống thấm rất cao.

Nhìn chung, Lee & Man cũng như các doanh nghiệp giấy bao bì có đủ tiềm lực sẽ có hướng đầu tư đúng đắn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm giấy Việt.

Công Ty Lee & Man: Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Giấy Bao Bì - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Tái Chế Tăng Trưởng Mạnh

Là đơn vị chuyên sản xuất giấy tái chế thân thiện môi trường, công ty giấy Lee & Man cho rằng với những ưu điểm riêng, giấy Kraft sẽ càng phổ biến hơn nữa.

Tái chế – chìa khóa bảo vệ môi trường hiện nay

Tài nguyên rừng, nước và không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình trạng này, xu hướng tái chế được xem là giải pháp thông minh mang lại hiệu quả cao cho môi trường xung quanh. Hiện nhà máy Lee & Man là nhà máy sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu tái chế, sản phẩm không sử dụng hóa chất độc hại cho sức khỏe.

Lee & Man cho biết, hiện nay ở nhiều nước phát triển đều có những chính sách sử dụng túi giấy kraft thay thế cho túi nilon, túi nhựa, túi vải mà bởi những lý do như:

– Do được làm từ giấy tái chế nên dễ dàng phân hủy trong môi trường kết hợp với việc có thể tái sử dụng nhiều lần, do đó hạn chế được lượng khí thải ra môi trường, giảm ô nhiễm không khí.

– Việc sử dụng túi giấy môi trường và tái chế nhiều lần giúp cho nhu cầu sử dụng giấy ít hơn nên bảo tồn rừng tự nhiên tốt và không xảy ra tình trạng chặt phá rừng tràn lan.

– Ngược lại với các loại túi nhựa, túi nilon, sử dụng mẫu in túi giấy tái chế giúp giảm lượng khí thải CO2, giảm chất thải rắn, giảm nước thải và cải thiện chất lượng nước giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ngoài các ưu điểm cho môi trường, sử dụng túi giấy kraft còn có những tiện ích trong việc bảo quản, đóng gói sản phẩm trong kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày như:

– Đặc tính tốt như dẻo dai, chịu lực đảm bảo hàng hóa không hư hỏng khi vận chuyển.

– Là công cụ truyền thông, marketing mang lại hiệu quả cao, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng.

– Do đây là loại giấy tái chế và có thể sử dụng được nhiều lần nên giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc in ấn bao bì. 

Công ty Lee & Man chuyên sản xuất giấy có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là doanh nghiệp giấy chuyên sản xuất các loại giấy với công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng, đóng góp cho sự phát triển ngành bao bì giấy tại Việt Nam.

Công Ty Giấy Lee & Man: Giấy Tái Chế Tăng Trưởng Mạnh - 2

CÔNG TY GIẤY LEE & MAN – CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp 4.0, Công ty giấy Lee & Man đã có những bước đi vững chắc nhằm thay đổi cơ cấu công nghệ của bộ máy sản xuất. Từ đó từng bước dần khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành giấy Việt Nam.

Thay đổi để hoàn thiện tương lai

Công nghệ lạc hậu là vấn đề cốt lõi cần thay đổi để phát triển tại Lee & Man cũng như các doanh nghiệp giấy khác tại Việt Nam nhiều năm qua. Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp của ngành tuy đông nhưng có đầu tư trong khoa học – kĩ thuật chưa hợp lý dẫn đến việc lãng phí nhiều tiềm năng kinh tế về lâu dài.

Bên cạnh đó cần loại bỏ những yếu tố không cần thiết, tập trung phát triển nhóm sản phẩm chính của công ty như: giấy lớp mặt (Testliner, Krafliner) và giấy lớp sóng (Medium), dùng để sản xuất thùng carton sóng, … Đây chính là xu hướng sản phẩm đáp ứng được gần 85% nhu cầu tiêu thụ tại nội địa. Nếu chỉ nhìn nhận về tiềm lực, thì công ty Lee & Man có lợi thế hơn với nguồn vốn lớn, cùng sự đầu tư công nghệ hiện đại, năng suất cao, … ước tính sản lượng trung bình trên 400.000 tấn/năm như Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm). Do vậy, việc chỉ đẩy mạnh sản xuất nhóm sản phẩm chủ lực giúp cho công ty thu về khoản lợi nhuận tương đối lớn.

Nhà máy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang cũng là một trong những cơ sở có thể sản xuất loại giấy Whitetopliner với sản lượng trung bình hơn 100.000 tấn/năm, chiếm gần 25% tổng sản lượng giấy bao bì của toàn nhà máy. 
Ngoài ra, doanh nghiệp đã nỗ lực chủ động thiết kế những chương trình đào tạo để phát triển được nguồn nhân lực tiềm năng và chất lượng trong tương lai. Cụ thể, Lee & Man đã phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực và Đại học Nông lâm TP.HCM… để mở các lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy từ khắp địa phương và hỗ trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho sinh viên tham dự. Những thông số cụ thể ấn tượng này giúp cho người tiêu dùng và khách hàng đối tác có được cái nhìn cụ thể về câu chuyện nỗ lực thay đổi trong từng bước đi nhỏ của doanh nghiệp giấy Lee & Man.

CÔNG TY GIẤY LEE & MAN - CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - 2

Nhà Máy Lee & Man: Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Doanh Nghiệp Giấy

Ngành giấy vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp như nhà máy Lee & Man để thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh.

Tốc độ phát triển của ngành giấy

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã đề xuất và được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp giấy và đề xuất định hướng phát triển trong giai đoạn tới”. Đây là đề tài thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì. TS. Cao Văn Sơn – Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô làm chủ nhiệm.

Tại Việt Nam, ngành giấy có tốc độ phát triển khá cao, trên 10%/năm. Đặc biệt là năm 2018, ngành giấy Việt Nam thiết lập mức tăng trưởng cao nhất khi tiêu dùng các sản phẩm giấy đạt sản lượng 4,946 triệu tấn (tăng trưởng 16%); sản xuất đạt sản lượng 3,674 triệu tấn (tăng trưởng 31%); xuất khẩu đạt sản lượng 809.250 tấn (tăng trưởng 63%); nhập khẩu đạt 2081 tấn (tăng trưởng 6%) so với năm 2017. Trong đó, các công ty giấy quy mô lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI như công ty giấy Lee & Man.

Một thực tế là, mặc dù số lượng doanh nghiệp giấy nhiều nhưng phần lớn là doanh nghiệp có công suất vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế nên việc áp dụng công nghệ cao cho ngành công nghiệp giấy trong nước gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp trong nước, nhất là khi có sự xuất hiện của các nhà máy có vốn đầu tư FDI như công ty Lee & Man

Theo TS. Cao Văn Sơn, khó khăn lớn nhất đối với việc ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường vào trogn ngành giấy ở nước ta chính là chi phí đầu tư quá lớn. Trong khi đó, việc vay vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp giấy là rất khó khăn do đây không phải là ngành được ưu tiên phát triển. Chưa kể, nguồn nhân lực có trình độ, có khả năng tiếp nhận, triển khai các công nghệ – thiết bị mới, công nghệ hiện đại còn rất thiếu, đặc biệt là đội ngũ chuyên ngành giấy, bột giấy.

Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách, đặc biệt là hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường còn hạn chế, khó tiếp cận. Trong khi đó, những doanh nghiệp nước ngoài như công ty Lee & Man có lợi thế mạnh là nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. 

Nhà Máy Lee & Man: Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Doanh Nghiệp Giấy - 2